Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Đừng để dân “Tức nước vỡ bờ”

Khánh An, Phóng viên RFA, Bangkok
clip_image001 
Bà mẹ 90 tuổi khóc người con bị trung tá công an đánh chết. Source Nuvuongconly
 
Ngày hôm qua, nhiều người dân Hà Nội đã đến thăm gia đình ông Trịnh Xuân Tùng, người bị Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gây chấn thương cổ và chết vào hôm 8/3.

Biểu ngữ đòi công lý cho ông đã được giăng trước cửa nhà khiến cho nhiều người đi đường dừng lại xem gây ra ùn tắc giao thông. Tiếp xúc với gia đình, chị Trịnh Kim Tiến, con gái ông Tùng cho Khánh An biết về diễn tiến xử lý vụ việc đánh chết người này:
Gia đình kêu oan
Chị Kim Tiến: Hiện tại đã có giấy khởi tố bắt giam bị can và lệnh bắt giam được phê duyệt bởi Viện Kiểm sát. Nhưng người ta vẫn bảo là chờ đợi giấy khám nghiệm y khoa. Gia đình em vẫn đang chờ đợi nhưng mong là mau chóng có được cái giấy ấy để biết được nguyên nhân cái chết của bố em để có thể chôn cất bố em một cách tử tế để bố em ra đi một cách thanh thản.
Khánh An: Hiện nay gia đình chị chưa chôn cất ông Tùng?
Chị Kim Tiến: Dạ vâng, tại vì phải rõ được nguyên nhân chết của bố em ra sao. Nếu không, chôn bố em xuống rồi sau chưa rõ nguyên nhân chết, lại đào lên thì rất có tội với người đã khuất.
Khánh An: Được biết có nhiều người dân thành phố Hà Nội đã đến để chia buồn với gia đình chị và đòi công lý cho bố chị, điều này có đúng không?
Đấy là do chính tay em (treo băng rôn), chính tay gia đình em kêu oan cho bố em, không làm gì trái pháp luật vì em làm ngay tại cửa nhà em. Đấy là lời kêu oan, chỉ muốn giành lại công bằng cho bố em, của chính gia đình em chứ không liên quan đến ai.
Chị Kim Tiến: Thật ra là mọi người đến chia sẻ với gia đình em.
Khánh An: Vâng. Và mọi người còn treo băng rôn để đòi lại công lý, phải không?
clip_image002
Anh Trịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng. Ảnh của báo cơ quan thanh tra chính phủ.
Chị Kim Tiến: Dạ không. Đấy là do chính tay em, chính tay gia đình em kêu oan cho bố em, không làm gì trái pháp luật vì em làm ngay tại cửa nhà em. Đấy là lời kêu oan, chỉ muốn giành lại công bằng cho bố em, của chính gia đình em chứ không liên quan đến ai. Mọi người chỉ đến chia buồn thôi.
Khánh An: Khi gia đình chị treo băng rôn để kêu oan như thế thì có bị xử lý không?
Chị Kim Tiến: Không, em không làm gì sai với pháp luật. Em không gây rối trật tự vì đó là trước cửa nhà em và băng rôn nhà em chỉ ghi là “Xin đề nghị pháp luật xử lý nghiêm minh”. Không làm gì trái pháp luật, đấy chỉ là một lời kêu oan, mong muốn đòi lại công bằng cho bố em.
Khánh An: Vâng, và nghe nói có công an đến và yêu cầu dẹp biểu ngữ này có phải không?
Chị Kim Tiến: Vâng ạ. Chính quyền có đến và mong muốn để những biểu ngữ đấy xuống vì sẽ gây tắc đường và nhà em cũng chấp hành. Khi nhìn thấy lệnh khởi tố bị can, nhà em cũng hết sức chấp hành pháp luật, nghe theo chính quyền và cũng đã tháo bỏ xuống.
Lạm dụng quyền hành và vũ lực
Khánh An: Phát biểu với tư cách là một người dân và người chứng kiến vụ việc, anh Phạm Quang Hùng, chính là người lái xe ôm đưa ông Trịnh Xuân Tùng ra bến xe, cho biết:
Chính quyền có đến và mong muốn để những biểu ngữ đấy xuống vì sẽ gây tắc đường và nhà em cũng chấp hành. Khi nhìn thấy lệnh khởi tố bị can, nhà em cũng hết sức chấp hành pháp luật, nghe theo chính quyền và cũng đã tháo bỏ xuống.
clip_image003
Tắc đường kẹt xe trong ngày tang lễ anh Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an đánh đến chết.
Anh Phạm Quang Hùng: Cũng chỉ vì cái mũ, anh Tùng tháo ra để gọi điện thoại đấy mà. Không may, tôi là người lái xe cũng không để ý. Nhưng vì công an họ xử sự, họ bắt đè tôi ra phạt, tôi không chấp nhận. Sau đó chắc là anh Tùng thấy bức xúc thế nào, vẫn chưa giải quyết được thì anh ấy có nói gì không biết mà hai bên giằng co nhau. Theo tôi thì việc đấy là tôi không đồng ý với cách xử sự của các anh, làm nó không được ấy mà chặt chẽ quá đâm ra tôi cảm thấy có sự không ổn, đâm ra tôi đã không ký vào biên bản.
Trong khi đó, Đài Á Châu Tự do tìm đến ông Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc công an Hà Nội, người trực tiếp chỉ đào việc điều tra vụ án.
Khánh An: Alô. Vâng, thưa ông Chung phải không?
Không chỉ riêng gia đình ông Tùng, mà rất nhiều người dân đang chờ đợi một câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan công quyền để không phải “tức nước” đến “vỡ bờ”!
Ông Nguyễn Đức Chung: Vâng.
Khánh An: Tôi chỉ muốn hỏi thăm việc điều tra của…
Ông Nguyễn Đức Chung: Chị không có cái gì có thể hỏi được cả, nhá.
Khánh An: Tại sao vậy, thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Chung: Tôi không tiếp ai ngoài này cả, nhá. Chị nhầm máy rồi.
Khánh An: Tôi được biết số này là số chính xác của ông…
Ông Nguyễn Đức Chung: Chị nhầm máy rồi, nhá.
Khánh An: Đã nhiều lần, lực lượng công an sử dụng vũ lực gây thương tích và làm thiệt mạng người dân, khiến cho công luận rất bất bình. Không chỉ riêng gia đình ông Tùng, mà rất nhiều người dân đang chờ đợi một câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan công quyền để không phải “tức nước” đến “vỡ bờ”!
K.A
Nguồn: rfa.org

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thưa quý bạn,
Quý bạn đừng đòi hỏi những chuyện không thể có trong cõi đời nầy. Xin quý bạn đọc lại chuyện ngụ ngôn "Le loup et l'agneau" và xem câu kết luận cuối của bài nầy thì sẽ không còn thắc mắc gì hết.
Kính mến.

Nặc danh nói...

Miệng như ... loài Sản
Người Buôn Gió
Nước Vệ năm Tân Mão, triều nhà Sản, Trịnh Vương đời thứ nhất.

Người ngoài kẻ chợ nhao nhác vì giá cả mỗi ngày một tăng cao mà không biết nguyên nhân từ đâu, thiên hạ sắp loạn thì trơi cứu nhà Sản. Nguyên là lúc đó bên Châu Phi bạo loạn, nhà Sản vin vào đó mà thác với dân chúng rằng do loạn lạc bốn phương mà giá cả tăng cao như vậy. Bọn gian thương có quan hệ mật thiết vời triều đình tha hồ tăng giá hốt bạc, cái nào không nắm được thì chúng xui triều đình cấm đoán như việc buôn bán vàng nén trong dân gian.

Bấy giờ ở hồ Kiếm tại kinh kỳ có một vị rùa to bằng nửa cái chiếu hoa, sống ở hồ cũng đến mấy trăm năm.

Lần nọ nhà Sản có mở hội lớn, vị rùa tình cờ ngoi lên mặt nước. Thiên hạ xúm vào chiêm ngưỡng vẻ to lớn, hùng vĩ của rùa. Quan tuyên huấn nhà Sản biết chuyện bèn gọi tay chân đến bảo.

- Lập tức truyền tin cho dân chúng biết, Cụ Rùa là vật linh thiêng, một trong tứ linh đã nổi lên chúc mừng nhà Sản. Đó là vì nhà Sản làm những việc khiến không những lòng người khâm phục mà khiến cả lòng trời cũng ưng thuận.

Từ đấy trở đi, cứ mỗi lần vị rùa nổi, các quan tuyên huấn lại lập lại nhịp điệu Cụ Rùa nổi mừng ngày này, ngày nọ của triều Sản.

Nhà Sản lễ hội triền miên, một năm có 365 ngày thì nước Vệ có đến hơn phân nửa là ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, ngày thành lập, ngày tiên đế sinh, tiên đế thác, tiên đế đi chỗ này, đến chỗ nọ, nói câu nọ, bồi câu kia. Cụ Rùa nổi ngày nào mà chả trúng, tuy nhiên nhờ đúng những ngày đó mà vị rùa được dân chúng tôn vinh là Cụ.

Lại nói đến năm Tân Mão, bốn phương loạn lạc, đình công, bãi chợ khắp nơi. Đói kém gõ cửa đến từng nhà, quan lại ra sức nhũng nhiễu, người dân khổ sở vô cùng, bao nhiêu năm rồi mới gặp lúc đói kém như vậy. Năm đó Cụ Rùa cũng ốm yếu, đói rét, bệnh tật khốn khổ vô cùng, cụ nhoi lên mặt nước ăn xác mèo chết, cá chết, mình mầy cụ đầy thương tích , lở loét do bọn tiểu nhân rùa tai đỏ xâm hạ, cụ thoi thóp từng ngày. Người dân thấy cụ than rằng

- Đúng Cụ là linh vật, đất nước , nhân dân thế nào thì Cụ cũng như vậy.

Lời đó đến tai bọn tuyên huấn nhà Sản. Ngay lập tức hôm sau trên báo đàn nhan nhản những bài đầy vẻ miệt thị, nào là chỉ có một con rùa già thì chết, có gì nhặng cả lên. Nào là rùa ăn xác chết là chuyện bình thường có lợi cho tiêu hóa rùa như khoa học chứng minh. Rùa ốm, khó thở thì nổi thôi chứ điềm điếc nào ở đây.....

Những lời ấy phát ra, hôm sau ven hồ vài tên tỏ vẻ thức thời đã dùng từ, con rùa này, con rùa kia khi đứng ven hồ nhìn thấy cụ. Chính những tên này mới hôm nào Cụ nổi lên đúng ngày này nọ, miệng chúng xoen xoét cụ linh thế này, cụ nghiệm thế kia.

Có đôi trai gái yêu nhau thắm thiết, ngày nọ giận dỗi, chia tay nhau. Cô gái ra hồ có người hỏi sao mà bỏ nhau. Cô ấy đáp.

- Yêu gì giống miệng như loài Sản.

Câu ''miệng như loài Sản'' trở thành một câu thành ngữ trong dân gian. 300 năm sau, một vị học giả đi tìm điển tích câu ấy, không tìm rõ được nguyên nhân. Ông ta bèn ghi vào từ điển rằng:

- Sản là trích ghép từ hai từ, Sài và Lang, sau phiên âm trệch dần đi thành Sản. Loài này ăn tạp, cho nên mới có câu thành ngữ ''miệng như loài Sản''.
http://nguoibuongio1972.multiply.com/