Thủy chiến Trường Sa 1988
Dự án tàu cao tốc cũng gây tranh luận tại Trung Quốc
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, khoảng 230 triệu lao động Trung Quốc từ các thành phố, khu công nghiệp về quê ăn tết và tuyệt đại đa số đều đi tàu hỏa. Để mua được vé tàu là chuyện không hề đơn giản, có người phải xếp hàng chầu chực hai ba ngày, hoặc ngủ luôn tại nhà ga.Năm nay, tại Trung Quốc, một bộ phận người lao động đã có thêm một sự lựa chọn mới: Đó là đi tàu cao tốc, tiện nghi và nhanh hơn. Thế nhưng giá vé lại đắt gấp ba lần vé tàu thường và chính điều này làm dấy lên những lo ngại là chỉ có người nghèo là tầng lớp bị thiệt thòi nhiều nhất.Giáo sư họ Triệu thuộc Viện Quản lý Kinh tế, Đại học Giao thông Bắc Kinh, được hãng tin AFP trích dẫn nhận định, tàu cao tốc không phục vụ cho tầng lớp dân có thu nhập trung bình và thấp. Chỉ có người giàu hưởng lợi, cho phép họ có thêm một sự lựa chọn khác khi di chuyển. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc xây dựng mạng lưới đường sắt là để thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải để phục vụ một nhóm dân cư nào đó.Mạng lưới tàu cao tốc Trung Quốc, rộng lớn nhất thế giới, đã phát triển nhanh chóng. Trong năm 2011, Trung Quốc dự tính đầu tư khoảng 106 tỷ đô la. Tháng trước, bộ trưởng phụ trách đường sắt Lưu Chí Quân nói rằng tổng số chiều dài tuyến đường tàu cao tốc của Trung Quốc có thể lên tới 13.000 km trong năm nay, tăng hơn 50% so với năm ngoái.Theo một quan chức cao cấp trong ngành đường sắt Trung Quốc, vào dịp Tết năm nay, gần 20% số hành khách đã lựa chọn đi tàu cao tốc. Thế nhưng, nhiều người dân, giới chuyên gia và thậm chí ngay cả báo chí chính thức của nhà nước cũng bày tỏ lo ngại là việc phát triển hệ thống tàu cao tốc dồn ép những người có thu nhập thấp vào tình cảnh không có một sự lựa chọn nào khác là phải chi ra rất nhiều tiền để mua vé tàu khi đi lại. Tân Hoa Xã trích đăng lời than phiền của một công nhân, quê ở phía đông Hàng Châu. Anh cho biết là phải chi thêm 400 nhân dân tệ - khoảng 60 đô la - để mua vé tàu cho cả nhà, tức là chi thêm 1/3 lương tháng. Bình thường ra, với số tiền này, anh có thể mua được rất nhiều thứ để ăn Tết.Hiện nay, cụm từ "Bị Cao Thiết", tức "bị đi tàu cao tốc", đang rất thịnh hành trong dân cư mạng, để mỉa mai tình cảnh buộc phải mua vé tàu đắt vì không mua nổi vé tàu thường. Họ phàn nàn chính phủ chỉ chú trọng phát triển tàu cao tốc, giá vé quá cao so với mức lương người lao động.Giáo sư Patrick Chovanec, thuộc Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, được trang mạng The Canadian Press trích dẫn, cho rằng sự ùn tắc hành khách và nạn khan hiếm vé tàu thường cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tính toán sai lầm. Đối với người lao động có thu nhập thấp thì tiền bạc quan trọng hơn thời gian. Trong khi giới lãnh đạo thì luôn bị ám ảnh bởi việc phải tạo dựng được hình ảnh về đất nước Trung Hoa hiện đại ở trong và ngoài nước và không tính toán đầy đủ xem công nghệ mới này có phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hay không.Đối với ông Gerald Ollivier, chuyên gia về cơ sở hạ tầng làm việc cho Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc thì nhờ có tàu cao tốc, một bộ phận dân chúng sẽ sử dụng phương tiện này, qua đó, bớt đi lượng khách ở tàu bình thường. Nói một cách khác, tàu cao tốc chủ yếu làm tăng thêm khả năng lựa chọn phương tiện vận tải cho người dân. Để đánh giá sự cần thiết của tàu cao tốc, thì nên xem xét số lượng hành khách vào các dịp cao điểm như lễ hội, Tết Nguyên đán. Nếu đông khách thì có nghĩa là dự án đáp ứng nhu cầu vận tải.Trong khi đó, giáo sư Triệu ở Đại học Giao thông Bắc Kinh nhấn mạnh, nạn khan hiếm vé tàu thường vào dịp Tết là do khả năng chuyên chở của ngành đường sắt thấp kém. Đây là hậu quả của chính sách đầu tư sai. Giải pháp hiện nay là cải thiện, nâng cấp hệ thống tàu thường hiện có. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn tiếp tục đi lệch hướng và đó là một vấn đề lớn.Nguồn: RFI
Cứu lấy sông Mekong bằng cách nào?
Ngọc TrânPhần 1Sông Mekong đã và đang có những đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp nước cho vựa lúa lớn nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long, với khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu trên cả nước, sông Mekong còn cung cấp nước để khai thác và nuôi trồng thủy sản, đóng góp không nhỏ cho ngành xuất khẩu thủy sản trên cả nước.Những đóng góp quan trọng của con sông Mekong cho sự phát triển ở Việt Nam nói riêng, và các nước trong khu vực nói chung, có lẽ sẽ không còn nữa nếu như chúng ta không có những hành động kịp thời để cứu lấy con sông, khi mà lượng nước đổ về hạ lưu Mekong đang ngày càng cạn kiệt. Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt, để làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến con sông này. Mời quý vị cùng nghe.Mekong cạn dòngNgọc Trân: Thưa ông Phạm Phan Long, theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission - MRC), một tổ chức gồm bốn nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, hồi tháng 11 năm ngoái cho biết, mực nước tại trạm quan trắc Chiang Saen, nơi gần biên giới Trung Quốc, đang từ 4 mét, đã giảm xuống chỉ còn 2 mét, tức giảm khoảng 50%. Mực nước ở tất cả các trạm từ Chiang Saen đến Tân Châu hiện cũng đã giảm từ khoảng 50% đến 70%. Riêng mực nước tại các trạm Vientian, Savanakhet, Tân Châu đã giảm đáng kể, xuống chỉ còn dưới 1 mét.Hiện mực nước ở các vùng hạ lưu đã giảm xuống bằng mực nước những năm hạn hán 1992-1993 và 2003-2004. Năm ngoái, hạn hán đã gây thiệt hại nặng cho các khu vực hạ lưu và điều này sắp tái diễn trong năm nay. Biển Hồ Tonle Sap và vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao trong tương lai, thưa ông? Ông Phạm Phan Long: Nếu lưu lượng nước tiếp tục giảm như thế, lưu vực sẽ đi đến chết khát. Nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp, ba kế sinh nhai truyền thống ngàn đời của sáu mươi triệu dân cư lưu vực sẽ bị đe dọa.Nạn nghèo, đói, thiếu nước và bệnh tật sẽ hoành hành cùng các hệ quả xã hội xấu đi kèm theo sau. An toàn thực phẩm và nguồn nước sẽ suy thoái đến độ dân cư không còn sinh sống được nữa. Ký giả, tác giả và đạo diễn TomFawthrop đã ghi nhận tình cảnh này trong phim tài liệu “Cá đã đi về đâu?” và BS Ngô Thế Vinh, tác giả “Dòng Sông Nghẽn Mạch”, cho rằng trái tim Biển Hồ sẽ dần dần ngừng đập. Đâu là nguyên nhân?Ngọc Trân: Đâu là nguyên nhân gây ra nạn hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra và ngày càng khắc nghiệt trong những năm qua, thưa ông?Ông Phạm Phan Long: Đã có rất nhiều tường trình khoa học nêu ra các nguyên nhân chính, cả thiên tai lẫn nhân tai. Thứ nhất, do biến đổi khí hậu bất thuờng, cho nên cả lưu vực có ít mưa hơn. Kế đến là nạn phá rừng đã làm biến mất thảm thực vật, vốn là kho trữ nước tự nhiên của lưu vực. Thứ ba là do các hồ chứa nước ở thượng nguồn, đã tích nước lại quá nhiều và quá nhanh. Và thêm một nguyên nhân nữa đó là, nước được chuyển ra khỏi dòng chính để canh tác. Tất cả đã góp phần gây hạn hán cho khu vực hạ nguồn sông Mekong. Ngọc Trân: Ông vừa nhắc đến các tường trình khoa học về nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt ở hạ nguồn Mekong, theo các báo cáo của giới khoa học thì một trong những nguyên nhân chính gây nguy hại cho các nước hạ nguồn là việc phát triển các đập thủy điện ở thượng nguồn. Trên các con đập này, Trung Quốc đã cho xây trên dòng chính nhiều hồ lớn chứa nước rất lớn, vậy ông có biết Ủy hội sông Mekong đã đối phó với việc này ra sao?Ông Phạm Phan Long: Suốt hai thập niên qua, trên thượng nguồn thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã cho xây các đập Mãn Loan hồi năm 1993, đập Đại Chiếu Sơn năm 2001, đập Cảnh Hồng năm 2004, đập Tiểu Loan năm 2010 và đập Nọa Trác Độ sẽ hoàn tất trong năm 2014. Mãi cho đến năm 2009, Ủy hội sông Mekong đã không làm nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường chiến lược (Strategic Environmental Assessment - SEA) cho các dự án xây đập thủy điện nào ở tỉnh Vân Nam. Ủy hội sông Mekong cũng không phê bình Trung Quốc về việc thiếu nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường đối với các nước hạ lưu. Tổ chức này cũng không hề chất vấn Trung Quốc về những hứa hẹn tốt đẹp của các đập ở tỉnh Vân Nam cho hạ lưu mà dân cư Mekong chưa bao giờ được thấy.Các nước hạ lưu như Thái, Lào và Việt Nam đã xây nhiều đập trên các phụ lưu của từng nước, nhưng không có đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế và các nước này đang đưa ra một dự án, xây thêm mười một đập ngay trên dòng chính.Mãi đến tháng 10 năm ngoái, Ủy hội sông Mekong mới đưa ra tường trình, thẩm định tác động môi trường 2010 của tám đập thượng nguồn ở tỉnh Vân Nam và mười một con đập ở hạ lưu sông Mekong. Trong bản đánh giá này, Ủy hội sông Mekong đã khuyến cáo bốn nước hạ lưu nên hoãn kế hoạch xây các đập trên sông Mekong trong mười năm, nhưng tiếc rằng họ đã không đề nghị Trung Quốc cùng ngưng xây đập hay cùng hợp tác với họ để bảo vệ hạ lưu sông Mekong. Trung Quốc thiếu hợp tác với các nước hạ lưuNgọc Trân: Được biết, Trung Quốc vẫn cho rằng các hồ thủy điện trên phần đất Trung Quốc không gây tác động nào đối với các nước hạ nguồn mà còn giúp khu vực này có thêm 40% lưu lượng nước vào mùa khô và tránh lụt lội vào mùa mưa.Một số tin tức cho biết, phía Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước hạ lưu qua việc cung cấp thông tin về các con đập thượng nguồn cho Ủy hội sông Mekong, cũng như hồi mùa Hè năm ngoái, Trung Quốc đã mời các chuyên gia Ủy hội sông Mekong đến thăm hai đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan, nhằm chứng minh rằng họ không tích nước gây hạn hán cho hạ lưu. Vậy quan điểm của ông, cũng như quan điểm chung của giới khoa học về vấn đề này như thế nào? Ông Phạm Phan Long: Tường trình khoa học về đánh giá tác động môi trường 2010 của Ủy hội sông Mekong đã xác định, tám đập Vân Nam sẽ giữ lại 80% lượng phù sa, không chảy xuống hạ lưu, gây ra 50% thất thoát trong thu hoạch ngư nghiệp. Hệ quả còn nặng hơn nữa, là vì ngư sản là nguồn cung cấp chất đạm chính cho dân cư trong khu vực, khi tính đến gia tăng dân số, thu hoạch ngư nghiệp tính trên đầu người so với năm 2000, chỉ còn có khoảng 60% vào năm 2015, còn 40% vào năm 2030. Từ 1995 đến nay, Trung Quốc đã xây bốn hồ chứa, có tổng dung tích gần 18 tỉ mét khối, nhưng qua tám mùa hạn hán trong 15 năm qua, chưa năm nào thấy Trung Quốc xả nước từ các hồ chứa đó để giúp các nước hạ lưu, cũng chưa có năm nào Trung Quốc giúp khu vực hạ lưu tránh được lũ lụt. Thêm vào đó, mực nước lên xuống thất thường từ Trung Quốc đã gây khó khăn cho hai nước Thái Lan và Lào. Mặc dù Trung Quốc có mời Ủy hội sông Mekong đến thăm hai đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan ở Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2010, nhưng Trung Quốc đã không cho các chuyên gia của Ủy hội được tự do quan sát và nghiên cứu. Nếu Trung Quốc thực tâm muốn hợp tác, họ đã mời các chuyên gia đến quan sát tất các hồ chứa nước ở Vân Nam, gồm các đập Đại Chiếu Sơn, Mãn Loan và Nọa Trác Độ, để công khai với các nước rằng, Trung Quốc không có gì để che giấu. Về thông tin Ủy hội sông Mekong xin các dữ kiện thủy văn của Trung Quốc và năm ngoái Trung Quốc có hứa cho Ủy hội các dữ kiện này, nhưng phía Trung Quốc chỉ cung cấp các dữ kiện được vài tháng rồi thôi. Phía Trung Quốc đã ngừng cung cấp các dữ kiện nói trên kể từ tháng 10 năm 2010 mà không hề đưa ra một lời giải thích nào cho công chúng. Sự việc này cho thấy, Trung Quốc không những đã không còn hợp tác với Ủy hội như họ đã tuyên bố, mà còn tạo thêm mối nghi ngờ cho các nước ở hạ lưu ngày càng sâu hơn. Con sông đã và đang nuôi sống hàng chục triệu cư dân ở các nước hạ nguồn đang từ từ bị giết chết. Trách nhiệm này thuộc về ai? Chính phủ và người dân ở các nước trong khu vực cần làm gì để cứu lấy sông Mekong trước khi quá muộn? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.Phần 2Nguồn nước trên sông Mekong đã và đang nuôi sống hàng chục triệu cư dân ở các nước hạ nguồn, đang dần dần cạn kiệt. Ai sẽ chịu trách nhiệm về cái chết đã được báo trước của con sông này? Các nước hạ nguồn nên có những hành động gì trước khi quá muộn? Mời quý vị theo dõi tiếp cuộc trao đổi giữa Thông tín viên Ngọc Trân với kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt.Trách nhiệm thuộc về ai?Ngọc Trân: Thưa ông, trước thảm trạng thiên tai lẫn nhân tai xảy ra trên sông Mekong, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chính phủ ở các nước hạ nguồn và Ủy hội sông Mekong đã làm gì để đối phó với sự cạn kiệt nguồn nước, môi trường ô nhiễm, đe dọa hàng chục triệu cư dân trong khu vực? Ông Phạm Phan Long: Chính quyền các nước hạ nguồn sẽ phải nhận hoàn toàn trách nhiệm với dân cư lưu vực. Bốn nước hạ lưu như Việt Nam, Cam Bốt, Lào và Thái Lan đã ký Hiệp định sông Mekong từ năm 1995 và giao phó cho Ủy hội sông Mekong nhiệm vụ khuyến khích phát triển bền vững. Nhưng thực tế từ năm 1995 đến nay, Mekong đã phát triển không bền vững. Số lượng ngư sản đánh bắt đã giảm 50% và trọng tải phù sa cũng đã giảm 80%, trong khi nước mặn tiếp tục lấn sâu vào lục địa, phá hủy kinh tế nông nghiệp ở Đổng bằng Sông Cửu Long. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở vùng hạ lưu đã liên tục bị suy thoái trong suốt thời gian kể từ khi Ủy hội sông Mekong thành lập.Ủy hội sông Mekong có chương trình quản trị hạn hán (Drought Management Plan - DMP) và lũ lụt (Flood Management Plan - FMP), thế nhưng các chương trình này chỉ là lý thuyết và hiện chỉ nằm ở các trang tài liệu, chứ chưa có hành động cụ thể nào có thể tin cậy được, nhằm giúp ngăn bớt hạn hán, chống bớt lụt lội khả dĩ bảo vệ được môi trường, kế sinh nhai, an toàn nguồn nước và thực phẩm của dân cư lưu vực.Các tổ chức NGO quốc tế cũng như các chuyên gia khoa học đã cảnh báo về các tác động thiên tai lẫn nhân tai qua nhiều thập niên, nhưng chính quyền các nước hạ lưu sông Mekong đã không hành động, không nâng việc bảo vệ nguồn sống cho dân cư Mekong thành quốc sách với ưu tiên và hậu thuẫn chính trị tương xứng. Không những thế, tất cả các nước trong lưu vực đã và đang có hàng loạt dự án thủy điện và chuyển nước quy mô, điều này sẽ gây thêm nguy khốn cho dân cư lưu vực. Sáng kiến Langcang – MekongNgọc Trân: Trước tình hình đó, chính phủ các nước hạ nguồn sông Mekong hiện cần phải làm gì để cứu vãn môi sinh và sinh kế cho toàn bộ dân cư trong khu vực hạ lưu?Ông Phạm Phan Long: Chính quyền bốn nước và Ủy hội sông Mekong cần chấp thuận khuyến cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy hội sông Mekong, quyết định ngưng xây đập Xayaburi ở Lào và 10 con đập còn lại trên sông Mekong. Ngoài ra, những biện pháp khác mà các nước hạ lưu có thể làm, bao gồm: lập quỹ bảo vệ môi trường và cứu trợ hạn hán, lũ lụt (Mekong Fund); phục hồi rừng và thảm thực vật; phát triển nông ngư nghiệp, sống với hạn hán và sống với mặn như đã sống với phèn và sống với lũ; phát triển hoạt động kinh tế huấn nghệ bớt dựa vào thiên nhiên sông hồ; trong 10 năm tới nghiên cứu thủy điện theo tiêu chuẩn quốc tế và cần có dung tích hồ chứa dành riêng cho ưu tiên chống lụt và giảm hạn.Nguồn nước là tài nguyên thiên nhiên quý báu nhất mà các dân tộc chung một dòng sông đời đời cùng chia sẻ. Các dòng sông quốc tế chảy qua nhiều biên giới quốc gia thường trở thành nguồn gốc tranh chấp quyền lợi nước giữa các dân tộc. Trên thế giới có trên 300 dòng sông quốc tế và đã có trên 400 thỏa hiệp sông ngòi quốc tế. Âu châu đã có các thỏa hiệp quốc tế từ năm 1815, nhờ họ sớm nhận thức, tranh chấp không giải quyết sẽ là bức tường ngăn cản tất cả mọi cơ hội hợp tác kinh tế và chính trị khác, mà hậu quả là thiệt thòi nặng nề chung cho toàn lưu vực.Trước sự suy thoái trên lưu vực Lancang – Mekong, sự vô hiệu của Ủy hội sông Mekong, sự vô cảm của Trung Quốc, cùng với sự bất lực của các nước hạ lưu và mối nghi ngờ Trung Quốc ở thượng lưu ngày càng sâu đậm, đã đến lúc phải tìm giải pháp toàn bộ cho lưu vực Lancang – Mekong.Hội Sinh thái Việt trân trọng đề nghị lãnh đạo sáu nước Lancang – Mekong họp lại, cùng nhau tìm một đáp án quốc tế cho toàn khu vực bằng Sáng kiến Lancang – Mekong (Lancang Mekong Initiative - LMI). Chỉ khi nào cả 6 nước cùng nhau thương lượng ký kết một hiệp ước quốc tế Lancang – Mekong Treaty thì mới có thể mong cứu được Mekong. Dựa trên luật pháp quốc tếNgọc Trân: Theo ông thì có nên nâng cấp Ủy hội sông Mekong để cả 4 nước cùng Myanmar và Trung Quốc tham gia hiệp ước quốc tế này không?Sáng kiến Lancang – Mekong (LMI) sẽ không thể thành công bằng cách làm theo Ủy hội sông Mekong, bởi vì Ủy hội đã đi vào bế tắc, mất sự tin cậy và không thể hiện được tư cách độc lập và khoa học trong sáng. Tuy nhiên Sáng kiến Langcang – Mekong không phải vì thế mà bắt đầu từ số không, bởi vì đã có sẵn những luật lệ sông ngòi quốc tế làm căn bản để thỏa hiệp.Liên Hiệp Quốc đã thông qua bộ luật sử dụng nguồn nước quốc tế: “The United Nations Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Water Courses” vào năm 1997. Các quy tắc mang tính quốc tế trong Helsinki Rules ra đời năm 1996 và Berlin Rules năm 2004 đều dựa trên nguyên tắc “không gây thiệt hại đáng kể cho các nước khác” và nguyên tắc “sử dụng hợp lý và công bình”, làm nền tảng thỏa hiệp giữa các dân tộc.Từ nay đến năm 2014 là thời gian Trung Quốc hoàn tất đập Nọa Trác Độ và đây là thời gian ngắn ngủi còn lại cho các nước Lancang – Mekong kịp thời bảo vệ và vãn hồi môi sinh đang thoi thóp ở hạ lưu.Sáng kiến Langcang – Mekong là cơ hội lớn để Trung Quốc cùng với các nước láng giềng chủ động thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước hạ lưu và uy tín của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tham gia, tiềm năng thành công của Sáng kiến Langcang – Mekong sẽ rất cao, bởi vì Trung Quốc có khả năng, phương tiện và uy tín trong khi các nước Mekong có thiện chí và nhu cầu cấp bách để hợp tác với Trung Quốc hơn bất cứ cường quốc nào khác trên thế giới vào lúc này. Ngọc Trân: Trung Quốc là một nước lớn ở trên thượng nguồn và họ không có nhiều quyền lợi ở dưới hạ nguồn, vậy họ có cần giải quyết tranh chấp Mekong với các nước nhỏ ở hạ lưu trong bối cảnh lịch sử hiện nay hay không, thưa ông?Trung Quốc có quyền lợi chiến lược với ASEAN mà Trung Quốc cần phát triển và bảo vệ cho các nước này như chính họ, bởi vì tổng số mậu dịch của Trung Quốc với ASEAN là 300 tỉ đô la, ngang hàng và sắp vượt qua với khối Liên minh châu Âu, chỉ sau Hoa Kỳ. Nhận thức này sẽ đưa Lancang – Mekong lên hàng đầu trong các vấn đề bang giao của Trung Quốc trong khu vực và nhất là khi Trung Quốc biết nhìn xa như Hoa Kỳ và Âu châu. Sáng kiến Langcang – Mekong là đề nghị của Hội Sinh Thái Việt, nên hội sẽ giúp vận động, yêu cầu các NGO quốc tế, các học giả quốc tế, cũng như trí thức Trung Quốc và các dân tộc sống ở lưu vực sông Mekong cùng nhau thúc đẩy các chính phủ trong khu vực tiến hành Sáng kiến Langcang – Mekong như lộ trình tốt nhất để cùng phát triển bền vững toàn lưu vực, để không ai còn bị nghi ngờ là ích kỷ, thủ lợi một mình hay gây thiệt hại nặng nề cho một dân tộc nào ở hạ lưu phải gánh chịu.Lịch sử sẽ không khoan dung nếu Lancang – Mekong không có một hiệp ước quốc tế khi cơ hội hy vọng cuối cùng vẫn còn. Các dân tộc và chính phủ Lancang – Mekong hãy viết nên lịch sử dòng sông bằng Sáng kiến Langcang – Mekong và cùng ký kết Lancang – Mekong Treaty, không phải đợi sau năm 2014 mà ngay trong năm 2011 để cứu lấy con sông Mekong và hàng triệu cư dân đang sống nhờ vào nó. Ngọc Trân: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này.Nguồn: RFA
Người Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam?
Vương Cẩm TưVIT - Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ. Nay hoạt động tự do. Hội viên Hội Lịch sử Thế chiến II TQ, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế. Sau đây chúng tôi xin trích dịch bài viết suy nghĩ tìm hiểu về cuộc chiến tranh 1979 của Vương Cẩm Tư khi du lịch sang Việt Nam. Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, nó phản ánh quan điểm của một nguời dân Trung Quốc thuộc thế hệ trẻ.Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam” kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư xuất phát từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng mộc. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”.Đối với một người lớn lên ở vùng Đức Huệ tỉnh Cát Lâm như tôi, Việt Nam là nơi rất xa xôi, hầu như tôi không có quan hệ gì với quốc gia này. Thế nhưng mối liên hệ [với Việt Nam] lại từng gần gũi đến thế, bởi lẽ hồi ở tuổi thiếu niên tôi nhận được sự giáo dục chủ nghĩa yêu nước chính tông và lây nhiễm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quen thuộc “Phong thái nhuốm máu” và “Vòng hoa dưới núi cao” [bài hát và tiểu thuyết Trung Quốc viết về chiến tranh 1979], từng cùng thày trò toàn trường nghe các anh hùng Lão Sơn [một ngọn núi ở Hà Giang, nơi Trung Quốc tấn công lấn chiếm đất Việt Nam] báo cáo chuyên đề tại Cung Văn hoá công nhân Đức Huệ, tôi lại còn hăng máu đòi ra tiền tuyến Việt Nam liều mạng với quốc gia này mà không ngại hy sinh, cho dù sức mình còn chưa xách nổi ngọn giáo có tua hồng.Để tìm hiểu cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”, tôi có chủ ý đi thăm Bảo tàng Quân đội Việt Nam tại Hà Nội. Thật may là Bảo tàng này ở ngay chếch phía trước Đại sứ quán Trung Quốc, cách chưa đầy 100 mét, nhà Bảo tàng không lớn.Tác giả từng thăm Bảo tàng Quân sự cách mạng Trung Quốc tại Bắc Kinh, cảm thấy cực ký hùng vĩ, oách hơn Bảo tàng Việt Nam nhiều. Quy mô và phong thái hai nhà bảo tàng quân sự của hai nước nên là sự thể hiện và hình ảnh thu nhỏ các mặt sức mạnh kinh tế, diện tích lãnh thổ và sức mạnh quân sự của hai nước.Nhưng vào xem thì căn bản chẳng có trưng bày nội dung về cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”, chỉ có các tư liệu Trung Quốc giúp Việt Nam chống Mỹ. Máy ảnh tôi mang theo thế là vô dụng, tôi cảm thấy có chút hẫng hụt.Thỉnh thoảng có du khách Trung Quốc vào xem Bảo tàng, họ đến Việt Nam theo các đoàn du lịch. Khi nhập cảnh họ được [các nhân viên hải quan Trung Quốc] nhắc nhở chớ nói chuyện với người Việt Nam về cuộc chiến tranh này nhằm tránh tổn thương tình cảm của đối phương. Nhưng tôi thì bất chấp cái tình cảm gì gì ấy, xông thẳng tới hai nhân viên đứng ngoài sân Bảo tàng Quân đội Việt Nam hỏi cho ra nhẽ. Họ cũng mặc quân phục, một nam một nữ. Vì không hiểu tiếng Trung Quốc tôi nói nên họ lập tức đi gọi một hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đến. Anh này chừng 30 tuổi, nói tiếng Trung rất thạo.Nghe tôi hỏi đoạn lịch sử ấy, nụ cười của anh trở nên nghiêm trang: “Tôi biết Trung Quốc các ông tuyên truyền đây là cuộc chiến phản kích tự vệ, nhưng ông hãy thử nghĩ xem, có thể như thế được không? Việt Nam chúng tôi một nước nhỏ thế này mà có thể xâm lược nước các ông được sao? Hồi ấy cuộc Cách mạng Văn hoá của các ông vừa mới chấm dứt, rất nhiều mâu thuẫn và nguy cơ chưa giải quyết được, các ông bèn xâm lược Việt Nam để đổ vấy nguy cơ. Dĩ nhiên nguyên nhân không chỉ có vậy.”Tôi nói, vì Việt Nam quấy nhiễu biên giới và xua đuổi Hoa kiều nên Trung Quốc mới phản kích tự vệ. Anh ta nói, chúng ta hãy tạm chưa tranh cãi ai sai ai đúng. Ai ngờ hướng dẫn viên du lịch Việt Nam này nhắc đến cả chuyện Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc đi váo vùng biển đảo Điếu Ngư [Nhật gọi là Senkaku]. “Tôi thấy nhiều thành phố Trung Quốc bắt đầu [biểu tình chống Nhật], thực ra đó là kết quả việc chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc kích động. Người Trung Quốc các ông quá thù hận. Người Việt Nam chúng tôi xưa nay không bao giờ thù hận nước khác, chúng tôi là một dân tộc hoà bình.” – anh nói.Điều khiến tôi kinh ngạc không phải ở chỗ anh ta nói có đúng hay không mà là tôi không nghĩ anh hiểu Trung Quốc nhiều như vậy. Bên cạnh còn có một người Việt Nam biết tiếng Trung nói xen vào: Trung Quốc các ông một mặt nói thù hận là không hợp trào lưu của loài người, một mặt lại hết mức thù hằn Nhật Bản và các nước khác. Như thế chẳng phải là tự mâu thuẫn với mình, rất giả dối đó sao? Kinh tế các ông có thành công nữa cũng không được người ta tôn trọng.Tôi bảo, Nhật Bản có sai, họ cũng từng xâm lược Việt Nam, Trung Quốc căm thù là bình thường, nhưng nhà nước chúng tôi không kích động, người Trung Quốc chúng tôi không căm thù Việt Nam.Tôi kể, khi lính Trung Quốc gánh nước cho phụ nữ Việt Nam thì bị người phụ nữ ấy bắn lén từ sau lưng mà hy sinh, cả đến trẻ con Việt Nam 11, 12 tuổi cũng bắn giết Giải phóng quân, thật là lấy oán trả ơn. Tôi hỏi hướng dẫn viên du lịch thấy chuyện ấy như thế nào, anh bảo: “Các ông xâm lược vào đây, có thể nào không đánh các ông hay sao?”Tôi cảm thấy đây là chuyện làm người Trung Quốc chúng ta xấu hổ khó xử. Sau này hướng dẫn viên du lịch ấy có gửi e-mail cho tôi, trình bày quan điểm của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh này, viết bằng Trung văn.Cho dù nhà Bảo tàng Quân đội Việt Nam không có nội dung cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam” nhưng khi tôi đến Bảo tàng Quốc gia Việt Nam thì lại nhìn thấy cái gọi là ghi chép về việc các vương triều Trung Quốc trước đây xâm lược Việt Nam; tại đây người ta có phân phát các tài liệu tiếng Trung Quốc giới thiệu lịch sử chuyện đó. Lại còn có trưng bày cái gọi là “Trung Quốc chiếm Việt Nam lâu tới 1000 năm”.[Tài liệu của] Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viết bằng Trung văn giới thiệu thế này: “Nhân dân Việt Nam từng nhiều lần bị nước ngoài xâm lược, gồm các vương triều Trung Quốc trước đây như triều Tống (thế kỷ 11), triều Nguyên (thế kỷ 13), triều Minh (thế kỷ 15) và triều Thanh (thế kỷ 18).” Người Việt Nam tự hào vì đã đánh bại quân Trung Quốc từ phương Bắc đến, lưu lại nhiều cái gọi là sự tích anh hùng “Chống Nguyên”, “Chống Minh” và “Chống Trung Quốc”. Trong thời gian đó liên tiếp xảy ra các cuộc khởi nghĩa anh hùng do Hai Bà Trưng (đời Hán), Triệu Trinh Nương (đời Tam Quốc), Mai Thúc Loan (đời Đường), Dương Đình Nghệ (đời Ngũ đại thập quốc) lãnh đạo chống lại sự thống trị tàn bạo của Trung Quốc, nhưng đều bị đàn áp.” Những nhân vật ấy được người Việt Nam coi là thần minh phù hộ bình yên và mưa thuận gió hòa để thờ cúng.Chữ trên ảnh: Thành phố Hải Phòng Việt Nam dựng tượng Lê Chân, người được gọi là “nữ anh hùng” chống lại sự thống trị của nhà Đông Hán Trung Quốc.Vương Cẩm Tư chụp. Ngày 10/9/2010 tại Hải Phòng.Tác giả Vương Cẩm Tư còn thấy tại trung tâm Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, có dựng một bức tượng đồng cao hơn ba chục mét, theo giới thiệu là “bà Lê Chân nữ anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược thời kỳ Đông Hán”.Tương truyền Lê Chân xinh đẹp, tính tình hiền thục, quan lại Trung Quốc thèm khát muốn lấy làm vợ. Cả gia đình Lê Chân phản đối, kết quả quan Trung Quốc giết người nhà Lê Chân. Quyết tâm trả thù cho gia đình mình, bà Lê Chân vô cùng đau buồn căm phẫn về quê triệu tập binh sĩ tình nguyện chiến đấu anh dũng, cuối cùng bà hy sinh vẻ vang.Tại Việt Nam, các nơi đều có nhiều nghĩa trang quân nhân, chủ yếu là kết quả chiến tranh với Mỹ, tiếp sau là các binh sĩ Việt Nam chết trong tác chiến với quân đội Trung Quốc; có thể thấy người Việt Nam vẫn rất tôn trọng họ. Nghe nói có phụ nữ trung niên Việt Nam không bán hàng cho người Trung Quốc, nguyên nhân do chồng bà bị quân đội Trung Quốc bắn chết trong cuộc chiến tranh Trung-Việt hồi trước.“Hiện nay việc hoạch định biên giới trên bộ giữa hai nước Trung-Việt đã được giải quyết. Theo nguồn tin tin cậy, nước ta có một anh hùng chiến đấu năm xưa từng cố thủ trận địa, coi thường cái chết, có thành tích nổi bật, nhưng cuối cùng khi phân chia biên giới thì trận địa đó lại thuộc về Việt Nam; mới đầu tư tưởng người anh hùng ấy rất không thông, về sau anh đã nghĩ thông suốt, lợi ích quốc gia trên hết.”Nói tới chuyện cách nhìn nhận người Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đánh giá còn được, cũng có người nói thẳng: “Thường thôi”, “Không tốt, không bằng Nhật”. Lý do là Trung Quốc còn đe dọa họ, phẩm chất người Trung Quốc không tốt, bịp bợm lừa đảo; chất lượng hàng Trung Quốc không tốt, xe máy dùng 1-2 năm là hỏng; xe máy Nhật cấp cao hơn, dùng lâu bền. Quả vậy, tại Việt Nam tôi thấy xe máy hàng đàn mà hầu như rất ít xe Trung Quốc, tuyệt đại đa số là xe Nhật.Lần này tôi sang Việt Nam đúng vào dịp đại lễ 1000 năm thủ đô Hà Nội Việt Nam, tại nhiều nơi có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng lớn của lịch sử, văn hoá Trung Quốc.Phụ nữ Việt Nam dung nhan xinh đẹp, thân hình nhỏ nhắn, dáng đi uyển chuyển.Như có người nói, trong lịch sử mấy nghìn năm của mình, Việt Nam chiến tranh nhiều, hoà bình ít, xáo động nhiều, yên ổn ít, [ngườì Việt Nam] không suy tính quá nhiều những ân oán trong lịch sử và quý trọng hoà bình không dễ đến với mình.Năm 2010 là dịp kỷ niệm 60 năm Trung Quốc-Việt Nam lập quan hệ ngoại giao, hai nước tận hưởng hoà bình, người buôn bán đi lại ngày càng thân mật, Hữu Nghị Quan thực sự hưởng tình hữu nghị chứ không phải là tranh chấp và khói súng. Phần lớn người Việt Nam rất nhiệt tình với Trung Quốc. Trên đoàn tàu hỏa cũ nát từ Hải Phòng đi thủ đô Hà Nội, tôi trò chuyện với các cô gái Việt Nam bằng thứ tiếng Anh đơn giản. Có một anh chàng chỉ biết nhõn một câu tiếng Trung nói oang oang với tôi trước mặt mọi người trên toa tàu: “Tôi yêu bạn!” Chúng tôi đều cười.V. C. T.Nguyễn Hải Hoành lược dịchCác ghi chú trong dấu [ ] là của người dịchBối cảnh cuộc chiến tranh 1979.Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, bước ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm giành độc lập dân tộc. Nền kinh tế của Việt Nam bị phá hủy hoàn toàn, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, chế độ diệt chủng PônPốt phát động cuộc chiến gây hấn ở biên giới phía nam của Việt Nam. Lợi dụng tình huống này "người bạn lớn" Trung Quốc, dùng chiến lược biển người, xua quân xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở phần biên giới phía bắc, và sau đó mở cuộc chiến tuyên truyền nhằm cố tình thay đổi lịch sử.Dọc theo suốt chiều dài biên giới phía bắc của tổ quốc, những tấm bia tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến chống sự xâm lăng của Trung Quốc, vẫn trang nghiêm đứng đó, tạo nên một biên giới tâm linh vĩnh cửu bảo vệ tổ quốc. Trên tất cả các tâm bia này đều ghi rõ tên tuổi của các liệt sĩ, họ đều đã ngã xuống khi tuổi đời còn chưa đến 20. Nguồn: - 越南人眼中的中越战争:贫穷落后是中国造成 2010-12-16 光明网http://military.china.com/history4/62/20101216/16297986.html- 越南人看中越战争:贫穷落后是中国造成 星岛环球网www.stnn.cc 2010-12-21http://history.stnn.cc/war/201012/t20101216_1476515.html- 越南怎样看待中越战争 (2010-12-14 21:57) http://blog.sina.com.cn/wangjinsi918Nguồn: Vitinfo.vn
Một số vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ
Dự án tàu cao tốc cũng gây tranh luận tại Trung Quốc
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, khoảng 230 triệu lao động Trung Quốc từ các thành phố, khu công nghiệp về quê ăn tết và tuyệt đại đa số đều đi tàu hỏa. Để mua được vé tàu là chuyện không hề đơn giản, có người phải xếp hàng chầu chực hai ba ngày, hoặc ngủ luôn tại nhà ga.Năm nay, tại Trung Quốc, một bộ phận người lao động đã có thêm một sự lựa chọn mới: Đó là đi tàu cao tốc, tiện nghi và nhanh hơn. Thế nhưng giá vé lại đắt gấp ba lần vé tàu thường và chính điều này làm dấy lên những lo ngại là chỉ có người nghèo là tầng lớp bị thiệt thòi nhiều nhất.Giáo sư họ Triệu thuộc Viện Quản lý Kinh tế, Đại học Giao thông Bắc Kinh, được hãng tin AFP trích dẫn nhận định, tàu cao tốc không phục vụ cho tầng lớp dân có thu nhập trung bình và thấp. Chỉ có người giàu hưởng lợi, cho phép họ có thêm một sự lựa chọn khác khi di chuyển. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc xây dựng mạng lưới đường sắt là để thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải để phục vụ một nhóm dân cư nào đó.Mạng lưới tàu cao tốc Trung Quốc, rộng lớn nhất thế giới, đã phát triển nhanh chóng. Trong năm 2011, Trung Quốc dự tính đầu tư khoảng 106 tỷ đô la. Tháng trước, bộ trưởng phụ trách đường sắt Lưu Chí Quân nói rằng tổng số chiều dài tuyến đường tàu cao tốc của Trung Quốc có thể lên tới 13.000 km trong năm nay, tăng hơn 50% so với năm ngoái.Theo một quan chức cao cấp trong ngành đường sắt Trung Quốc, vào dịp Tết năm nay, gần 20% số hành khách đã lựa chọn đi tàu cao tốc. Thế nhưng, nhiều người dân, giới chuyên gia và thậm chí ngay cả báo chí chính thức của nhà nước cũng bày tỏ lo ngại là việc phát triển hệ thống tàu cao tốc dồn ép những người có thu nhập thấp vào tình cảnh không có một sự lựa chọn nào khác là phải chi ra rất nhiều tiền để mua vé tàu khi đi lại. Tân Hoa Xã trích đăng lời than phiền của một công nhân, quê ở phía đông Hàng Châu. Anh cho biết là phải chi thêm 400 nhân dân tệ - khoảng 60 đô la - để mua vé tàu cho cả nhà, tức là chi thêm 1/3 lương tháng. Bình thường ra, với số tiền này, anh có thể mua được rất nhiều thứ để ăn Tết.Hiện nay, cụm từ "Bị Cao Thiết", tức "bị đi tàu cao tốc", đang rất thịnh hành trong dân cư mạng, để mỉa mai tình cảnh buộc phải mua vé tàu đắt vì không mua nổi vé tàu thường. Họ phàn nàn chính phủ chỉ chú trọng phát triển tàu cao tốc, giá vé quá cao so với mức lương người lao động.Giáo sư Patrick Chovanec, thuộc Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, được trang mạng The Canadian Press trích dẫn, cho rằng sự ùn tắc hành khách và nạn khan hiếm vé tàu thường cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tính toán sai lầm. Đối với người lao động có thu nhập thấp thì tiền bạc quan trọng hơn thời gian. Trong khi giới lãnh đạo thì luôn bị ám ảnh bởi việc phải tạo dựng được hình ảnh về đất nước Trung Hoa hiện đại ở trong và ngoài nước và không tính toán đầy đủ xem công nghệ mới này có phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hay không.Đối với ông Gerald Ollivier, chuyên gia về cơ sở hạ tầng làm việc cho Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc thì nhờ có tàu cao tốc, một bộ phận dân chúng sẽ sử dụng phương tiện này, qua đó, bớt đi lượng khách ở tàu bình thường. Nói một cách khác, tàu cao tốc chủ yếu làm tăng thêm khả năng lựa chọn phương tiện vận tải cho người dân. Để đánh giá sự cần thiết của tàu cao tốc, thì nên xem xét số lượng hành khách vào các dịp cao điểm như lễ hội, Tết Nguyên đán. Nếu đông khách thì có nghĩa là dự án đáp ứng nhu cầu vận tải.Trong khi đó, giáo sư Triệu ở Đại học Giao thông Bắc Kinh nhấn mạnh, nạn khan hiếm vé tàu thường vào dịp Tết là do khả năng chuyên chở của ngành đường sắt thấp kém. Đây là hậu quả của chính sách đầu tư sai. Giải pháp hiện nay là cải thiện, nâng cấp hệ thống tàu thường hiện có. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn tiếp tục đi lệch hướng và đó là một vấn đề lớn.Nguồn: RFI
Cứu lấy sông Mekong bằng cách nào?
Ngọc TrânPhần 1Sông Mekong đã và đang có những đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp nước cho vựa lúa lớn nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long, với khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu trên cả nước, sông Mekong còn cung cấp nước để khai thác và nuôi trồng thủy sản, đóng góp không nhỏ cho ngành xuất khẩu thủy sản trên cả nước.Những đóng góp quan trọng của con sông Mekong cho sự phát triển ở Việt Nam nói riêng, và các nước trong khu vực nói chung, có lẽ sẽ không còn nữa nếu như chúng ta không có những hành động kịp thời để cứu lấy con sông, khi mà lượng nước đổ về hạ lưu Mekong đang ngày càng cạn kiệt. Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt, để làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến con sông này. Mời quý vị cùng nghe.Mekong cạn dòngNgọc Trân: Thưa ông Phạm Phan Long, theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission - MRC), một tổ chức gồm bốn nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, hồi tháng 11 năm ngoái cho biết, mực nước tại trạm quan trắc Chiang Saen, nơi gần biên giới Trung Quốc, đang từ 4 mét, đã giảm xuống chỉ còn 2 mét, tức giảm khoảng 50%. Mực nước ở tất cả các trạm từ Chiang Saen đến Tân Châu hiện cũng đã giảm từ khoảng 50% đến 70%. Riêng mực nước tại các trạm Vientian, Savanakhet, Tân Châu đã giảm đáng kể, xuống chỉ còn dưới 1 mét.Hiện mực nước ở các vùng hạ lưu đã giảm xuống bằng mực nước những năm hạn hán 1992-1993 và 2003-2004. Năm ngoái, hạn hán đã gây thiệt hại nặng cho các khu vực hạ lưu và điều này sắp tái diễn trong năm nay. Biển Hồ Tonle Sap và vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao trong tương lai, thưa ông? Ông Phạm Phan Long: Nếu lưu lượng nước tiếp tục giảm như thế, lưu vực sẽ đi đến chết khát. Nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp, ba kế sinh nhai truyền thống ngàn đời của sáu mươi triệu dân cư lưu vực sẽ bị đe dọa.Nạn nghèo, đói, thiếu nước và bệnh tật sẽ hoành hành cùng các hệ quả xã hội xấu đi kèm theo sau. An toàn thực phẩm và nguồn nước sẽ suy thoái đến độ dân cư không còn sinh sống được nữa. Ký giả, tác giả và đạo diễn TomFawthrop đã ghi nhận tình cảnh này trong phim tài liệu “Cá đã đi về đâu?” và BS Ngô Thế Vinh, tác giả “Dòng Sông Nghẽn Mạch”, cho rằng trái tim Biển Hồ sẽ dần dần ngừng đập. Đâu là nguyên nhân?Ngọc Trân: Đâu là nguyên nhân gây ra nạn hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra và ngày càng khắc nghiệt trong những năm qua, thưa ông?Ông Phạm Phan Long: Đã có rất nhiều tường trình khoa học nêu ra các nguyên nhân chính, cả thiên tai lẫn nhân tai. Thứ nhất, do biến đổi khí hậu bất thuờng, cho nên cả lưu vực có ít mưa hơn. Kế đến là nạn phá rừng đã làm biến mất thảm thực vật, vốn là kho trữ nước tự nhiên của lưu vực. Thứ ba là do các hồ chứa nước ở thượng nguồn, đã tích nước lại quá nhiều và quá nhanh. Và thêm một nguyên nhân nữa đó là, nước được chuyển ra khỏi dòng chính để canh tác. Tất cả đã góp phần gây hạn hán cho khu vực hạ nguồn sông Mekong. Ngọc Trân: Ông vừa nhắc đến các tường trình khoa học về nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt ở hạ nguồn Mekong, theo các báo cáo của giới khoa học thì một trong những nguyên nhân chính gây nguy hại cho các nước hạ nguồn là việc phát triển các đập thủy điện ở thượng nguồn. Trên các con đập này, Trung Quốc đã cho xây trên dòng chính nhiều hồ lớn chứa nước rất lớn, vậy ông có biết Ủy hội sông Mekong đã đối phó với việc này ra sao?Ông Phạm Phan Long: Suốt hai thập niên qua, trên thượng nguồn thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã cho xây các đập Mãn Loan hồi năm 1993, đập Đại Chiếu Sơn năm 2001, đập Cảnh Hồng năm 2004, đập Tiểu Loan năm 2010 và đập Nọa Trác Độ sẽ hoàn tất trong năm 2014. Mãi cho đến năm 2009, Ủy hội sông Mekong đã không làm nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường chiến lược (Strategic Environmental Assessment - SEA) cho các dự án xây đập thủy điện nào ở tỉnh Vân Nam. Ủy hội sông Mekong cũng không phê bình Trung Quốc về việc thiếu nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường đối với các nước hạ lưu. Tổ chức này cũng không hề chất vấn Trung Quốc về những hứa hẹn tốt đẹp của các đập ở tỉnh Vân Nam cho hạ lưu mà dân cư Mekong chưa bao giờ được thấy.Các nước hạ lưu như Thái, Lào và Việt Nam đã xây nhiều đập trên các phụ lưu của từng nước, nhưng không có đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế và các nước này đang đưa ra một dự án, xây thêm mười một đập ngay trên dòng chính.Mãi đến tháng 10 năm ngoái, Ủy hội sông Mekong mới đưa ra tường trình, thẩm định tác động môi trường 2010 của tám đập thượng nguồn ở tỉnh Vân Nam và mười một con đập ở hạ lưu sông Mekong. Trong bản đánh giá này, Ủy hội sông Mekong đã khuyến cáo bốn nước hạ lưu nên hoãn kế hoạch xây các đập trên sông Mekong trong mười năm, nhưng tiếc rằng họ đã không đề nghị Trung Quốc cùng ngưng xây đập hay cùng hợp tác với họ để bảo vệ hạ lưu sông Mekong. Trung Quốc thiếu hợp tác với các nước hạ lưuNgọc Trân: Được biết, Trung Quốc vẫn cho rằng các hồ thủy điện trên phần đất Trung Quốc không gây tác động nào đối với các nước hạ nguồn mà còn giúp khu vực này có thêm 40% lưu lượng nước vào mùa khô và tránh lụt lội vào mùa mưa.Một số tin tức cho biết, phía Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước hạ lưu qua việc cung cấp thông tin về các con đập thượng nguồn cho Ủy hội sông Mekong, cũng như hồi mùa Hè năm ngoái, Trung Quốc đã mời các chuyên gia Ủy hội sông Mekong đến thăm hai đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan, nhằm chứng minh rằng họ không tích nước gây hạn hán cho hạ lưu. Vậy quan điểm của ông, cũng như quan điểm chung của giới khoa học về vấn đề này như thế nào? Ông Phạm Phan Long: Tường trình khoa học về đánh giá tác động môi trường 2010 của Ủy hội sông Mekong đã xác định, tám đập Vân Nam sẽ giữ lại 80% lượng phù sa, không chảy xuống hạ lưu, gây ra 50% thất thoát trong thu hoạch ngư nghiệp. Hệ quả còn nặng hơn nữa, là vì ngư sản là nguồn cung cấp chất đạm chính cho dân cư trong khu vực, khi tính đến gia tăng dân số, thu hoạch ngư nghiệp tính trên đầu người so với năm 2000, chỉ còn có khoảng 60% vào năm 2015, còn 40% vào năm 2030. Từ 1995 đến nay, Trung Quốc đã xây bốn hồ chứa, có tổng dung tích gần 18 tỉ mét khối, nhưng qua tám mùa hạn hán trong 15 năm qua, chưa năm nào thấy Trung Quốc xả nước từ các hồ chứa đó để giúp các nước hạ lưu, cũng chưa có năm nào Trung Quốc giúp khu vực hạ lưu tránh được lũ lụt. Thêm vào đó, mực nước lên xuống thất thường từ Trung Quốc đã gây khó khăn cho hai nước Thái Lan và Lào. Mặc dù Trung Quốc có mời Ủy hội sông Mekong đến thăm hai đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan ở Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2010, nhưng Trung Quốc đã không cho các chuyên gia của Ủy hội được tự do quan sát và nghiên cứu. Nếu Trung Quốc thực tâm muốn hợp tác, họ đã mời các chuyên gia đến quan sát tất các hồ chứa nước ở Vân Nam, gồm các đập Đại Chiếu Sơn, Mãn Loan và Nọa Trác Độ, để công khai với các nước rằng, Trung Quốc không có gì để che giấu. Về thông tin Ủy hội sông Mekong xin các dữ kiện thủy văn của Trung Quốc và năm ngoái Trung Quốc có hứa cho Ủy hội các dữ kiện này, nhưng phía Trung Quốc chỉ cung cấp các dữ kiện được vài tháng rồi thôi. Phía Trung Quốc đã ngừng cung cấp các dữ kiện nói trên kể từ tháng 10 năm 2010 mà không hề đưa ra một lời giải thích nào cho công chúng. Sự việc này cho thấy, Trung Quốc không những đã không còn hợp tác với Ủy hội như họ đã tuyên bố, mà còn tạo thêm mối nghi ngờ cho các nước ở hạ lưu ngày càng sâu hơn. Con sông đã và đang nuôi sống hàng chục triệu cư dân ở các nước hạ nguồn đang từ từ bị giết chết. Trách nhiệm này thuộc về ai? Chính phủ và người dân ở các nước trong khu vực cần làm gì để cứu lấy sông Mekong trước khi quá muộn? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.Phần 2Nguồn nước trên sông Mekong đã và đang nuôi sống hàng chục triệu cư dân ở các nước hạ nguồn, đang dần dần cạn kiệt. Ai sẽ chịu trách nhiệm về cái chết đã được báo trước của con sông này? Các nước hạ nguồn nên có những hành động gì trước khi quá muộn? Mời quý vị theo dõi tiếp cuộc trao đổi giữa Thông tín viên Ngọc Trân với kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt.Trách nhiệm thuộc về ai?Ngọc Trân: Thưa ông, trước thảm trạng thiên tai lẫn nhân tai xảy ra trên sông Mekong, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chính phủ ở các nước hạ nguồn và Ủy hội sông Mekong đã làm gì để đối phó với sự cạn kiệt nguồn nước, môi trường ô nhiễm, đe dọa hàng chục triệu cư dân trong khu vực? Ông Phạm Phan Long: Chính quyền các nước hạ nguồn sẽ phải nhận hoàn toàn trách nhiệm với dân cư lưu vực. Bốn nước hạ lưu như Việt Nam, Cam Bốt, Lào và Thái Lan đã ký Hiệp định sông Mekong từ năm 1995 và giao phó cho Ủy hội sông Mekong nhiệm vụ khuyến khích phát triển bền vững. Nhưng thực tế từ năm 1995 đến nay, Mekong đã phát triển không bền vững. Số lượng ngư sản đánh bắt đã giảm 50% và trọng tải phù sa cũng đã giảm 80%, trong khi nước mặn tiếp tục lấn sâu vào lục địa, phá hủy kinh tế nông nghiệp ở Đổng bằng Sông Cửu Long. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở vùng hạ lưu đã liên tục bị suy thoái trong suốt thời gian kể từ khi Ủy hội sông Mekong thành lập.Ủy hội sông Mekong có chương trình quản trị hạn hán (Drought Management Plan - DMP) và lũ lụt (Flood Management Plan - FMP), thế nhưng các chương trình này chỉ là lý thuyết và hiện chỉ nằm ở các trang tài liệu, chứ chưa có hành động cụ thể nào có thể tin cậy được, nhằm giúp ngăn bớt hạn hán, chống bớt lụt lội khả dĩ bảo vệ được môi trường, kế sinh nhai, an toàn nguồn nước và thực phẩm của dân cư lưu vực.Các tổ chức NGO quốc tế cũng như các chuyên gia khoa học đã cảnh báo về các tác động thiên tai lẫn nhân tai qua nhiều thập niên, nhưng chính quyền các nước hạ lưu sông Mekong đã không hành động, không nâng việc bảo vệ nguồn sống cho dân cư Mekong thành quốc sách với ưu tiên và hậu thuẫn chính trị tương xứng. Không những thế, tất cả các nước trong lưu vực đã và đang có hàng loạt dự án thủy điện và chuyển nước quy mô, điều này sẽ gây thêm nguy khốn cho dân cư lưu vực. Sáng kiến Langcang – MekongNgọc Trân: Trước tình hình đó, chính phủ các nước hạ nguồn sông Mekong hiện cần phải làm gì để cứu vãn môi sinh và sinh kế cho toàn bộ dân cư trong khu vực hạ lưu?Ông Phạm Phan Long: Chính quyền bốn nước và Ủy hội sông Mekong cần chấp thuận khuyến cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy hội sông Mekong, quyết định ngưng xây đập Xayaburi ở Lào và 10 con đập còn lại trên sông Mekong. Ngoài ra, những biện pháp khác mà các nước hạ lưu có thể làm, bao gồm: lập quỹ bảo vệ môi trường và cứu trợ hạn hán, lũ lụt (Mekong Fund); phục hồi rừng và thảm thực vật; phát triển nông ngư nghiệp, sống với hạn hán và sống với mặn như đã sống với phèn và sống với lũ; phát triển hoạt động kinh tế huấn nghệ bớt dựa vào thiên nhiên sông hồ; trong 10 năm tới nghiên cứu thủy điện theo tiêu chuẩn quốc tế và cần có dung tích hồ chứa dành riêng cho ưu tiên chống lụt và giảm hạn.Nguồn nước là tài nguyên thiên nhiên quý báu nhất mà các dân tộc chung một dòng sông đời đời cùng chia sẻ. Các dòng sông quốc tế chảy qua nhiều biên giới quốc gia thường trở thành nguồn gốc tranh chấp quyền lợi nước giữa các dân tộc. Trên thế giới có trên 300 dòng sông quốc tế và đã có trên 400 thỏa hiệp sông ngòi quốc tế. Âu châu đã có các thỏa hiệp quốc tế từ năm 1815, nhờ họ sớm nhận thức, tranh chấp không giải quyết sẽ là bức tường ngăn cản tất cả mọi cơ hội hợp tác kinh tế và chính trị khác, mà hậu quả là thiệt thòi nặng nề chung cho toàn lưu vực.Trước sự suy thoái trên lưu vực Lancang – Mekong, sự vô hiệu của Ủy hội sông Mekong, sự vô cảm của Trung Quốc, cùng với sự bất lực của các nước hạ lưu và mối nghi ngờ Trung Quốc ở thượng lưu ngày càng sâu đậm, đã đến lúc phải tìm giải pháp toàn bộ cho lưu vực Lancang – Mekong.Hội Sinh thái Việt trân trọng đề nghị lãnh đạo sáu nước Lancang – Mekong họp lại, cùng nhau tìm một đáp án quốc tế cho toàn khu vực bằng Sáng kiến Lancang – Mekong (Lancang Mekong Initiative - LMI). Chỉ khi nào cả 6 nước cùng nhau thương lượng ký kết một hiệp ước quốc tế Lancang – Mekong Treaty thì mới có thể mong cứu được Mekong. Dựa trên luật pháp quốc tếNgọc Trân: Theo ông thì có nên nâng cấp Ủy hội sông Mekong để cả 4 nước cùng Myanmar và Trung Quốc tham gia hiệp ước quốc tế này không?Sáng kiến Lancang – Mekong (LMI) sẽ không thể thành công bằng cách làm theo Ủy hội sông Mekong, bởi vì Ủy hội đã đi vào bế tắc, mất sự tin cậy và không thể hiện được tư cách độc lập và khoa học trong sáng. Tuy nhiên Sáng kiến Langcang – Mekong không phải vì thế mà bắt đầu từ số không, bởi vì đã có sẵn những luật lệ sông ngòi quốc tế làm căn bản để thỏa hiệp.Liên Hiệp Quốc đã thông qua bộ luật sử dụng nguồn nước quốc tế: “The United Nations Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Water Courses” vào năm 1997. Các quy tắc mang tính quốc tế trong Helsinki Rules ra đời năm 1996 và Berlin Rules năm 2004 đều dựa trên nguyên tắc “không gây thiệt hại đáng kể cho các nước khác” và nguyên tắc “sử dụng hợp lý và công bình”, làm nền tảng thỏa hiệp giữa các dân tộc.Từ nay đến năm 2014 là thời gian Trung Quốc hoàn tất đập Nọa Trác Độ và đây là thời gian ngắn ngủi còn lại cho các nước Lancang – Mekong kịp thời bảo vệ và vãn hồi môi sinh đang thoi thóp ở hạ lưu.Sáng kiến Langcang – Mekong là cơ hội lớn để Trung Quốc cùng với các nước láng giềng chủ động thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước hạ lưu và uy tín của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tham gia, tiềm năng thành công của Sáng kiến Langcang – Mekong sẽ rất cao, bởi vì Trung Quốc có khả năng, phương tiện và uy tín trong khi các nước Mekong có thiện chí và nhu cầu cấp bách để hợp tác với Trung Quốc hơn bất cứ cường quốc nào khác trên thế giới vào lúc này. Ngọc Trân: Trung Quốc là một nước lớn ở trên thượng nguồn và họ không có nhiều quyền lợi ở dưới hạ nguồn, vậy họ có cần giải quyết tranh chấp Mekong với các nước nhỏ ở hạ lưu trong bối cảnh lịch sử hiện nay hay không, thưa ông?Trung Quốc có quyền lợi chiến lược với ASEAN mà Trung Quốc cần phát triển và bảo vệ cho các nước này như chính họ, bởi vì tổng số mậu dịch của Trung Quốc với ASEAN là 300 tỉ đô la, ngang hàng và sắp vượt qua với khối Liên minh châu Âu, chỉ sau Hoa Kỳ. Nhận thức này sẽ đưa Lancang – Mekong lên hàng đầu trong các vấn đề bang giao của Trung Quốc trong khu vực và nhất là khi Trung Quốc biết nhìn xa như Hoa Kỳ và Âu châu. Sáng kiến Langcang – Mekong là đề nghị của Hội Sinh Thái Việt, nên hội sẽ giúp vận động, yêu cầu các NGO quốc tế, các học giả quốc tế, cũng như trí thức Trung Quốc và các dân tộc sống ở lưu vực sông Mekong cùng nhau thúc đẩy các chính phủ trong khu vực tiến hành Sáng kiến Langcang – Mekong như lộ trình tốt nhất để cùng phát triển bền vững toàn lưu vực, để không ai còn bị nghi ngờ là ích kỷ, thủ lợi một mình hay gây thiệt hại nặng nề cho một dân tộc nào ở hạ lưu phải gánh chịu.Lịch sử sẽ không khoan dung nếu Lancang – Mekong không có một hiệp ước quốc tế khi cơ hội hy vọng cuối cùng vẫn còn. Các dân tộc và chính phủ Lancang – Mekong hãy viết nên lịch sử dòng sông bằng Sáng kiến Langcang – Mekong và cùng ký kết Lancang – Mekong Treaty, không phải đợi sau năm 2014 mà ngay trong năm 2011 để cứu lấy con sông Mekong và hàng triệu cư dân đang sống nhờ vào nó. Ngọc Trân: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này.Nguồn: RFA
Dự án tàu cao tốc cũng gây tranh luận tại Trung Quốc
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, khoảng 230 triệu lao động Trung Quốc từ các thành phố, khu công nghiệp về quê ăn tết và tuyệt đại đa số đều đi tàu hỏa. Để mua được vé tàu là chuyện không hề đơn giản, có người phải xếp hàng chầu chực hai ba ngày, hoặc ngủ luôn tại nhà ga. Năm nay, tại Trung Quốc, một bộ phận người lao động đã có thêm một sự lựa chọn mới: Đó là đi tàu cao tốc, tiện nghi và nhanh hơn. Thế nhưng giá vé lại đắt gấp ba lần vé tàu thường và chính điều này làm dấy lên những lo ngại là chỉ có người nghèo là tầng lớp bị thiệt thòi nhiều nhất. Giáo sư họ Triệu thuộc Viện Quản lý Kinh tế, Đại học Giao thông Bắc Kinh, được hãng tin AFP trích dẫn nhận định, tàu cao tốc không phục vụ cho tầng lớp dân có thu nhập trung bình và thấp. Chỉ có người giàu hưởng lợi, cho phép họ có thêm một sự lựa chọn khác khi di chuyển. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc xây dựng mạng lưới đường sắt là để thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải để phục vụ một nhóm dân cư nào đó. Mạng lưới tàu cao tốc Trung Quốc, rộng lớn nhất thế giới, đã phát triển nhanh chóng. Trong năm 2011, Trung Quốc dự tính đầu tư khoảng 106 tỷ đô la. Tháng trước, bộ trưởng phụ trách đường sắt Lưu Chí Quân nói rằng tổng số chiều dài tuyến đường tàu cao tốc của Trung Quốc có thể lên tới 13.000 km trong năm nay, tăng hơn 50% so với năm ngoái. Theo một quan chức cao cấp trong ngành đường sắt Trung Quốc, vào dịp Tết năm nay, gần 20% số hành khách đã lựa chọn đi tàu cao tốc. Thế nhưng, nhiều người dân, giới chuyên gia và thậm chí ngay cả báo chí chính thức của nhà nước cũng bày tỏ lo ngại là việc phát triển hệ thống tàu cao tốc dồn ép những người có thu nhập thấp vào tình cảnh không có một sự lựa chọn nào khác là phải chi ra rất nhiều tiền để mua vé tàu khi đi lại. Tân Hoa Xã trích đăng lời than phiền của một công nhân, quê ở phía đông Hàng Châu. Anh cho biết là phải chi thêm 400 nhân dân tệ - khoảng 60 đô la - để mua vé tàu cho cả nhà, tức là chi thêm 1/3 lương tháng. Bình thường ra, với số tiền này, anh có thể mua được rất nhiều thứ để ăn Tết. Hiện nay, cụm từ "Bị Cao Thiết", tức "bị đi tàu cao tốc", đang rất thịnh hành trong dân cư mạng, để mỉa mai tình cảnh buộc phải mua vé tàu đắt vì không mua nổi vé tàu thường. Họ phàn nàn chính phủ chỉ chú trọng phát triển tàu cao tốc, giá vé quá cao so với mức lương người lao động. Giáo sư Patrick Chovanec, thuộc Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, được trang mạng The Canadian Press trích dẫn, cho rằng sự ùn tắc hành khách và nạn khan hiếm vé tàu thường cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tính toán sai lầm. Đối với người lao động có thu nhập thấp thì tiền bạc quan trọng hơn thời gian. Trong khi giới lãnh đạo thì luôn bị ám ảnh bởi việc phải tạo dựng được hình ảnh về đất nước Trung Hoa hiện đại ở trong và ngoài nước và không tính toán đầy đủ xem công nghệ mới này có phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hay không. Đối với ông Gerald Ollivier, chuyên gia về cơ sở hạ tầng làm việc cho Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc thì nhờ có tàu cao tốc, một bộ phận dân chúng sẽ sử dụng phương tiện này, qua đó, bớt đi lượng khách ở tàu bình thường. Nói một cách khác, tàu cao tốc chủ yếu làm tăng thêm khả năng lựa chọn phương tiện vận tải cho người dân. Để đánh giá sự cần thiết của tàu cao tốc, thì nên xem xét số lượng hành khách vào các dịp cao điểm như lễ hội, Tết Nguyên đán. Nếu đông khách thì có nghĩa là dự án đáp ứng nhu cầu vận tải. Trong khi đó, giáo sư Triệu ở Đại học Giao thông Bắc Kinh nhấn mạnh, nạn khan hiếm vé tàu thường vào dịp Tết là do khả năng chuyên chở của ngành đường sắt thấp kém. Đây là hậu quả của chính sách đầu tư sai. Giải pháp hiện nay là cải thiện, nâng cấp hệ thống tàu thường hiện có. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn tiếp tục đi lệch hướng và đó là một vấn đề lớn. Nguồn: RFI |
Ngọc Trân Phần 1 Sông Mekong đã và đang có những đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp nước cho vựa lúa lớn nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long, với khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu trên cả nước, sông Mekong còn cung cấp nước để khai thác và nuôi trồng thủy sản, đóng góp không nhỏ cho ngành xuất khẩu thủy sản trên cả nước. Những đóng góp quan trọng của con sông Mekong cho sự phát triển ở Việt Nam nói riêng, và các nước trong khu vực nói chung, có lẽ sẽ không còn nữa nếu như chúng ta không có những hành động kịp thời để cứu lấy con sông, khi mà lượng nước đổ về hạ lưu Mekong đang ngày càng cạn kiệt. Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt, để làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến con sông này. Mời quý vị cùng nghe. Mekong cạn dòng Ngọc Trân: Thưa ông Phạm Phan Long, theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission - MRC), một tổ chức gồm bốn nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, hồi tháng 11 năm ngoái cho biết, mực nước tại trạm quan trắc Chiang Saen, nơi gần biên giới Trung Quốc, đang từ 4 mét, đã giảm xuống chỉ còn 2 mét, tức giảm khoảng 50%. Mực nước ở tất cả các trạm từ Chiang Saen đến Tân Châu hiện cũng đã giảm từ khoảng 50% đến 70%. Riêng mực nước tại các trạm Vientian, Savanakhet, Tân Châu đã giảm đáng kể, xuống chỉ còn dưới 1 mét. Hiện mực nước ở các vùng hạ lưu đã giảm xuống bằng mực nước những năm hạn hán 1992-1993 và 2003-2004. Năm ngoái, hạn hán đã gây thiệt hại nặng cho các khu vực hạ lưu và điều này sắp tái diễn trong năm nay. Biển Hồ Tonle Sap và vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao trong tương lai, thưa ông? Ông Phạm Phan Long: Nếu lưu lượng nước tiếp tục giảm như thế, lưu vực sẽ đi đến chết khát. Nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp, ba kế sinh nhai truyền thống ngàn đời của sáu mươi triệu dân cư lưu vực sẽ bị đe dọa. Nạn nghèo, đói, thiếu nước và bệnh tật sẽ hoành hành cùng các hệ quả xã hội xấu đi kèm theo sau. An toàn thực phẩm và nguồn nước sẽ suy thoái đến độ dân cư không còn sinh sống được nữa. Ký giả, tác giả và đạo diễn TomFawthrop đã ghi nhận tình cảnh này trong phim tài liệu “Cá đã đi về đâu?” và BS Ngô Thế Vinh, tác giả “Dòng Sông Nghẽn Mạch”, cho rằng trái tim Biển Hồ sẽ dần dần ngừng đập. Đâu là nguyên nhân? Ngọc Trân: Đâu là nguyên nhân gây ra nạn hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra và ngày càng khắc nghiệt trong những năm qua, thưa ông? Ông Phạm Phan Long: Đã có rất nhiều tường trình khoa học nêu ra các nguyên nhân chính, cả thiên tai lẫn nhân tai. Thứ nhất, do biến đổi khí hậu bất thuờng, cho nên cả lưu vực có ít mưa hơn. Kế đến là nạn phá rừng đã làm biến mất thảm thực vật, vốn là kho trữ nước tự nhiên của lưu vực. Thứ ba là do các hồ chứa nước ở thượng nguồn, đã tích nước lại quá nhiều và quá nhanh. Và thêm một nguyên nhân nữa đó là, nước được chuyển ra khỏi dòng chính để canh tác. Tất cả đã góp phần gây hạn hán cho khu vực hạ nguồn sông Mekong. Ngọc Trân: Ông vừa nhắc đến các tường trình khoa học về nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt ở hạ nguồn Mekong, theo các báo cáo của giới khoa học thì một trong những nguyên nhân chính gây nguy hại cho các nước hạ nguồn là việc phát triển các đập thủy điện ở thượng nguồn. Trên các con đập này, Trung Quốc đã cho xây trên dòng chính nhiều hồ lớn chứa nước rất lớn, vậy ông có biết Ủy hội sông Mekong đã đối phó với việc này ra sao? Ông Phạm Phan Long: Suốt hai thập niên qua, trên thượng nguồn thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã cho xây các đập Mãn Loan hồi năm 1993, đập Đại Chiếu Sơn năm 2001, đập Cảnh Hồng năm 2004, đập Tiểu Loan năm 2010 và đập Nọa Trác Độ sẽ hoàn tất trong năm 2014. Mãi cho đến năm 2009, Ủy hội sông Mekong đã không làm nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường chiến lược (Strategic Environmental Assessment - SEA) cho các dự án xây đập thủy điện nào ở tỉnh Vân Nam. Ủy hội sông Mekong cũng không phê bình Trung Quốc về việc thiếu nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường đối với các nước hạ lưu. Tổ chức này cũng không hề chất vấn Trung Quốc về những hứa hẹn tốt đẹp của các đập ở tỉnh Vân Nam cho hạ lưu mà dân cư Mekong chưa bao giờ được thấy. Các nước hạ lưu như Thái, Lào và Việt Nam đã xây nhiều đập trên các phụ lưu của từng nước, nhưng không có đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế và các nước này đang đưa ra một dự án, xây thêm mười một đập ngay trên dòng chính. Mãi đến tháng 10 năm ngoái, Ủy hội sông Mekong mới đưa ra tường trình, thẩm định tác động môi trường 2010 của tám đập thượng nguồn ở tỉnh Vân Nam và mười một con đập ở hạ lưu sông Mekong. Trong bản đánh giá này, Ủy hội sông Mekong đã khuyến cáo bốn nước hạ lưu nên hoãn kế hoạch xây các đập trên sông Mekong trong mười năm, nhưng tiếc rằng họ đã không đề nghị Trung Quốc cùng ngưng xây đập hay cùng hợp tác với họ để bảo vệ hạ lưu sông Mekong. Trung Quốc thiếu hợp tác với các nước hạ lưu Ngọc Trân: Được biết, Trung Quốc vẫn cho rằng các hồ thủy điện trên phần đất Trung Quốc không gây tác động nào đối với các nước hạ nguồn mà còn giúp khu vực này có thêm 40% lưu lượng nước vào mùa khô và tránh lụt lội vào mùa mưa. Một số tin tức cho biết, phía Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước hạ lưu qua việc cung cấp thông tin về các con đập thượng nguồn cho Ủy hội sông Mekong, cũng như hồi mùa Hè năm ngoái, Trung Quốc đã mời các chuyên gia Ủy hội sông Mekong đến thăm hai đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan, nhằm chứng minh rằng họ không tích nước gây hạn hán cho hạ lưu. Vậy quan điểm của ông, cũng như quan điểm chung của giới khoa học về vấn đề này như thế nào? Ông Phạm Phan Long: Tường trình khoa học về đánh giá tác động môi trường 2010 của Ủy hội sông Mekong đã xác định, tám đập Vân Nam sẽ giữ lại 80% lượng phù sa, không chảy xuống hạ lưu, gây ra 50% thất thoát trong thu hoạch ngư nghiệp. Hệ quả còn nặng hơn nữa, là vì ngư sản là nguồn cung cấp chất đạm chính cho dân cư trong khu vực, khi tính đến gia tăng dân số, thu hoạch ngư nghiệp tính trên đầu người so với năm 2000, chỉ còn có khoảng 60% vào năm 2015, còn 40% vào năm 2030. Từ 1995 đến nay, Trung Quốc đã xây bốn hồ chứa, có tổng dung tích gần 18 tỉ mét khối, nhưng qua tám mùa hạn hán trong 15 năm qua, chưa năm nào thấy Trung Quốc xả nước từ các hồ chứa đó để giúp các nước hạ lưu, cũng chưa có năm nào Trung Quốc giúp khu vực hạ lưu tránh được lũ lụt. Thêm vào đó, mực nước lên xuống thất thường từ Trung Quốc đã gây khó khăn cho hai nước Thái Lan và Lào. Mặc dù Trung Quốc có mời Ủy hội sông Mekong đến thăm hai đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan ở Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2010, nhưng Trung Quốc đã không cho các chuyên gia của Ủy hội được tự do quan sát và nghiên cứu. Nếu Trung Quốc thực tâm muốn hợp tác, họ đã mời các chuyên gia đến quan sát tất các hồ chứa nước ở Vân Nam, gồm các đập Đại Chiếu Sơn, Mãn Loan và Nọa Trác Độ, để công khai với các nước rằng, Trung Quốc không có gì để che giấu. Về thông tin Ủy hội sông Mekong xin các dữ kiện thủy văn của Trung Quốc và năm ngoái Trung Quốc có hứa cho Ủy hội các dữ kiện này, nhưng phía Trung Quốc chỉ cung cấp các dữ kiện được vài tháng rồi thôi. Phía Trung Quốc đã ngừng cung cấp các dữ kiện nói trên kể từ tháng 10 năm 2010 mà không hề đưa ra một lời giải thích nào cho công chúng. Sự việc này cho thấy, Trung Quốc không những đã không còn hợp tác với Ủy hội như họ đã tuyên bố, mà còn tạo thêm mối nghi ngờ cho các nước ở hạ lưu ngày càng sâu hơn. Con sông đã và đang nuôi sống hàng chục triệu cư dân ở các nước hạ nguồn đang từ từ bị giết chết. Trách nhiệm này thuộc về ai? Chính phủ và người dân ở các nước trong khu vực cần làm gì để cứu lấy sông Mekong trước khi quá muộn? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp. Phần 2 Nguồn nước trên sông Mekong đã và đang nuôi sống hàng chục triệu cư dân ở các nước hạ nguồn, đang dần dần cạn kiệt. Ai sẽ chịu trách nhiệm về cái chết đã được báo trước của con sông này? Các nước hạ nguồn nên có những hành động gì trước khi quá muộn? Mời quý vị theo dõi tiếp cuộc trao đổi giữa Thông tín viên Ngọc Trân với kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt. Trách nhiệm thuộc về ai? Ngọc Trân: Thưa ông, trước thảm trạng thiên tai lẫn nhân tai xảy ra trên sông Mekong, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chính phủ ở các nước hạ nguồn và Ủy hội sông Mekong đã làm gì để đối phó với sự cạn kiệt nguồn nước, môi trường ô nhiễm, đe dọa hàng chục triệu cư dân trong khu vực? Ông Phạm Phan Long: Chính quyền các nước hạ nguồn sẽ phải nhận hoàn toàn trách nhiệm với dân cư lưu vực. Bốn nước hạ lưu như Việt Nam, Cam Bốt, Lào và Thái Lan đã ký Hiệp định sông Mekong từ năm 1995 và giao phó cho Ủy hội sông Mekong nhiệm vụ khuyến khích phát triển bền vững. Nhưng thực tế từ năm 1995 đến nay, Mekong đã phát triển không bền vững. Số lượng ngư sản đánh bắt đã giảm 50% và trọng tải phù sa cũng đã giảm 80%, trong khi nước mặn tiếp tục lấn sâu vào lục địa, phá hủy kinh tế nông nghiệp ở Đổng bằng Sông Cửu Long. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở vùng hạ lưu đã liên tục bị suy thoái trong suốt thời gian kể từ khi Ủy hội sông Mekong thành lập. Ủy hội sông Mekong có chương trình quản trị hạn hán (Drought Management Plan - DMP) và lũ lụt (Flood Management Plan - FMP), thế nhưng các chương trình này chỉ là lý thuyết và hiện chỉ nằm ở các trang tài liệu, chứ chưa có hành động cụ thể nào có thể tin cậy được, nhằm giúp ngăn bớt hạn hán, chống bớt lụt lội khả dĩ bảo vệ được môi trường, kế sinh nhai, an toàn nguồn nước và thực phẩm của dân cư lưu vực. Các tổ chức NGO quốc tế cũng như các chuyên gia khoa học đã cảnh báo về các tác động thiên tai lẫn nhân tai qua nhiều thập niên, nhưng chính quyền các nước hạ lưu sông Mekong đã không hành động, không nâng việc bảo vệ nguồn sống cho dân cư Mekong thành quốc sách với ưu tiên và hậu thuẫn chính trị tương xứng. Không những thế, tất cả các nước trong lưu vực đã và đang có hàng loạt dự án thủy điện và chuyển nước quy mô, điều này sẽ gây thêm nguy khốn cho dân cư lưu vực. Sáng kiến Langcang – Mekong Ngọc Trân: Trước tình hình đó, chính phủ các nước hạ nguồn sông Mekong hiện cần phải làm gì để cứu vãn môi sinh và sinh kế cho toàn bộ dân cư trong khu vực hạ lưu? Ông Phạm Phan Long: Chính quyền bốn nước và Ủy hội sông Mekong cần chấp thuận khuyến cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy hội sông Mekong, quyết định ngưng xây đập Xayaburi ở Lào và 10 con đập còn lại trên sông Mekong. Ngoài ra, những biện pháp khác mà các nước hạ lưu có thể làm, bao gồm: lập quỹ bảo vệ môi trường và cứu trợ hạn hán, lũ lụt (Mekong Fund); phục hồi rừng và thảm thực vật; phát triển nông ngư nghiệp, sống với hạn hán và sống với mặn như đã sống với phèn và sống với lũ; phát triển hoạt động kinh tế huấn nghệ bớt dựa vào thiên nhiên sông hồ; trong 10 năm tới nghiên cứu thủy điện theo tiêu chuẩn quốc tế và cần có dung tích hồ chứa dành riêng cho ưu tiên chống lụt và giảm hạn. Nguồn nước là tài nguyên thiên nhiên quý báu nhất mà các dân tộc chung một dòng sông đời đời cùng chia sẻ. Các dòng sông quốc tế chảy qua nhiều biên giới quốc gia thường trở thành nguồn gốc tranh chấp quyền lợi nước giữa các dân tộc. Trên thế giới có trên 300 dòng sông quốc tế và đã có trên 400 thỏa hiệp sông ngòi quốc tế. Âu châu đã có các thỏa hiệp quốc tế từ năm 1815, nhờ họ sớm nhận thức, tranh chấp không giải quyết sẽ là bức tường ngăn cản tất cả mọi cơ hội hợp tác kinh tế và chính trị khác, mà hậu quả là thiệt thòi nặng nề chung cho toàn lưu vực. Trước sự suy thoái trên lưu vực Lancang – Mekong, sự vô hiệu của Ủy hội sông Mekong, sự vô cảm của Trung Quốc, cùng với sự bất lực của các nước hạ lưu và mối nghi ngờ Trung Quốc ở thượng lưu ngày càng sâu đậm, đã đến lúc phải tìm giải pháp toàn bộ cho lưu vực Lancang – Mekong. Hội Sinh thái Việt trân trọng đề nghị lãnh đạo sáu nước Lancang – Mekong họp lại, cùng nhau tìm một đáp án quốc tế cho toàn khu vực bằng Sáng kiến Lancang – Mekong (Lancang Mekong Initiative - LMI). Chỉ khi nào cả 6 nước cùng nhau thương lượng ký kết một hiệp ước quốc tế Lancang – Mekong Treaty thì mới có thể mong cứu được Mekong. Dựa trên luật pháp quốc tế Ngọc Trân: Theo ông thì có nên nâng cấp Ủy hội sông Mekong để cả 4 nước cùng Myanmar và Trung Quốc tham gia hiệp ước quốc tế này không? Sáng kiến Lancang – Mekong (LMI) sẽ không thể thành công bằng cách làm theo Ủy hội sông Mekong, bởi vì Ủy hội đã đi vào bế tắc, mất sự tin cậy và không thể hiện được tư cách độc lập và khoa học trong sáng. Tuy nhiên Sáng kiến Langcang – Mekong không phải vì thế mà bắt đầu từ số không, bởi vì đã có sẵn những luật lệ sông ngòi quốc tế làm căn bản để thỏa hiệp. Liên Hiệp Quốc đã thông qua bộ luật sử dụng nguồn nước quốc tế: “The United Nations Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Water Courses” vào năm 1997. Các quy tắc mang tính quốc tế trong Helsinki Rules ra đời năm 1996 và Berlin Rules năm 2004 đều dựa trên nguyên tắc “không gây thiệt hại đáng kể cho các nước khác” và nguyên tắc “sử dụng hợp lý và công bình”, làm nền tảng thỏa hiệp giữa các dân tộc. Từ nay đến năm 2014 là thời gian Trung Quốc hoàn tất đập Nọa Trác Độ và đây là thời gian ngắn ngủi còn lại cho các nước Lancang – Mekong kịp thời bảo vệ và vãn hồi môi sinh đang thoi thóp ở hạ lưu. Sáng kiến Langcang – Mekong là cơ hội lớn để Trung Quốc cùng với các nước láng giềng chủ động thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước hạ lưu và uy tín của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tham gia, tiềm năng thành công của Sáng kiến Langcang – Mekong sẽ rất cao, bởi vì Trung Quốc có khả năng, phương tiện và uy tín trong khi các nước Mekong có thiện chí và nhu cầu cấp bách để hợp tác với Trung Quốc hơn bất cứ cường quốc nào khác trên thế giới vào lúc này. Ngọc Trân: Trung Quốc là một nước lớn ở trên thượng nguồn và họ không có nhiều quyền lợi ở dưới hạ nguồn, vậy họ có cần giải quyết tranh chấp Mekong với các nước nhỏ ở hạ lưu trong bối cảnh lịch sử hiện nay hay không, thưa ông? Trung Quốc có quyền lợi chiến lược với ASEAN mà Trung Quốc cần phát triển và bảo vệ cho các nước này như chính họ, bởi vì tổng số mậu dịch của Trung Quốc với ASEAN là 300 tỉ đô la, ngang hàng và sắp vượt qua với khối Liên minh châu Âu, chỉ sau Hoa Kỳ. Nhận thức này sẽ đưa Lancang – Mekong lên hàng đầu trong các vấn đề bang giao của Trung Quốc trong khu vực và nhất là khi Trung Quốc biết nhìn xa như Hoa Kỳ và Âu châu. Sáng kiến Langcang – Mekong là đề nghị của Hội Sinh Thái Việt, nên hội sẽ giúp vận động, yêu cầu các NGO quốc tế, các học giả quốc tế, cũng như trí thức Trung Quốc và các dân tộc sống ở lưu vực sông Mekong cùng nhau thúc đẩy các chính phủ trong khu vực tiến hành Sáng kiến Langcang – Mekong như lộ trình tốt nhất để cùng phát triển bền vững toàn lưu vực, để không ai còn bị nghi ngờ là ích kỷ, thủ lợi một mình hay gây thiệt hại nặng nề cho một dân tộc nào ở hạ lưu phải gánh chịu. Lịch sử sẽ không khoan dung nếu Lancang – Mekong không có một hiệp ước quốc tế khi cơ hội hy vọng cuối cùng vẫn còn. Các dân tộc và chính phủ Lancang – Mekong hãy viết nên lịch sử dòng sông bằng Sáng kiến Langcang – Mekong và cùng ký kết Lancang – Mekong Treaty, không phải đợi sau năm 2014 mà ngay trong năm 2011 để cứu lấy con sông Mekong và hàng triệu cư dân đang sống nhờ vào nó. Ngọc Trân: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này. Nguồn: RFA |
Người Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam?
Vương Cẩm Tư VIT - Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ. Nay hoạt động tự do. Hội viên Hội Lịch sử Thế chiến II TQ, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế. Sau đây chúng tôi xin trích dịch bài viết suy nghĩ tìm hiểu về cuộc chiến tranh 1979 của Vương Cẩm Tư khi du lịch sang Việt Nam. Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, nó phản ánh quan điểm của một nguời dân Trung Quốc thuộc thế hệ trẻ. Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam” kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán. Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư xuất phát từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng mộc. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”. Đối với một người lớn lên ở vùng Đức Huệ tỉnh Cát Lâm như tôi, Việt Nam là nơi rất xa xôi, hầu như tôi không có quan hệ gì với quốc gia này. Thế nhưng mối liên hệ [với Việt Nam] lại từng gần gũi đến thế, bởi lẽ hồi ở tuổi thiếu niên tôi nhận được sự giáo dục chủ nghĩa yêu nước chính tông và lây nhiễm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quen thuộc “Phong thái nhuốm máu” và “Vòng hoa dưới núi cao” [bài hát và tiểu thuyết Trung Quốc viết về chiến tranh 1979], từng cùng thày trò toàn trường nghe các anh hùng Lão Sơn [một ngọn núi ở Hà Giang, nơi Trung Quốc tấn công lấn chiếm đất Việt Nam] báo cáo chuyên đề tại Cung Văn hoá công nhân Đức Huệ, tôi lại còn hăng máu đòi ra tiền tuyến Việt Nam liều mạng với quốc gia này mà không ngại hy sinh, cho dù sức mình còn chưa xách nổi ngọn giáo có tua hồng. Để tìm hiểu cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”, tôi có chủ ý đi thăm Bảo tàng Quân đội Việt Nam tại Hà Nội. Thật may là Bảo tàng này ở ngay chếch phía trước Đại sứ quán Trung Quốc, cách chưa đầy 100 mét, nhà Bảo tàng không lớn. Tác giả từng thăm Bảo tàng Quân sự cách mạng Trung Quốc tại Bắc Kinh, cảm thấy cực ký hùng vĩ, oách hơn Bảo tàng Việt Nam nhiều. Quy mô và phong thái hai nhà bảo tàng quân sự của hai nước nên là sự thể hiện và hình ảnh thu nhỏ các mặt sức mạnh kinh tế, diện tích lãnh thổ và sức mạnh quân sự của hai nước. Nhưng vào xem thì căn bản chẳng có trưng bày nội dung về cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”, chỉ có các tư liệu Trung Quốc giúp Việt Nam chống Mỹ. Máy ảnh tôi mang theo thế là vô dụng, tôi cảm thấy có chút hẫng hụt. Thỉnh thoảng có du khách Trung Quốc vào xem Bảo tàng, họ đến Việt Nam theo các đoàn du lịch. Khi nhập cảnh họ được [các nhân viên hải quan Trung Quốc] nhắc nhở chớ nói chuyện với người Việt Nam về cuộc chiến tranh này nhằm tránh tổn thương tình cảm của đối phương. Nhưng tôi thì bất chấp cái tình cảm gì gì ấy, xông thẳng tới hai nhân viên đứng ngoài sân Bảo tàng Quân đội Việt Nam hỏi cho ra nhẽ. Họ cũng mặc quân phục, một nam một nữ. Vì không hiểu tiếng Trung Quốc tôi nói nên họ lập tức đi gọi một hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đến. Anh này chừng 30 tuổi, nói tiếng Trung rất thạo. Nghe tôi hỏi đoạn lịch sử ấy, nụ cười của anh trở nên nghiêm trang: “Tôi biết Trung Quốc các ông tuyên truyền đây là cuộc chiến phản kích tự vệ, nhưng ông hãy thử nghĩ xem, có thể như thế được không? Việt Nam chúng tôi một nước nhỏ thế này mà có thể xâm lược nước các ông được sao? Hồi ấy cuộc Cách mạng Văn hoá của các ông vừa mới chấm dứt, rất nhiều mâu thuẫn và nguy cơ chưa giải quyết được, các ông bèn xâm lược Việt Nam để đổ vấy nguy cơ. Dĩ nhiên nguyên nhân không chỉ có vậy.” Tôi nói, vì Việt Nam quấy nhiễu biên giới và xua đuổi Hoa kiều nên Trung Quốc mới phản kích tự vệ. Anh ta nói, chúng ta hãy tạm chưa tranh cãi ai sai ai đúng. Ai ngờ hướng dẫn viên du lịch Việt Nam này nhắc đến cả chuyện Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc đi váo vùng biển đảo Điếu Ngư [Nhật gọi là Senkaku]. “Tôi thấy nhiều thành phố Trung Quốc bắt đầu [biểu tình chống Nhật], thực ra đó là kết quả việc chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc kích động. Người Trung Quốc các ông quá thù hận. Người Việt Nam chúng tôi xưa nay không bao giờ thù hận nước khác, chúng tôi là một dân tộc hoà bình.” – anh nói. Điều khiến tôi kinh ngạc không phải ở chỗ anh ta nói có đúng hay không mà là tôi không nghĩ anh hiểu Trung Quốc nhiều như vậy. Bên cạnh còn có một người Việt Nam biết tiếng Trung nói xen vào: Trung Quốc các ông một mặt nói thù hận là không hợp trào lưu của loài người, một mặt lại hết mức thù hằn Nhật Bản và các nước khác. Như thế chẳng phải là tự mâu thuẫn với mình, rất giả dối đó sao? Kinh tế các ông có thành công nữa cũng không được người ta tôn trọng. Tôi bảo, Nhật Bản có sai, họ cũng từng xâm lược Việt Nam, Trung Quốc căm thù là bình thường, nhưng nhà nước chúng tôi không kích động, người Trung Quốc chúng tôi không căm thù Việt Nam. Tôi kể, khi lính Trung Quốc gánh nước cho phụ nữ Việt Nam thì bị người phụ nữ ấy bắn lén từ sau lưng mà hy sinh, cả đến trẻ con Việt Nam 11, 12 tuổi cũng bắn giết Giải phóng quân, thật là lấy oán trả ơn. Tôi hỏi hướng dẫn viên du lịch thấy chuyện ấy như thế nào, anh bảo: “Các ông xâm lược vào đây, có thể nào không đánh các ông hay sao?” Tôi cảm thấy đây là chuyện làm người Trung Quốc chúng ta xấu hổ khó xử. Sau này hướng dẫn viên du lịch ấy có gửi e-mail cho tôi, trình bày quan điểm của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh này, viết bằng Trung văn. Cho dù nhà Bảo tàng Quân đội Việt Nam không có nội dung cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam” nhưng khi tôi đến Bảo tàng Quốc gia Việt Nam thì lại nhìn thấy cái gọi là ghi chép về việc các vương triều Trung Quốc trước đây xâm lược Việt Nam; tại đây người ta có phân phát các tài liệu tiếng Trung Quốc giới thiệu lịch sử chuyện đó. Lại còn có trưng bày cái gọi là “Trung Quốc chiếm Việt Nam lâu tới 1000 năm”. [Tài liệu của] Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viết bằng Trung văn giới thiệu thế này: “Nhân dân Việt Nam từng nhiều lần bị nước ngoài xâm lược, gồm các vương triều Trung Quốc trước đây như triều Tống (thế kỷ 11), triều Nguyên (thế kỷ 13), triều Minh (thế kỷ 15) và triều Thanh (thế kỷ 18).” Người Việt Nam tự hào vì đã đánh bại quân Trung Quốc từ phương Bắc đến, lưu lại nhiều cái gọi là sự tích anh hùng “Chống Nguyên”, “Chống Minh” và “Chống Trung Quốc”. Trong thời gian đó liên tiếp xảy ra các cuộc khởi nghĩa anh hùng do Hai Bà Trưng (đời Hán), Triệu Trinh Nương (đời Tam Quốc), Mai Thúc Loan (đời Đường), Dương Đình Nghệ (đời Ngũ đại thập quốc) lãnh đạo chống lại sự thống trị tàn bạo của Trung Quốc, nhưng đều bị đàn áp.” Những nhân vật ấy được người Việt Nam coi là thần minh phù hộ bình yên và mưa thuận gió hòa để thờ cúng. Chữ trên ảnh: Thành phố Hải Phòng Việt Nam dựng tượng Lê Chân, người được gọi là “nữ anh hùng” chống lại sự thống trị của nhà Đông Hán Trung Quốc. Vương Cẩm Tư chụp. Ngày 10/9/2010 tại Hải Phòng. Tác giả Vương Cẩm Tư còn thấy tại trung tâm Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, có dựng một bức tượng đồng cao hơn ba chục mét, theo giới thiệu là “bà Lê Chân nữ anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược thời kỳ Đông Hán”. Tương truyền Lê Chân xinh đẹp, tính tình hiền thục, quan lại Trung Quốc thèm khát muốn lấy làm vợ. Cả gia đình Lê Chân phản đối, kết quả quan Trung Quốc giết người nhà Lê Chân. Quyết tâm trả thù cho gia đình mình, bà Lê Chân vô cùng đau buồn căm phẫn về quê triệu tập binh sĩ tình nguyện chiến đấu anh dũng, cuối cùng bà hy sinh vẻ vang. Tại Việt Nam, các nơi đều có nhiều nghĩa trang quân nhân, chủ yếu là kết quả chiến tranh với Mỹ, tiếp sau là các binh sĩ Việt Nam chết trong tác chiến với quân đội Trung Quốc; có thể thấy người Việt Nam vẫn rất tôn trọng họ. Nghe nói có phụ nữ trung niên Việt Nam không bán hàng cho người Trung Quốc, nguyên nhân do chồng bà bị quân đội Trung Quốc bắn chết trong cuộc chiến tranh Trung-Việt hồi trước. “Hiện nay việc hoạch định biên giới trên bộ giữa hai nước Trung-Việt đã được giải quyết. Theo nguồn tin tin cậy, nước ta có một anh hùng chiến đấu năm xưa từng cố thủ trận địa, coi thường cái chết, có thành tích nổi bật, nhưng cuối cùng khi phân chia biên giới thì trận địa đó lại thuộc về Việt Nam; mới đầu tư tưởng người anh hùng ấy rất không thông, về sau anh đã nghĩ thông suốt, lợi ích quốc gia trên hết.” Nói tới chuyện cách nhìn nhận người Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đánh giá còn được, cũng có người nói thẳng: “Thường thôi”, “Không tốt, không bằng Nhật”. Lý do là Trung Quốc còn đe dọa họ, phẩm chất người Trung Quốc không tốt, bịp bợm lừa đảo; chất lượng hàng Trung Quốc không tốt, xe máy dùng 1-2 năm là hỏng; xe máy Nhật cấp cao hơn, dùng lâu bền. Quả vậy, tại Việt Nam tôi thấy xe máy hàng đàn mà hầu như rất ít xe Trung Quốc, tuyệt đại đa số là xe Nhật. Lần này tôi sang Việt Nam đúng vào dịp đại lễ 1000 năm thủ đô Hà Nội Việt Nam, tại nhiều nơi có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng lớn của lịch sử, văn hoá Trung Quốc. Phụ nữ Việt Nam dung nhan xinh đẹp, thân hình nhỏ nhắn, dáng đi uyển chuyển. Như có người nói, trong lịch sử mấy nghìn năm của mình, Việt Nam chiến tranh nhiều, hoà bình ít, xáo động nhiều, yên ổn ít, [ngườì Việt Nam] không suy tính quá nhiều những ân oán trong lịch sử và quý trọng hoà bình không dễ đến với mình. Năm 2010 là dịp kỷ niệm 60 năm Trung Quốc-Việt Nam lập quan hệ ngoại giao, hai nước tận hưởng hoà bình, người buôn bán đi lại ngày càng thân mật, Hữu Nghị Quan thực sự hưởng tình hữu nghị chứ không phải là tranh chấp và khói súng. Phần lớn người Việt Nam rất nhiệt tình với Trung Quốc. Trên đoàn tàu hỏa cũ nát từ Hải Phòng đi thủ đô Hà Nội, tôi trò chuyện với các cô gái Việt Nam bằng thứ tiếng Anh đơn giản. Có một anh chàng chỉ biết nhõn một câu tiếng Trung nói oang oang với tôi trước mặt mọi người trên toa tàu: “Tôi yêu bạn!” Chúng tôi đều cười. V. C. T. Nguyễn Hải Hoành lược dịch Các ghi chú trong dấu [ ] là của người dịch Bối cảnh cuộc chiến tranh 1979. Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, bước ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm giành độc lập dân tộc. Nền kinh tế của Việt Nam bị phá hủy hoàn toàn, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, chế độ diệt chủng PônPốt phát động cuộc chiến gây hấn ở biên giới phía nam của Việt Nam. Lợi dụng tình huống này "người bạn lớn" Trung Quốc, dùng chiến lược biển người, xua quân xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở phần biên giới phía bắc, và sau đó mở cuộc chiến tuyên truyền nhằm cố tình thay đổi lịch sử. Dọc theo suốt chiều dài biên giới phía bắc của tổ quốc, những tấm bia tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến chống sự xâm lăng của Trung Quốc, vẫn trang nghiêm đứng đó, tạo nên một biên giới tâm linh vĩnh cửu bảo vệ tổ quốc. Trên tất cả các tâm bia này đều ghi rõ tên tuổi của các liệt sĩ, họ đều đã ngã xuống khi tuổi đời còn chưa đến 20. Nguồn: - 越南人眼中的中越战争:贫穷落后是中国造成 2010-12-16 光明网 http://military.china.com/history4/62/20101216/16297986.html - 越南人看中越战争:贫穷落后是中国造成 星岛环球网 www.stnn.cc 2010-12-21 http://history.stnn.cc/war/201012/t20101216_1476515.html - 越南怎样看待中越战争 (2010-12-14 21:57) http://blog.sina.com.cn/wangjinsi918 Nguồn: Vitinfo.vn |
Thư ngỏ của nhà khoa học Thái Văn Cầu gửi PGS TS Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam
Ngày tàn của mô hình chính trị hiện nay tại Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm mọi thứ để chống lại tất cả những tác động từ bên ngoài, mọi cạnh tranh, mọi thách thức. Mà không có đối trọng, không có trách nhiệm trước ai khác, bộ máy của đảng và chính quyền chỉ có thể trở thành nơi hoành hành của tham nhũng. Bất chấp lời cảnh báo liên tiếp từ quyền lực trung ương về căn bệnh ung thư của tham nhũng, tham nhũng vẫn xâm nhập vào khắp các ngõ ngách của cơ thể Nhà nước. Vấn đề chủ yếu đặt ra, theo nhà chính trị David Sambaugh, không phải là xem xem đảng Cộng sản có thể kiểm soát được xã hội nữa hay không, mà là đảng Cộng sản có thể tự kiểm soát nổi chính mình hay không.
Tuần báo le Nouvel Obervateur số ra cuối năm dành một phần lớn số báo cho hồ sơ gồm khoảng 20 bài viết về Trung Quốc, từ giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba đến thị trường nghệ thuật đương đại. Sau một cái nhìn toàn cảnh về những mục tiêu đầy tham vọng của Trung Quốc, là các bài viết về các lĩnh vực chính trị, quan hệ quốc tế, kinh tế, xã hội, văn hóa và du lịch của đất nước hơn một tỷ dân này.
Vào thời điểm cách đây hai mươi năm, ngay cả khi Bắc Kinh dìm trong biển máu cuộc biểu tình phản kháng của sinh viên, trong bối cảnh các chế độ độc tài tại Đông Âu lần lượt sụp đổ, phần lớn các chuyên gia đều cho rằng chế độ cộng sản Trung Quốc không thể tồn tại lâu được. Hai mươi năm sau, trong lúc các nền dân chủ tự do đang gặp khó khăn phải tự hỏi về tương lại của mình, thì dường như Bắc Kinh vẫn tiếp tục kiên định đi theo con đường đã chọn và ngạo nghễ nhìn sự khốn khổ của thế giới.
Bài phân tích do thông tín viên gửi về từ Trung Quốc “Ngày tàn của mô hình chính trị hiện nay tại Trung Quốc” đưa độc giả đến với những giải thích khác nhau về tương lai của chế độ chính trị hiện hành tại Trung Quốc.
Giải thích về sự sống còn kỳ diệu của đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi Liên bang Xô Viết đã sụp đổ, chuyên gia về Trung Quốc, nhà chính trị học Hoa Kỳ David Sambaugh cho biết, để thực hiện một mô hình kinh tế chính trị chưa từng có : “xây dựng chủ nghĩa tư bản, nhưng không chấp nhận dân chủ”, Bắc Kinh đã có một chiến lược rất thực dụng làm thay đổi sâu sắc thành phần của đảng Cộng sản. Chiến lược này đã biến đảng Cộng sản Trung Quốc, từ chỗ là đảng của nông dân và công nhân, nay trở thành đảng của tầng lớp tinh hoa, bao gồm trí thức và doanh nhân. Theo David Sambaugh, việc đưa giới tinh hoa vào cùng hưởng lợi trong giới cầm quyền là chính sách của Bắc Kinh, sau khủng hoảng Thiên An Môn, nhằm tránh một cuộc nổi dậy rộng khắp của dân chúng, và chính sách này đã thành công.
Nhà chính trị học David Sambaugh khẳng định, nếu giờ đây, đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục thể hiện “khả năng thích ứng mềm dẻo” này, thì tình trạng hiện nay còn có thể kéo dài. Tuy nhiên, le Nouvel Oberservateur nhận xét, dưới cái vẻ bên ngoài tự mãn, tại Trung Quốc, nỗi hoài nghi đã phổ biến khắp mọi nơi.
Theo nhà luật học Yu Jianrong, giám đốc Trung tâm nghiên cứu các xung đột xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, để vãn hồi ổn định xã hội, cần cải cách khẩn cấp hệ thống pháp lý. Tuy nhiên, ông cũng cho biết các quan chức mà ông có dịp chuyện trò khẳng định rằng hệ thống này là không thể cải cách được. Đây là trả lời của những quan chức hàng ngày đối mặt với những giận dữ của dân chúng vì bị tước đoạt đất đai. Trong số những người bất mãn, ngày càng có nhiều những người có học.
Theo một luật sư, nỗi sợ lớn nhất của nhà cầm quyền là sự liên kết giữa đám đông những người nổi dậy và những người bảo vệ nhân quyền, chính vì vậy, chính quyền trừng phạt rất mạnh tay những luật sư hay các nhà tranh đấu. Tuy nhiên, cũng theo luật sư này, khả năng khống chế của đảng Cộng sản ngày càng giảm sút với sự phát triển của internet.
Hịên tại, theo các con số chính thức, Bắc Kinh đã bỏ ra 514 tỷ nhân dân tệ (tương 55 tỷ euro) cho bộ máy an ninh và đàn áp, khoản tiền tương đương với chi phí quốc phòng. Vấn đề là, hiện nay, theo nhà sử học Chen Yen, Bắc Kinh càng ngày càng gặp khó khăn trong việc buộc xã hội phải tuân phục. Bởi, thực tế là, chỉ còn có một nhúm những người đứng đầu của hệ thống chính trị Trung Quốc còn thực sự tin tưởng vào cái mà họ gọi là “lợi ích của Nhà nước, của Dân tộc hay của Đảng”. Còn lại tuyệt đại đa số quan chức không còn tin vào sự bền vững của chế độ, và chỉ nghĩ đến việc lợi dụng tối đa vị trí của mình hòng kiếm lợi. Việc mua quan bán tước trở thành phổ biến, thậm chí cả trong quân đội, ví dụ một chức hạ sĩ quan có thể mua được với giá 55 nghìn euro.
Theo nhà chính trị học Minxin Pei, Bắc Kinh là nạn nhân của chính thành công của mình. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm mọi thứ để chống lại tất cả những tác động từ bên ngoài, mọi cạnh tranh, mọi thách thức. Mà không có đối trọng, không có trách nhiệm trước ai khác, bộ máy của đảng và chính quyền chỉ có thể trở thành nơi hoành hành của tham nhũng. Bất chấp lời cảnh báo liên tiếp từ quyền lực trung ương về căn bệnh ung thư của tham nhũng, tham nhũng vẫn di thực vào khắp các ngõ ngách trong bộ máy Nhà nước.
Vấn đề chủ yếu đặt ra, theo nhà chính trị David Sambaugh, không phải là xem xem đảng Cộng sản có thể kiểm soát được xã hội nữa hay không, mà là đảng Cộng sản có thể tự kiểm soát nối chính mình hay không.
“Những nỗi hoảng hốt của chú Sam”
Tiếp theo cái nhìn về riêng Trung Quốc, tuần báo Le Nouvel Observateur cũng chú ý đến cái nhìn về quan hệ Mỹ - Trung Quốc. “Những nỗi hoảng hốt của chú Sam” hay nước Trung Quốc mới sẽ là một đối tác hay đối thủ Mỹ, là chủ đề của bài viết do thông tin viên tuần báo gửi về từ Hoa Kỳ.
Hình ảnh về Trung Quốc trong con mắt giới chuyên gia Hoa Kỳ hết sức đa dạng. Nói một cách hài hước, theo ông Stefan Halper, người đã từng làm việc tại Nhà trắng dưới các chính quyền Nixon, Ford và Reagan, trong số các quan điểm này có thể kể đến : nhóm “blue team”, gồm những người ám ảnh bởi đe dọa quân sự của Trung Quốc ; nhóm “panda bashers”, cũng là những người chia sẻ nỗi ám ảnh này ; nhóm “panda huggers”, ngược lại, muốn xây dựng quan hệ hữu nghị. Và không thể bỏ qua nhóm những đệ tử của “kịch bản kết thúc tốt đẹp”, với việc tin tưởng rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc tự nó có thể sinh ra nền dân chủ và các đệ tử của “kịch bản đảo lộn toàn bộ”, cho rằng Trung Quốc đang bên bờ sụp đổ kinh tế và chính trị.
Theo Le Nouvel Observateur, đầu thế kỷ XXI, quan điểm của các thủ lĩnh của nhóm “blue team”, gồm chủ yếu những người theo trường phái tân bảo thủ về cuộc đồi đầu giữa các khối vẫn còn nguyên giá trị. Hoặc Hoa Kỳ sẽ chiến thắng, hoặc Trung Quốc sẽ áp đặt các giá trị cho thế giới tự do. Tuy nhiên, những thay đổi kỳ lạ của lịch sử mà Trung Quốc mang lại khiến cho những lập luận này hiện tại không còn đứng được nữa.
Ông Stefan Halper nhận xét, sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến phương Tây bị thu hẹp lại. Cũng có nghĩa là các giá trị của phương Tây không còn mang tính phổ quát cho toàn nhân loại. Mô hình cai trị độc đoán của Trung Quốc trở nên hấp dẫn đối với nhiều chế độ muốn gắn liền sự phát triển của kinh tế tư bản với việc ngăn chặn tự do cá nhân.
Martin Jacques, một nhà báo Anh rất được đọc tại Hoa Kỳ thì nêu cao kịch bản Trung Quốc sẽ thống trị một thế giới ngày càng trở nên mang tính phương Đông hơn.
Trong khi đó, phần lớn các chuyên gia được phỏng vấn đều cho rằng, khả năng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong vòng mười đến 15 năm tới, kể cả liên quan đến Đài Loan, rất khó có khả năng xảy ra, bởi Hoa Kỳ sẽ vẫn giữ ưu thế áp đảo về quân sự trong nhiều năm nữa.
Một vấn đề khác cũng đặt ra là tương lai nào cho nhóm hai siêu cường Mỹ - Trung Quốc. Lợi ích của Bắc Kinh và Washington ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, đến mức nhiều người Mỹ lo ngại sự thất bại của Trung Quốc, bên cạnh nỗi sợ Trung Quốc thành công.
Một nỗi sợ khác của người Mỹ là Trung Quốc bắt chước mô hình Mỹ. Đối với những người có cách nhìn lạc quan, sẽ ngày càng có nhiều người Trung Quốc theo đạo Thiên Chúa, những nhà ly khai sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến xã hội. Tuy nhiên, thực tế đúng là ngày càng có nhiều người theo lối sống kiểu Mỹ, tiêu thụ kiểu Mỹ, chỉ có điều họ không đi theo hệ thống chín trị, hay theo tôn giáo của người Mỹ. Riêng việc nghĩ đến việc 1 tỷ người Trung Quốc dùng ô tô cá nhân là nỗi lo sợ của không ít người.
Ông Stefan Halper kết luận, thật ra, không có một bản sắc Trung Quốc có thể nhìn thấy được và một định hướng mà xã hội này đi theo, mà chúng ta có thể nắm bắt được. Trung Quốc chỉ là một tấm gương, đối với Hoa Kỳ và phương Tây. Không thể nào tưởng tượng được Trung Quốc, nếu phương Tây không đặt câu hỏi về chính mình. Vào giữa thế kỷ XXI này, dân cư các nước phát triển sẽ chỉ tăng lên 42 triệu, so với 2,3 tỷ dân của các nước nổi lên. 2/3 thậm chí ¾ tăng trưởng sẽ đến từ khu vực thứ hai này. Chính vì vậy, Phương Tây cần phải xem xét lại mối quan hệ của mình với toàn bộ phần còn lại của thế giới. Kẻ thù của Phương Tây chính là thất bại của bản thân mình, chứ không phải là sự thành công của Trung Quốc.
Người đàn bà Rangoon
Để kết thúc mục điểm báo, chúng tôi xin giới thiệu về bộ phim “The Lady”, được L’Express đăng tải, qua lời kể của đạo diễn Luc Besson. Bộ phim về cuộc đời của nhà dân chủ Miến Điện Aung Sann Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình, hiện tại đang được quay tại trường phim, và được giữ trong bí mật. Cách đây hai tuần, còn không ai nghe nói thấy bộ phim này, hiện tại, rất nhiều lời đồn thổi xung quanh bộ phim. Trả lời phỏng vấn l’Express từ Oxford, ngay tại trường quay, đạo diễn Luc Besson, sau khi kết thúc chuyến quay trở về từ Thái Lan, cho biết chính số phận phi thường của bà Aung Sann Suu Kyi đã chinh phục ông trong quyết định làm bộ phim này.
T. T.
Trung Quốc quyết đoán - “điều bình thường mới mẻ”?
Những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và phương Tây có lẽ là dấu hiệu cho những điều sắp tới. Các nhà hoạch định chính sách phương Tây sẽ phải làm quen với điều này.Những tranh cãi về ngoại giao và kinh tế gần đây giữa Trung Quốc và phương Tây đã gây ra nhiều cú sốc. Điều đó không phải là từ lâu nay, tất cả những gì Trung Quốc làm không mắc phải những sai lầm. Bên cạnh sự phát triển kinh tế dường như không thể kìm hãm, đất nước này cũng được cho rằng đã giành được quyền lực mềm, có được sự tôn trọng và tạo ra được nét hấp dẫn riêng trên toàn thế giới. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc được coi là những người thông minh, tinh tế và có tầm nhìn xa. Công cuộc ngoại giao của quốc gia này cũng được ca ngợi là chuyên cần, hiểu biết và dễ chịu.
Nhưng liệu những tính từ này sẽ còn được sử dụng khi nói về công việc ngoại giao của Trung Quốc hiện nay hay không lại là một chuyện không chắc chắn.
Về mặt kinh tế, chính sách trao đổi thương mại của Bắc Kinh được nhìn nhận như là một trong những nguyên nhân chính cho sự mất cân bằng của nền kinh tế toàn cầu. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc bị chỉ trích là cứng nhắc và đe dọa. Trong khi đó, phản ứng gay gắt của Trung Quốc đáp trả cộng đồng phương Tây về việc trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, một người bất đồng chính kiến hàng đầu hiện đang bị giam giữ trong nhà tù Trung Quốc được xem là quá mức và phản tác dụng.
Vậy điều gì sẽ xảy ra? Làm thế nào một quốc gia có được những tác động hiệu quả trong việc làm dịu những lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của mình và cho thấy sự phát triển của nó là "an toàn" lại bất ngờ tham gia vào những tranh chấp khó chịu với cường quốc phương Tây đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc tạo lên vị thế kinh tế đáng nể của nó?
Liệu suy đoán gây ấn tượng mạnh mẽ về mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây là một sự kém minh mẫn tạm thời hay là một trạng thái bình thường mới được thiết lập của những vấn đề này?
Trước khi cố gắng trả lời câu hỏi này, điều cần thiết là phải chỉ ra rằng bản thân Trung Quốc - cả những người lãnh đạo và những công dân bình thường của nó - không nhìn nhận hành vi gần đây của họ là cứng nhắc. Trong con mắt của họ, Trung Quốc chỉ đang bảo vệ lợi ích hợp pháp của quốc gia. Họ cho rằng không có gì sai trái khi tuyên bố vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là một phần trong "lợi ích cốt lõi" của quốc gia, chống lại những áp lực do Mỹ dẫn đầu trong việc định giá lại tiền tệ, đối đầu với Nhật Bản về các đảo tranh chấp, hoặc mở rộng nền kinh tế của nó tới những quốc gia đang phát triển giàu tài nguyên.
Và đây chính xác là nơi vấn đề phát sinh. Ở một mức độ nhất định, nó có thể được xem như là một vấn đề về những nhận thức trái ngược nhau: người Trung Quốc và phương Tây chỉ đơn giản là xem cùng một bộ các vấn đề từ quan điểm quá khác biệt.
Tuy nhiên, ở mức độ sâu hơn, những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây bắt nguồn từ những xung đột mạnh mẽ hơn và dai dẳng hơn. Chỉ cần những xung đột như thế tiếp tục hình thành nên những định nghĩa của Trung Quốc về các lợi ích của họ và những phản ứng của phương Tây, thế giới có thể nhìn thấy những bất đồng lặp đi lặp lại hoặc thậm chí là những cuộc đối đầu gay gắt giữa Trung Quốc và các cường quốc phương Tây.
Xung đột quan trọng nhất-và rõ ràng nhất là sự chuyển đổi nhanh chóng cán cân quyền lực giữa phương Tây và Trung Quốc. Một hệ quả tất yếu của sự chuyển đổi này, mà đã gia tăng sức mạnh của Trung Quốc một cách nhanh chóng trong những điều kiện giới hạn, là cách giới tinh hoa của Trung Quốc nhận thấy lợi ích của họ và theo đuổi chúng.
Trước khi Trung Quốc có được khả năng hiện tại về kinh tế, ngoại giao và quân sự, một số nhà hiện thực chủ nghĩa ở phương Tây đã dự đoán rằng Trung Quốc sẽ hành động theo kiểu bá quyền một khi nó trở thành một cường quốc, bất chấp những lời hùng biện hoa mĩ của nó về "một sự phát triển hòa bình". Chính sách đối ngoại gần đây của Trung Quốc dường như đã chứng minh cho dự báo này.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã trở nên tự tin và quyết đoán trong những năm gần đây vì một vài rào cản chính về việc thực hiện quyền lực của nó ở nước ngoài đã suy yếu hoặc biến mất. Các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan đã làm tiêu hao rất nhiều năng lượng quân sự và ngoại giao của Mỹ nên Trung Quốc, hiện tại, ưa thích một bàn tay tự do hơn ở nước ngoài và có thể lên kế hoạch cho quyền lực của nó - chủ yếu là những tác động kinh tế và ngoại giao - tới những khu vực mà Mỹ đã bỏ quên sau ngày 11/9 (ví như như Mỹ Latinh, châu Phi và Đông Nam Á).
Ngay cả Đài Loan, một rào cản lâu năm đối với sức mạnh của Trung Quốc, hiện tại là một thách thức ít phương hại đến Bắc Kinh sau thất bại của các phong trào ủng hộ độc lập của Đảng Dân chủ Tiến bộ trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 3 năm 2008. Thoát khỏi viễn cảnh kinh khủng của việc phải có một cuộc chiến tranh để ngăn chặn Đài Loan đạt được một sự công nhận hợp pháp về quyền độc lập, Trung Quốc giờ đây có thể triển khai những nguồn lực của nó để giải quyết các vấn đề quan trọng về lãnh thổ và chủ quyền như vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), việc đã bị trì hoãn khi Đài Loan chủ trì chương trình nghị sự.
Đối mặt với sự tái khẳng định của Trung Quốc về lợi ích của mình, sẽ rất hấp dẫn khi chỉ trích Bắc Kinh đã vi phạm chiến lược lớn của Đặng Tiểu Bình về việc "khiêm tốn và tạo dựng sức mạnh lặng lẽ". Rõ ràng, Trung Quốc đã không còn giữ sự được khiêm tốn - mà trái lại, nó đang phô trước sức mạnh và vị thế mới có của mình.
Có hai giải thích cho việc từ bỏ của Bắc Kinh đối với chiến lược của Đặng Tiểu Bình. Trong nước, Đảng Cộng sản mong muốn cho người dân Trung Quốc thấy được uy tín và tầm ảnh hưởng quốc tế như là một nguồn lực chính trị hợp pháp (thực sự nó đã khá thành công trên mặt trận này). Đó là lý do tại sao Trung Quốc tổ chức Thế vận hội và Hội chợ Quốc tế.
Một lý do khác là Trung Quốc đơn giản có quá ít sự lựa chọn về cấu hình quốc tế của nó. Không giống như 30 năm trước, khi Đặng Tiểu Bình thiết lập chiến lược "khiêm tốn", Trung Quốc ngày nay đã có sự hiện diện cũng như lợi ích trên toàn cầu - và phải bảo vệ chúng. Việc mở rộng sự hiện diện của nền kinh tế Trung Quốc trên khắp thế giới khiến cho các tranh chấp và xung đột với phương Tây trở nên không thể tránh khỏi. Vai trò của Trung Quốc ở châu Phi là một ví dụ. Hai thập kỷ trước đây bạn khó có thể tìm thấy một doanh nhân Trung Quốc ở đó. Ngày nay, bạn không thể tránh khỏi việc va phải họ.
Cuối cùng, nhận thức về sự quyết đoán của Trung Quốc có thể tạo ra một sự thay đổi thái độ của phương Tây đối với Trung Quốc. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc biết rằng phương Tây dân chủ có một chương trình nghị sự chính trị về các cam kết kinh tế với Trung Quốc, nó đã thay đổi hệ thống chính trị của mình. Nhưng ba thập kỉ cam kết kinh tế ấy đã không đem đến những lợi tức chính trị dự đoán. Thay vì trở thành một cường quốc dân chủ trong nội bộ và mở rộng hợp tác với nước ngoài, Trung Quốc bây giờ ngày càng xuất hiện như một thách thức không chỉ với ưu thế về kinh tế và quân sự của phương Tây mà còn thách thức cả những giá trị tự do cốt lõi của nó. Vì vậy, sự kiên nhẫn của phương Tây là có hạn và sự vỡ mộng về Bắc Kinh đang gia tăng. Trao tặng giải Nobel Hòa Bình cho một người bất đồng chính kiến với Trung Quốc và đang bị bắt giam là không thể tưởng tượng được cách đây vài năm. Ngày nay, điều đó được tán dương trên khắp phương Tây.
Vì vậy, nếu điều này là đúng thì nó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là chúng ta đang bước vào một giai đoạn kéo dài của những căng thẳng leo thang và những tranh chấp thường xuyên hơn giữa Trung Quốc và phương Tây - "một điều bình thường mới mẻ" trong địa chính trị.
Hà Nguyễn dịch từ The Diplomat
Trung Quốc thu gom tài nguyên toàn cầu: Cảnh báo từ Ngân hàng Thế giới
Trùng Quang Việc Trung Quốc tạo ra không ít vấn đề ở những nơi họ tìm đến để khai thác tài nguyên khiến Ngân hàng Thế giới phải lên tiếng. Trong chiến dịch thu gom tài nguyên, người Trung Quốc không chỉ đến những nước châu Phi như Madagascar, Zambia, Namibia... mà họ còn sang cả châu Mỹ La-tinh. Trung Quốc đã lùng khắp châu lục này để tìm mọi thứ từ đậu nành Brazil, gỗ Guyana đến dầu mỏ Venezuela. Thị trấn khai khoáng San Juan de Marcona của Peru là một trong những nơi đầu tiên tại Nam Mỹ trải nghiệm cái gọi là “hợp tác khai thác” với Trung Quốc. Sự hối tiếc của Peru Năm 1992, Công ty Thủ Cương (Shougang), có trụ sở tại Bắc Kinh và là một trong những công ty thép lớn nhất Trung Quốc, mua một mỏ quặng sắt ở San Juan de Marcona. Thời điểm đó, Peru đang chìm trong bạo lực do cuộc chiến với lực lượng ly khai Con đường sáng và sự có mặt của Thủ Cương tạo ra niềm hy vọng mới cho người dân địa phương về công ăn việc làm và một cuộc sống đầy đủ hơn. Tuy nhiên, màu xám nhanh chóng thay thế màu hồng. Theo báo The New York Times, các vụ đình công, xô xát và những vụ tấn công chống giới chủ Trung Quốc xảy ra liên miên. Có lẽ không nơi nào ở Mỹ La-tinh mà sự đề phòng cũng như hối tiếc về đầu tư của Trung Quốc lại đậm đặc như ở San Juan de Marcona. Các công nhân địa phương cho biết vấn đề nảy sinh khi Thủ Cương cắt giảm phân nửa nhân công bản địa và đưa vào một số lao động Trung Quốc. Công ty Trung Quốc còn bị buộc tội gây ô nhiễm, coi thường các tiêu chuẩn y tế và luật lao động cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của công nhân, theo hãng tin IPS. Các vụ xô xát với các vệ sĩ riêng và cảnh sát được Thủ Cương trả lương xảy ra thường xuyên tại khu ổ chuột Ruta del Sol, nơi công ty tuyên bố họ có đặc quyền khai khoáng. Hồi năm ngoái, một công nhân Peru bị bắn chết ở đây nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được làm rõ.
Các dự án khai khoáng khác do Trung Quốc điều hành ở Peru cũng gặp không ít rắc rối. Theo Bloomberg, Công ty Chinalco hồi năm 2007 đã mua quyền khai thác đồng tại núi Toromocho và dự định bắt đầu vào năm 2013. Tháng 1 năm nay, tại thị trấn Morococha trên núi Toromocho, cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay để giải tán một đám đông phản đối dự án. Những người biểu tình nói Chinalco “dùng quyền lực” để được cấp phép. Trước đó, vào tháng 11.2009, báo địa phương La República đưa tin 2 nông dân ở tỉnh Huancabamba bị bắn chết liên quan đến một vụ đụng độ tại mỏ đồng Rio Blanco do tập đoàn khai khoáng hàng đầu Trung Quốc là Tử Kim (Jijin) điều hành. Yêu cầu minh bạch Theo Bloomberg, chỉ trong năm 2009, các công ty Trung Quốc đã chi đến 32 tỉ USD mua lại các tài sản năng lượng và tài nguyên khắp thế giới và cuộc “viễn chinh” vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hồi tháng 5.2010, Tập đoàn dầu khí Statoil bán 40% cổ phần mỏ dầu Prenego ở Brazil cho hãng Sinochem. Đến tháng 10, Tập đoàn Sinopec tuyên bố sẽ đầu tư 7,1 tỉ USD để mua lại 40% cổ phần của chi nhánh hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol ở Brazil, theo Tân Hoa xã. Theo hãng tin UPI, các công ty Trung Quốc cũng mua các dự án khai thác cát dầu ở Canada, mỏ dầu ở Angola, Uganda và Sudan. Báo Telegraph cho biết nhiều công ty khác cũng nhảy vào Mông Cổ để khai thác than, đồng, vàng, uranium. Bắc Kinh cũng đang nắm giữ cổ phần kiểm soát tại các mỏ dầu ở các nước Trung Á như Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan. Không phải ở tất cả những nơi người Trung Quốc đến để tìm tài nguyên đều “có chuyện”, nhưng những vấn đề đã và đang phát sinh rất đáng quan ngại. Từ chuyện người Trung Quốc biết gỗ lậu mà vẫn mua ở Madagascar, đến chuyện trả lương thấp và phớt lờ cải thiện điều kiện làm việc dẫn đến xung đột ở Zambia, từ chuyện đổi “học bổng” lấy tài nguyên ở Madagascar đến âm mưu thay công nhân địa phương bằng lao động Trung Quốc ở Peru... tất cả đều tập trung ở sự thiếu minh bạch. Phát biểu với Reuters tại một hội nghị về khai khoáng diễn ra tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, hồi giữa tháng 11, Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh các công ty Trung Quốc phải minh bạch trong các hoạt động đầu tư tại châu Phi nếu không muốn gánh chịu phản ứng dữ dội. Bà nói các nhà đầu tư ở Lục địa đen cần làm việc đàng hoàng với các cộng đồng địa phương để tránh xung đột. Tuy chỉ nói về châu Phi, nhưng lời cảnh báo của lãnh đạo WB cũng không thừa đối với tất cả những nơi khác trên thế giới. Nhập nhèm cũng là tình trạng đang diễn ra tại Afghanistan, một điểm đến khác của các nhà đầu tư Trung Quốc. Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Mỏ Mohammad Ibrahim Adel bị cách chức vì nhận hối lộ của một công ty Trung Quốc để trao cho họ quyền khai thác mỏ đồng Mes Aynak lớn thứ hai thế giới ở tỉnh Logar, theo Politics Daily. Việc triển khai dự án này cũng đang đe dọa phá hủy di tích tu viện Phật giáo có lịch sử 2.600 năm trước khu vực mỏ. T. Q.Nguồn: Thanhnien |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét