Sức khỏe là vàng

5 bệnh người cao tuổi dễ mắc lúc giao mùaNguyên tắc vàng để sống lâu, sống khỏe

Nghiên cứu của bác sĩ Thomas Perls, Đại học Boston (Hoa Kỳ) về nếp sống của những người thọ trên 100 tuổi ở nhiều nơi trên thế giới, đã đi đến kết luận là: mọi người chúng ta đều có thể có sức khỏe và tuổi thọ tối ưu nếu áp dụng các thói quen của những bậc bách niên giai lão này. Đầu xuân, báo Sức khỏe&Đời sống giới thiệu cùng bạn đọc “bí quyết” để sống lâu như một lời chúc tốt lành nhất.
Theo bác sĩ Thomas Perls thì tuổi thọ chủ yếu ảnh hưởng bởi những thói quen, nếp sống mà chúng ta đều có thể thực hiện được dễ dàng. Vậy những thói quen, nếp sống của những người đã sống trên 100 tuổi ở nhiều nơi trên thế giới mà ông muốn giới thiệu với chúng ta là gì? Xin thưa với các bạn, những nguyên tắc “vàng” đối với sức khỏe và tuổi thọ mà mọi người đều làm được dễ dàng đó là:
Bạn đừng nghỉ ngơi hoàn toàn
Lối sống của người Nhật để sống lâu: Sau khi nghỉ hưu, phần lớn người Nhật vẫn tiếp tục lao động như làm vườn, trồng cây, câu cá, hoặc có nhiều hoạt động thể lực khác chứ không ngồi không ở nhà xem tivi. Còn những người sau khi nghỉ hưu, ít hoạt động thể lực thì tăng cân nhanh và thường mắc bệnh tim mạch nhiều. Khoảng thời gian 6 tháng sau khi nghỉ hưu là nguy hiểm nhất vì đa số các trường hợp tử vong xảy ra vào thời gian này. 
Vệ sinh răng miệng tốt
Giữ vệ sinh răng miệng nhất là giữ cho nướu răng lành mạnh bằng chỉ nha khoa (dental floss) hằng ngày để tránh chứng bệnh nhiễm khuẩn thì sẽ tránh được hiện tượng viêm, inflammation, các thành mạch máu bị xơ cứng gây ra các chứng bệnh tim mạch.
Tập thể dục là môn thuốc trường sinh tốt nhất, nếu chúng ta chịu khó tập thể dục mỗi ngày 30 phút, dinh dưỡng đúng phép, không hút thuốc và không uống nhiều rượu sẽ tránh được nguy cơ tim mạch cũng như tai biến mạch não.
 Ăn nhiều chất xơ vào buổi sáng
Những người ăn sáng bằng những loại thực phẩm nhiều chất xơ giúp cho nồng độ đường trong máu được ổn định và tránh được bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard (Mỹ) cũng chứng minh là những người hay ăn những loại hạt có nhiều chất xơ thì tránh được bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thay vì dùng thuốc trợ lực
Ích lợi của khoáng chất và vitamin như selenium, carotene, vitamin C, D, E… giúp cho não bộ và hệ thống miễn dịch lành mạnh. Các chất này có nhiều trong các loại rau quả tươi như cà chua, cà rốt, các loại rau, ngũ cốc: gạo, ngô khoai sắn đậu, thịt cá trứng sữa, tim gan bầu dục động vật, nghêu sò ốc hến… Bạn cần hạn chế hoặc không dùng các thuốc trợ lực tổng hợp bởi thành phần hóa học, các chất bảo quản của nó không tốt cho sức khỏe của bạn.
Ngủ đủ giờ, ngủ ngon và ngủ sâu
Trong khi ngủ, cơ thể phục hồi các chức năng, trong đó có cả khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật. Não của chúng ta  cần ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để nghỉ ngơi. Đối với những người trên 100 tuổi thì giấc ngủ là sinh hoạt quan trọng nhất, hơn cả vấn đề ăn uống. Bạn nên ngủ trưa mỗi ngày khoảng 15 - 30 phút để làm giảm stress. Trong khi ngủ thì hiện tượng REM (Rapid Eye Movement) giúp cho não bộ và cơ thể phục hồi chức năng và trí nhớ.
Giảm stress
Trong nếp sống công nghiệp của xã hội hiện nay có quá nhiều stress: tai nạn giao thông, tiếng ồn, khói, bụi, cạnh tranh trong cuộc sống, trong công việc, gánh nặng lo ăn, mặc, đi lại, chỗ ở, chữa bệnh, học hành cho gia đình… Bởi vậy bạn cần tập thói quen để giảm stress -“kẻ thù của tuổi thọ” như tránh cho cơ thể khỏi các cơn nóng giận, thù hận, ghen tuông, đố kỵ, lo âu, buồn thương, sầu khổ... Nên tập luyện để tĩnh tâm bằng các phương pháp như yoga, thể dục dưỡng sinh, tu thiền. Nếu bạn bình tĩnh chấp nhận hoàn cảnh khó khăn và những trở ngại thì điều đó sẽ giúp bạn giảm stress.
Tập và giữ các thói quen lành mạnh
Những người sống trên 100 tuổi có một nếp sống rất điều độ, mực thước, dinh dưỡng và thói quen ít khi bị thay đổi hay bị xáo trộn như giữ thói quen: ăn uống điều độ, không ăn quá no, không để bụng đói, ăn thức ăn thanh đạm nhưng đủ chất, không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lào, thuốc lá. Làm việc nhẹ, nghỉ ngủ đúng giờ không chơi cờ bạc, số đề để khỏi bị cay cú khi thua lỗ. Tập thể dục đều đặn hàng ngày…
Giữ mối quan hệ với người thân
Giữ được mối liên hệ tốt với gia đình và bạn bè giúp cho người cao tuổi có tinh thần tương trợ lẫn nhau, giúp nhau phát hiện được những thay đổi bất thường về sức khỏe. Quan hệ tốt với bạn bè, người thân là một trong những yếu tố giúp tránh tình trạng suy nhược thần kinh, một trong những nguyên nhân gây tử vong chính ở người già sống cô đơn, nhất là những người góa bụa, độc thân.
BS. Phạm Văn Thân

Đặc điểm phổi người cao tuổi và phòng chống bệnh
Các thống kê lâm sàng cho hay bệnh phổi rất thường gặp ở những người cao tuổi, và cũng dễ nặng lên hơn so với người trẻ. Có khi chỉ viêm long mũi họng nhẹ nhưng dễ nặng lên thành viêm phế quản. Mà viêm phế quản ở người cao tuổi thường kéo dài hơn, dễ tái phát hơn, dễ tiến triển thành mạn tính, kể cả giãn phế quản...
Phổi lão hóa quy luật tất yếu
Nhờ có sự chênh lệch áp suất sự trao đổi khí ở phế nang xảy ra thường xuyên liên tục. Chênh lệch áp suất giữa phế nang và môi trường không khí bên ngoài cơ thể thường xuyên được tạo ra là do hoạt động của các cơ hô hấp. Nhưng khi cơ thể về già phổi lão hóa thì sự trao đổi khí có những trục trặc.
Biến đổi của phổi theo tuổi tác rất rõ, nói một cách khác khi tuổi càng cao, phổi càng có sự lão hóa rõ rệt: phổi bị giảm cả về khối lượng và thể tích, lại ít di động. Vách phế nang – mao mạch thường bị teo, mô tạo keo dần dần thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, độ đàn hồi thành phế nang giảm, khiến cho khí qua lại không được dễ dàng, hậu quả là dung tích sống của phổi bị giảm nhiều. Với người Việt Nam, theo một số tính toán thì dung tích sống của nam giới lúc 25 tuổi là 3,82 lít; lúc 60-64 tuổi chỉ còn 2,75 lít. Đó là do giảm khả năng di động của lồng ngực và lực cơ hô hấp, cũng như khả năng lưu thông khí của phế quản và độ đàn hồi của phổi. Hậu quả tất yếu của những biến đổi này gây nên giảm thông khí tối đa và dự trữ không khí phổi. Sự suy giảm không khí phổi dễ đưa đến tích tụ nhiều bụi ở phổi, các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản suy yếu không đủ khả năng đưa bụi và dị vật ra khỏi đường hô hấp, tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm phế quản và phổi.
Người cao tuổi cần sống trong bầu không khí trong lành ít khói, bụi...
Một số người cao tuổi có thể trước đây nghỉ ngơi yên tĩnh, không khí trong lành, giữ gìn sức khỏe tốt thì không có biểu hiện gì. Nhưng qua một đợt nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn phổi là bệnh vượng ngay - suy hô hấp sẽ bộc lộ rõ - khó thở, thở nhanh và nông, mạch nhanh... Thở nhanh, mạch nhanh là một cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm bù đắp sự thiếu hụt ôxy, nhưng vì phổi đã lão hóa nên việc đó lại trở thành phản tác dụng. Thở nhanh nhưng là thở nông nên sự thông khí chỉ đạt tới vùng phế quản, không giúp được gì cho việc trao đổi khí ở phế nang, có rất ít thời gian để hồng huyết cầu tiếp xúc với không khí, độ bão hòa ôxy máu động mạch bị giảm sút nghiêm trọng do đó càng làm tăng sự thiếu ôxy máu ở các mô, càng cảm thấy thiếu thở.
Cần lưu ý bệnh viêm phổi
Ở miền Bắc nước ta, mùa đông và đông - xuân có nhiều đợt gió mùa đông bắc tràn về, thời tiết rất giá lạnh. Trong các bệnh nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh cần đặc biệt chú ý đến bệnh viêm phổi. Bệnh thường có xu hướng nặng hơn ở người trên 65 tuổi bởi sức chống đỡ của cơ thể kém, phổi lão hóa rõ, đa số là gầy yếu, ăn ít, ngủ ít. Hoặc nặng hơn, ở những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, các tình trạng bệnh lý phải nằm lâu, hoặc những người có cấu trúc phổi – phế quản tổn thương như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ phổi... Thủ phạm gây viêm phổi ở người cao tuổi vẫn là những vi khuẩn, virus sẵn có ở mũi họng, lợi dụng lúc cơ thể bị suy yếu vì nhiễm lạnh, sức chống đỡ kém, chúng vào đường hô hấp và gây bệnh. Đặc biệt ở thời kỳ đầu bệnh viêm phổi người cao tuổi, tiến triển thường âm thầm lặng lẽ, triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn dễ bị bỏ qua ở giai đoạn sớm, đến khi bệnh đã rõ nghĩ đến viêm phổi thì đã nặng. Nếu không được điều trị tích cực sẽ nảy sinh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, cần chú ý phát hiện sớm và chữa sớm ngay khi bệnh mới có những biểu hiện nhẹ như sốt nhẹ, gai gai rét, mệt, khạc đờm, ho húng hắng, thiếu thở... phải tới bệnh viện khám ngay để xác định bệnh và điều trị kịp thời, tránh không để bệnh tiến triển nặng.
Phòng bệnh thế nào?
Người cao tuổi không nên làm việc quá sức. Cần chú ý phòng chống lạnh tốt, không nên chủ quan để cơ thể bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Không bất chợt ra nơi lộng gió nhất là khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi. Cẩn thận khi phải ra vào những nơi có máy điều hoà nhiệt độ, để không bị nóng lạnh xáo trộn xảy ra quá nhanh, cơ thể không thích nghi kịp. Những hôm lạnh ẩm gió nhiều nên hạn chế tối đa việc đi ra ngoài.
Cần sống trong bầu không khí trong lành ít khói, bụi... Không hút thuốc lào, thuốc lá, nếu nghiện thuốc thì phải tích cực cai nghiện cho bằng được. Bởi khói thuốc có thể làm tê liệt các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản, chuyển động rối loạn không đẩy bụi và chất nhầy lên được. Sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp cũng bị giảm sút nghiêm trọng, các tế bào bạch cầu, đại thực bào hoạt động kém hiệu quả, làm cho phế quản dễ bị nhiễm khuẩn.
Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng. Thường xuyên đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng, tai mũi họng, cần tích cực điều trị để tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới.
Cần chủ động nâng cao sức đề kháng: Tăng cường khẩu phần với chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối về thể chất để có sức chống lạnh. Cần tập thể dục đều đặn. Đặc biệt là cần tập thở đều, thở sâu thành thói quen, tốt nhất là theo phương pháp thở bụng. Cách thở đó là: không nhúc nhích hai vai, thở nhẹ nhàng không phì phò, chậm rãi. Thót bụng thở ra hết sức, khi bụng thót hết, ngừng thở, cho bụng phình lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng để thở vào. Khi bụng phình lên hết, ngừng một tý, rồi lại thở ra. Làm 4-5 phút rồi nghỉ. Ngày tập 5-7 lần hoặc nhiều hơn càng tốt, có thể ngồi hoặc nằm đều tập được. Tập thở được thường xuyên sẽ có tác dụng rất tốt phục hồi chức năng hô hấp.
Nếu bị ho nhiều thì có thể dùng thuốc giảm ho, nhưng không lạm dụng các thuốc có chứa opium, các thuốc an thần ức chế trung tâm hô hấp, gây suy hô hấp. Nếu có điều kiện nên tiêm phòng vaccin chống phế cầu, vaccin phòng chống cúm, một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp.
BS. Vũ Hướng Văn


 Bệnh trĩ ở người cao tuổi

Bệnh trĩ là bệnh giãn tĩnh mạch của vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc khá cao, đặc biệt ở người lớn tuổi. Người mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nguy hiểm đến tính mạng nên bệnh nhân thường bỏ qua, đồng thời cũng vì bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại đi khám nhất là phụ nữ...
Nguyên nhân
Trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh trĩ là hiện tượng liên quan mật thiết đến đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn, khi đám rối tĩnh mạch vùng phía cuối trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gọi là trĩ. Do vậy trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh này thuộc bệnh ở tổ chức mô do chất lượng của mô tĩnh mạch kém nên khi máu ứ đọng sẽ làm cho tĩnh mạch giãn, phình ra.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cho đến nay chưa xác định được một cách chắc chắn, người càng nhiều tuổi thì nguy cơ bị trĩ càng cao. Nhiều yếu tố thuận lợi làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao như viêm đại tràng mạn tính, táo bón kéo dài, những trường hợp do ngồi để đại tiện thời gian lâu, rặn mạnh làm cho áp lực trong ổ bụng và áp lực trong trực tràng, trong ống hậu môn tăng cao khiến tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra bởi chất lượng của tổ chức mô kém gây nên bệnh trĩ.
Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng) làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.
Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, một số cán bộ văn phòng, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Người cao tuổi nên ăn nhiều chất xơ để phòng bệnh trĩ.
Những biểu hiện của bệnh
Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi đại tiện, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi đại tiện ra nhiều máu cục.
Sa búi trĩ: thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đại tiện có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay ấn vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Phân biệt bệnh trĩ với  ung thu trực tràng
Bệnh trĩ và ung thư đại tràng có một triệu chứng tương đối giống nhau là đại tiện ra máu. Bệnh khá phổ biến ở tuổi trung niên và người già, còn ung thư đại tràng thường ít gặp hơn. Chính vì điều đó nên một số người khi thấy đại tiện ra máu thì nghĩ ngay đến bệnh trĩ và đến các hiệu thuốc để mua thuốc tự điều trị. Do vậy, với người cao tuổi và trung niên, khi phát hiện thấy đại tiện ra máu thì nên có ý thức cảnh giác, đồng thời cũng nên trang bị cho mình một số hiểu biết sơ bộ để có thể phân biệt được đó là biểu hiện triệu chứng của bệnh gì.
Đại tiện ra máu ở bệnh trĩ có đặc điểm là sau đại tiện mới xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia; dịch máu và phân không lẫn vào nhau; lượng máu lúc nhiều lúc ít; xung quanh hậu môn có cảm giác đau tức khó chịu, hoặc cảm giác như có dị vật.
Còn đại tiện ra máu ở giai đoạn đầu của ung thư trực tràng thì lượng máu rất ít và thường phủ lẫn trên bề mặt của phân, màu sắc tím sẫm và thường lẫn với dịch nhày, có khi là dịch mủ; đến khi bệnh phát triển nặng hơn thì lượng máu khi đại tiện ra cũng tăng lên. Ngoài ra còn có một đặc điểm khác với bệnh trĩ là sự thay đổi thói quen đại tiện một cách đột ngột: hoặc đại tiện lỏng, hoặc đại tiện phân táo, hoặc táo lỏng xen kẽ. Đồng thời bệnh nhân dần dần có biểu hiện thiếu máu, gầy sút, đau bụng, khó chịu…, đó là những biểu hiện ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn. Cho nên, với người cao tuổi và trung niên, khi có biểu hiện đại tiện ra máu thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra xác định nguyên nhân.
Cũng cần nói thêm rằng, ung thư đại tràng thường xuất hiện ở những đối tượng có nguy cơ cao như: trong gia đình trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột) có người bị ung thư đại tràng; nhóm nguy cơ cao thứ hai là những bệnh nhân đã được chẩn đoán là có polip đại tràng, u tuyến đại tràng; thứ ba là những người bị táo.
Phòng bệnh và điều trị
Vấn đề điều trị bệnh trĩ còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh và người bệnh. Không nhất thiết trường hợp nào cũng phải mổ, việc điều trị thường tập trung vào 3 phương pháp chính dưới đây.
Chữa nội khoa: Có nghĩa là chỉ dùng các thuốc bảo vệ mạch máu, giảm đau, chống viêm, cải thiện hoạt động của đường ruột, giải quyết các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng.
Điều trị chuyên khoa: Cũng với mục tiêu như trên nhưng làm thêm các thủ thuật đặc hiệu của chuyên khoa hậu môn-trực tràng như: tiêm gây xơ chai búi trĩ, ngâm rửa hậu bằng thuốc, bôi thuốc cho rụng trĩ...
Phẫu thuật: Khi các biện pháp kể trên không hiệu quả hoặc hiệu quả kém mới đặt ra vấn đề phẫu thuật. Song phẫu thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích, một công đoạn trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau mổ còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát.
Điều trị trĩ theo phương pháp nào là do bác sĩ khám và chỉ định. Khi có các biểu hiện của bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện càng sớm càng tốt, không nên để bệnh trĩ đến giai đoạn muộn (độ 3, 4) mới đi khám thì dễ xảy ra biến chứng hơn và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Trĩ là một bệnh mạn tính do nhiều nguyên nhân và có thể đề phòng. Nhằm vào các nguyên nhân gây bệnh kể trên để phòng bệnh. Cần tránh được tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Do vậy:
- Không nên đứng hoặc ngồi lâu, giữa giờ làm việc nên tranh thủ vận động, thể dục nhẹ nhàng.
- Hàng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng, tổng thời gian tập vào khoảng từ 30 - 60 phút.
- Nên ăn nhiều rau, chất xơ.
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ cần hạn chế ăn, uống các chất kích thích như cà phê, rượu, ớt, tiêu.
Thanh Phương
"Hoóc môn tình yêu" giúp chữa đau đầu


Một nghiên cứu mới phát hiện, oxytocin - loại hoóc môn làm gia tăng sự tin tưởng và gắn kết quan hệ giữa người với người, cũng có thể đóng vai trò như biệt dược giảm đau đối với bất kỳ ai phải hứng chịu những cơn đau đầu thường xuyên.
Thanh Bình/VNN

 Uống nước cây sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy (cell commits suicide)
May 10, 2010 - Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự tử trong ống nghiệm !

Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự tử trong ống nghiệm !

Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi chụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.
Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường.Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính.từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.
Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis)
 Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự tử gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).
Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự tử trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.
Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.
Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.
Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một "chương trình tế bào chết". Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.
Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia   nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.
Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.
Đó là lý do tại sao.trang trại của Zabidov   nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái   đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói:   Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả.
Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok.Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.
Ông ta mỉm cười và nói:  chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ônng ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander).
Đi lang thang trong khu chợ Paris, tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar
Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis. Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.
Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và xử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm bởi vì hương vị thích thú của nó .

 5 bệnh người cao tuổi dễ mắc lúc giao mùa
Thời tiết chuyển mùa gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta. Đây là một yếu tố tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi. Sự giảm chức năng hoạt động hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến một số bệnh đặc thù. Sau đây là một số bệnh dễ xảy ra ở người cao tuổi trong các thời điểm này.

1. Viêm khớp gối: Đây là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Lý do cơ bản là do thoái hoá xương, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Vào mùa lạnh, các mạch máu nuôi dưỡng trở nên kém tuần hoàn máu. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang… Người bệnh ít khi sốt, trong các trường hợp này, nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau cho khớp. Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết.
2. Đau lưng: Vấn đề đau lưng dường như là một công thức mang tính quy luật. Ngày thường cũng đã có hiện tượng đau lưng nhưng vào những ngày chuyển mùa, đau lưng trở nên rõ ràng hơn. Nguyên do chủ yếu là do thoái hoá xương cột sống, cột sống không còn thẳng mà bị “còng”. Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngủ, nằm đau, ngồi cũng đau. Biện pháp xoa bóp là hiệu quả nhất vì làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương này. Hãy xoa bóp chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng. Việc sử dụng thuốc giảm đau tỏ ra công hiệu nhưng phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó trên người cao tuổi.
Tự nhiên ngủ dậy, không vận động được khớp cổ tay, khó vận động khớp bàn ngón tay, khớp gối, cổ chân. Người cao tuổi khó thực hiện được các động tác nhỏ như đi lại, cầm bát đũa. Đây là hiện tượng cứng khớp ở người già. Không giống như trong các bệnh có hiện tượng cứng khớp như viêm khớp dạng thấp, tình trạng này xảy ra là do các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động. Đây là dấu hiệu thoái thoá khớp dạng khô khớp. Để giảm mức độ, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục, đi lại, phân phối thời gian nằm và vận động hợp lý. Vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.
4. Viêm đường hô hấp: Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì gần như là tuyệt đối. Ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè… là những dấu hiệu cơ bản. Giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.
5. Đột qụy não: Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy não. Đó là vì ở giai đoạn này, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, lại hay kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh. Chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng thường xuyên, ăn uống cân đối, đa dạng, lưu ý chất béo và có một cuộc sống tinh thần thoải mái được coi là những biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Không thay đổi được tuổi nhưng ta có thể thay đổi thói quen hút thuốc và uống rượu, bia. Tinh thần thoải mái là biện pháp sống khoẻ ở người cao tuổi.
Trong mọi trường hợp cần hết sức lưu ý vì người cao tuổi có những đặc thù riêng về sức khoẻ và tâm lý. Hãy đưa người cao tuổi đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường và xử lý các vấn đề về sức khoẻ theo hướng dẫn chuyên khoa.

Người cao tuổi lưu ý những dấu hiệu cảnh báo đột qụy
- Đột ngột xuất hiện tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân).
- Ngất hoặc nặng hơn là hôn mê.
- Mất khả năng nói (thất ngôn) hoặc rối loạn khả năng nói hay hiểu lời nói.
- Đột ngột có những rối loạn thị giác ở một hay hai mắt: nhìn đôi, lác…
- Đột ngột mất khả năng thăng bằng và phối hợp động tác.
- Đột ngột đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân.
Các dấu hiệu trên có thể chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút rồi người bệnh lại trở lại bình thường. Hiện tượng đó được gọi là cơn thiếu máu não thoảng qua.
Thiếu máu não thoảng qua là những dấu hiệu báo trước cực kỳ quan trọng của đột qụy và người bệnh cần được nhập viện ngay. Đừng sai lầm bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo này, hậu quả có thể sẽ rất nặng nề.                     
LS
BS. Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y)

 Viêm khớp gối.
3. Cứng khớp và khó vận động:


Người cao tuổi với máy trợ thính 

Hình ảnh các cụ già nghiêng người để nghe ngóng về những câu chuyện từ con cháu, rồi hỏi đi hỏi lại để nghe rõ điều con cháu nói, thế nhưng để giải tỏa hiện tượng “khó chịu” này, không phải ai cũng biết và ai cũng làm.
Theo thống kê của các viện lão khoa ở nhiều nước trên thế giới, số người cao tuổi (NCT) trên 65 tuổi bị giảm sức nghe ảnh hưởng đến giao tiếp chiếm từ 30 - 50%. Hiện tượng này gọi là bệnh “điếc” của NCT mà hầu hết các “bệnh nhân” khi vào độ tuổi về chiều đều mắc phải, bởi sự suy giảm thính giác là điều tất yếu của tuổi già.

Thông thường, khi các cụ bị rơi vào trường hợp này, ai cũng cảm thấy đó là điều hiển nhiên và chấp nhận như một quy luật của cuộc sống. Đây được xem là một suy nghĩ sai lầm to lớn. Bởi khi rơi vào trường hợp này, đời sống và tâm lý của các cụ bắt đầu thay đổi rất rõ, khó khăn trong giao tiếp, mặc cảm vì gây phiền toái cho mọi người, thậm chí còn biến thành chuyện hài hước để nhiều người đàm tiếu bởi sự lãng tai thường xuyên. Đây chính là những nguyên nhân khiến NCT dễ bị mủi lòng, vì ít người chịu giao tiếp với mình, cảm giác bị cô lập luôn ám ảnh ngày đêm.
Việc đi lại vốn khó khăn, còn khả năng sử dụng điện thoại như mọi người để thăm hỏi người thân cũng thưa dần, ngay cả các phương tiện để giải trí hàng ngày như: xem tivi, nghe đài, thưởng thức âm nhạc đều bị ảnh hưởng nặng nề do sức nghe bị suy giảm. Đó là lý do vì sao NCT bị điếc thường dễ đi tới trạng thái trầm cảm, bi quan, xa lánh mọi người.
Khám tai ở NCT đa phần đều thấy màng nhĩ dày lên, trắng đục không còn màu xanh bóng như ở người trẻ tuổi. Một màng nhĩ như thế dĩ nhiên sẽ có độ nhạy kém và chậm chạp hơn do hiện tượng não bị teo, tạo ra nhiều tình huống bi hài và khó khăn như: nghe giọng trầm (tiếng đàn ông) dễ hơn nghe giọng cao (tiếng phụ nữ, trẻ con). Nghe xa rõ hơn nghe gần (đối với các âm thanh có cường độ lớn). Đôi khi nghe tiếng nói vừa lại rõ hơn tiếng nói to.
Giải mã sự “điếc” cho NCT
Với những thua thiệt vừa nêu trên, nếu chúng ta biết quan tâm hơn về bệnh điếc của NCT có lẽ họ sẽ không bị rơi vào trường hợp khó xử như thế, bởi sự phát triển khoa học ngày nay có thể dễ dàng khắc phục được. Vậy can thiệp bằng cách nào, đó là điều không dễ trả lời nếu như chúng ta không thực sự quan tâm và hiểu rõ vấn đề.
Chọn phương pháp phẫu thuật? Chưa chắc tốt, bởi căn nguyên của nghe kém không những có liên quan đến cả bộ máy thính giác mà việc đụng đến dao kéo vào tuổi xế chiều thì không dễ dàng chút nào.
Ðiều trị bằng thuốc? Điều này cũng giới hạn ở một số trường hợp nghe kém có liên quan đến rối loạn tuần hoàn não thường kèm theo các triệu chứng phụ như: ù tai, chóng mặt, mà còn có những tác dụng phụ do dùng thuốc. Tuổi già lắm bệnh, đôi khi dùng thuốc để chữa bệnh này thì lại kích thích gây bệnh nọ. Cuối cùng thì lợi bất cập hại, được này mất kia! Vì vậy, theo các nhà chuyên môn về thính học, cách tốt nhất là dùng máy trợ thính trong các trường hợp này, bởi nó vừa đơn giản vừa tiện lợi và rất thiết thực cho NCT và đây là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Số NCT đeo máy trợ thính ngày càng nhiều, bởi đó là điều cần thiết cho cuộc sống vốn nhiều sôi động như ngày nay. NCT bị điếc, khi được trang bị máy trợ thính, họ sống lạc quan hơn, yêu đời hơn với quan niệm đeo máy trợ thính giống như người cận đeo mắt kính, không phiền hà mà cũng rất… thời trang.
BS.CKII . Nguyên Thị Bích Thuỷ

Làm thế nào khỏi già ?!
Khi NCT bị lãng tai
 Tập thể dục dưỡng sinh giúp giảm stress, tinh thần sảng khoái, sống lâu.
Hoạt động thể lực
 
Thời tiết chuyển mùa gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta. Đây là một yếu tố tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi. Sự giảm chức năng hoạt động hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến một số bệnh đặc thù. Sau đây là một số bệnh dễ xảy ra ở người cao tuổi trong các thời điểm này.
1. Viêm khớp gối: Đây là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Lý do cơ bản là do thoái hoá xương, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Vào mùa lạnh, các mạch máu nuôi dưỡng trở nên kém tuần hoàn máu. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang… Người bệnh ít khi sốt, trong các trường hợp này, nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau cho khớp. Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết.
2. Đau lưng: Vấn đề đau lưng dường như là một công thức mang tính quy luật. Ngày thường cũng đã có hiện tượng đau lưng nhưng vào những ngày chuyển mùa, đau lưng trở nên rõ ràng hơn. Nguyên do chủ yếu là do thoái hoá xương cột sống, cột sống không còn thẳng mà bị “còng”. Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngủ, nằm đau, ngồi cũng đau. Biện pháp xoa bóp là hiệu quả nhất vì làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương này. Hãy xoa bóp chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng. Việc sử dụng thuốc giảm đau tỏ ra công hiệu nhưng phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó trên người cao tuổi.
 Viêm khớp gối.
3. Cứng khớp và khó vận động:
Tự nhiên ngủ dậy, không vận động được khớp cổ tay, khó vận động khớp bàn ngón tay, khớp gối, cổ chân. Người cao tuổi khó thực hiện được các động tác nhỏ như đi lại, cầm bát đũa. Đây là hiện tượng cứng khớp ở người già. Không giống như trong các bệnh có hiện tượng cứng khớp như viêm khớp dạng thấp, tình trạng này xảy ra là do các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động. Đây là dấu hiệu thoái thoá khớp dạng khô khớp. Để giảm mức độ, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục, đi lại, phân phối thời gian nằm và vận động hợp lý. Vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.
4. Viêm đường hô hấp: Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì gần như là tuyệt đối. Ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè… là những dấu hiệu cơ bản. Giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.
5. Đột qụy não: Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy não. Đó là vì ở giai đoạn này, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, lại hay kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh. Chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng thường xuyên, ăn uống cân đối, đa dạng, lưu ý chất béo và có một cuộc sống tinh thần thoải mái được coi là những biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Không thay đổi được tuổi nhưng ta có thể thay đổi thói quen hút thuốc và uống rượu, bia. Tinh thần thoải mái là biện pháp sống khoẻ ở người cao tuổi.
Trong mọi trường hợp cần hết sức lưu ý vì người cao tuổi có những đặc thù riêng về sức khoẻ và tâm lý. Hãy đưa người cao tuổi đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường và xử lý các vấn đề về sức khoẻ theo hướng dẫn chuyên khoa.
 
Người cao tuổi lưu ý những dấu hiệu cảnh báo đột qụy
- Đột ngột xuất hiện tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân).
- Ngất hoặc nặng hơn là hôn mê.
- Mất khả năng nói (thất ngôn) hoặc rối loạn khả năng nói hay hiểu lời nói.
- Đột ngột có những rối loạn thị giác ở một hay hai mắt: nhìn đôi, lác…
- Đột ngột mất khả năng thăng bằng và phối hợp động tác.
- Đột ngột đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân.
Các dấu hiệu trên có thể chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút rồi người bệnh lại trở lại bình thường. Hiện tượng đó được gọi là cơn thiếu máu não thoảng qua.
Thiếu máu não thoảng qua là những dấu hiệu báo trước cực kỳ quan trọng của đột qụy và người bệnh cần được nhập viện ngay. Đừng sai lầm bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo này, hậu quả có thể sẽ rất nặng nề.                     
LS
BS. Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y)
 
 
Tác giả: Lê Tấn Tài
"  Chơi xuân kẻo hết xuân đi
    Cái già sồng sộc nó thì theo sau "  !!!
  Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.

Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau :

1./ Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại . Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.

2./ Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm .

4./ Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổI 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Ðiều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.

5./ Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mở, sự đầy đặn và kích cở của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.

6./ Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xưÆ ¡ng sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng .

7./ Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.

8./ Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.

9./ Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mở đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.

10./ Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu kh uất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.

11./ Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.

12./ Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

13./ Xương lão hóa hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương củ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.

14./ Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.

15./ Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 % . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.

16./ Nghe [thính giác] giảm đi kể từ giữa năm 50. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.

17./ Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc t hay thế các tế bào chết cũng chậm dần.

18./ Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưởi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.

19./ Sinh sản mất khả năng từ năm 35. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.

20./ Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.

Làm thế nào Ä �ể làm chậm sự lão hóa ?

Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.

- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.

- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.

Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:

Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dươn g, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.

Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:

Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Ðông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.

Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.

Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.

Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, b�º £o đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…

Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu….) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh.

Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước đ ược mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:

- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…
Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm đ ược quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.

1 nhận xét:

Đỗ Hà nói...

Những thông tin về sức khỏe của bạn thật bổ ích cho thầy trò và cho bạn bè của họ. Mọi người đã ngoài 50 xuân xanh rồi, các thầy cũng đã 70-80 niên. Biết để yên vui và sống khỏe hơn. Cám ơn các bạn