Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Bạn có cần phải “nhúng” con mình vào đại dương của thông tin và điện toán?

Cali Today News - Thường thì bây giờ cha mẹ hay có nỗi lo là không hiểu ‘con mình có lên Mạng hay chơi games nhiều quá hay không’ hay chi tiết hơn có khi là ‘nó có bị ‘cyberbullied’ (ăn hiếp trên Mạng) không, có vào trang nào không thích hợp với tuổi nó không hay nguy hơn là có bị một tay ‘sex predator’ nào dụ dỗ không.
Dalton Conley, một nhà sinh học xã hội (sociobiologist), có những mối lo còn cụ thể hơn chúng ta nhiều. Ông cho biết khoa học ngày càng có bằng chứng cho thấy trẻ con nào cứ ‘bấm bấm lia lịa’ bây giờ, có thể sẽ …biến thành các sinh vật lạ sau này, khác với cha mẹ!

Trong lúc chờ cho cha mẹ bớt giật thót mình vì câu kết luận kinh hoàng đó, Conley đưa ra một thông tin khủng khiếp: Viện Kaiser Family Foundation báo cáo trong năm 2010, trung bình từ lứa tuổi 8 dến 18, một em học sinh Mỹ đã bỏ ra mỗi ngày tới 7 giờ 38 phút cho cái gọi là ‘entertainnent media’ (tất cả các hình thức giải trí bằng điện và điện tử)
Vì có nhiều đứa còn làm ‘nhiều trò’ một lúc (multi- tasking) như vừa xem TV vừa texting, nếu cộng lại từng hoạt động thì nhiều đứa thật ra đã bỏ ra gần 11 giờ hàng ngày để ‘được hòa mạng’ (to be wired) và giáo sư Conley rầu rỉ là ‘như thế não bộ của nó chắc chắn biến dạng’
Nhiều nhà nghiên cứu đã nói về hội chứng gọi là ‘continous partial attention’ (chú ý một cách lơ mơ) do phải liên tục …hòa mạng và gõ gõ bấm bấm như thế suốt ngày. Hậu quả là khi làm bài test cần sự chú ý tập trung cao để làm bài, các ‘kiện tướng Internet’ đã có điểm thua xa các bạn ít đụng tới games hay Net hơn!Conley cho hay trong não có hai vận động, một là sự tập trung suy nghĩ và hai là ‘reactive attention’, tức dạng phản ứng tự nhiên của não khi có kích thích bên ngoài. Chúng ta cần cả hai để sống còn, từ thời thượng cổ phải đánh nhau với báo răng kiếm hay băng ngang qua đường đầy xe cộ ở thế kỷ 21.
Thế giới chằng chịt media đủ loại của thế kỷ 21 khiến cái reactive attention phát triển mạnh hơn, khiến não bộ của con trẻ được kích thích khác với não bộ cha anh chúng. Anthony Wagner, giáo sư Stanford, cho hay: “Mỗi lần có một message hay text, dopamine lại được tiết ra trong não, hậu quả là chúng ta cứ trông chờ các kích thích từ bên ngoài và không biết tập trung chú ý là cái gì”Các tương phản liên tục ảnh hưởng không những đến khả năng lĩnh hội trong học tập của trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng đến cách thức não của chúng hấp thu tin tức mới ra sao.
Năm 2006 các nhà khoa học của UCLA đã chứng tỏ những trẻ em ‘multi-taskers’ và những đứa biết tập trung chú ý đã triển khai những phần khác nhau trong não bộ khi cùng học một môn, thí dụ như môn toán cần có suy nghĩ trừu tượng nhiều.
Trong lúc các em học sinh biết tập trung triển khai phần hippocampus là phần thu nhận trí nhớ theo kiểu có suy nghĩ thì các ‘multi-taskers’ lại triển khai phần thùy striatum, vốn là bộ phận của não chỉ hoạt động như môt thói quen của trí nhớ, chứ không hề có sáng tạo.
Hậu quả là sau này, các nhà khoa học cho là các em ‘multi-taskers’chỉ làm giỏi công việc của một người làm assembly lương thấp, còn các em kia mới chiếm các vị trí kỹ sư đầu ngành hay nhà khoa học lương cao vì biết suy nghĩ giải quyết một vấn đề hóc búa nào đó.Vì thế có nhiều nhà chuyên môn khuyên cha mẹ để ý đừng cho con cái một mình trong phòng sau giờ học, hãy để nó vui chơi ngoài sân với bạn bè hay chơi đùa với chị em trong nhà, vì những lúc đó, nó mới thoát khỏi ‘móng vuốt’ của thế giới multi-media, vốn có khả năng làm tê liệt trí sáng tạo và khiến nó học dốt…toán sau này!Hồng Quang theo tuần báo Time

Không có nhận xét nào: