Ngày 20 tháng 8 năm 2011
Dr. Alan I. Leshner, Executive Publisher
Dr. Bruce Alberts, Editor-in-chief
Science Magazine
American Association for the Advancement of Science
Email: science_editor@ aaas.org
cc: Xizhe Peng,
School of Social Development and Public Policy Fudan University, Shanghai, China
Kính thưa Dr. Alan Leshner và Dr. Bruce Alberts:
Chúng tôi là một số giáo chức và chuyên viên kỹ thuật đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi muốn nói lên sự quan tâm, nếu không nói là bất bình, về sự thiên vị thể hiện rõ trong hình vẽ bản đồ nước Trung Quốc (xoá bỏ những nước trong khu vực như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines... và sáp nhập vùng biển và hải đảo đang tranh chấp phía đông Việt Nam vào lãnh thổ của Trung Quốc) kèm theo bài báo tựa đề: “China’s Demographic History and Future Challenges” của Xizhe Peng, đăng trong tập san Science ngày 29 -07- 2011, Bộ 333, Số 6042, trang 581-587.
Đường biên giới 9 đoạn bao trùm khoảng 90% Biển Đông, diện tích khoảng 350.000 km2, chiếm trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khu vực này vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunie, Đài Loan, và gần đây là Trung Quốc (nước đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía tây Trường Sa của việt Nam sau hai trận hải chiến đẫm máu năm 1974 và 1988). Trong khi Việt Nam đã liên tục là chủ quyền của hai quần đảo này kể từ thế kỷ 15, những nước khác (thí dụ như Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Trung Quốc) chỉ vừa đòi chủ quyền trong thời gian gần đây sau khi có tin vùng Biển Đông có tiềm năng về dầu khí.
Trong vài năm qua,Trung Quốc đơn phương đưa ra bản đồ lãnh thổ vùng biển 9 đoạn và tự cho rằng toàn bộ Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của họ, không tuân thủ các luật biển quốc tế như UNLOS (Thoả thuận về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc). Đường ranh giới vẽ tay hình chữ U vừa không có chứng cứ khoa học và cũng không có thông tin địa dư nào để chứng minh trước cộng đồng thế giới sự trung thực của nó. Do đó, đường ranh giới biển 9 đoạn trong bản đồ của Trung Quốc là sự ngụy tạo và nhằm đánh lừa cộng đồng thế giới.Trung Quốc thường xuyên lập đi lập lại trước công luận về chủ quyền của họ trên toàn vùng biển của Biển Đông, và hy vọng cộng đồng thế giới không lưu tâm đến.
Chúng tôi xin lưu ý cùng ông về hệ quả liên quan đến việc cho xuất bản hình vẽ bản đồ Trung Quốc trong bài của ông Xizhe Peng: Cho vào bản đồ Trung Quốc trong đó bao gồm toàn bộ vùng biển của Đông Nam Á trong các bài viết có xuất xứ từ các trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc và được nhắm vào những tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những việc làm mờ ám của nhà nước Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc mong muốn với sự thường xuyên xuất hiện bản đồ Trung Quốc với đường biên giới lưỡi bò sai trái này trên các tạp chí nổi tiếng và có nhiều tín nhiệm trên thế giới và không bị phê phán, phản đối từ các Ban biên tập và độc giả thì họ dùng đó làm bằng chứng không chính danh cho chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông, (thí dụ: bài viết của J. Tai đăng trong tập san Waste Management, số 8 tháng 8 2011), để nhằm tạo tiền đề của việc đã rồi và để che đậy điều hiển nhiên là Trung Quốc không có bằng chứng hợp pháp nào trong việc áp đặt chủ quyền của họ trên toàn bộ vùng biển đang tranh chấp tại Biển Đông của Đông Nam Á.
Không cần biết là đang có tranh chấp với các nước trong vùng về các vùng lãnh hải, dựa vào sức mạnh quân sự, Trung Quốc hiện đang có hành động bạo lực rất côn đồ và phi pháp nhằm tiến hành áp đặt đường biên giới lãnh hải 9 đoạn tại vùng Biển Đông, mà được các nước ví von là “vùng đường lưỡi bò”. Trong những năm qua, nhiều ngư phủ Việt Nam trong lúc họ đang hành nghề trong những vùng biển lâu đời của ông cha chạy dọc theo suốt chiều dài gần 3000 km của bờ biển Việt Nam đối diện với Biển Đông, thường xuyên bị tàu hải quân các loại của Trung Quốc ngăn chặn, khủng bố, cướp đoạt và đôi khi bị lính Trung Quốc bắn giết một cách vô nhân đạo. Số ngư sản đánh bắt được, dầu chạy máy tàu, và ngư cụ bị họ cướp đoạt. Nhà cầm quyền Trung Quốc còn ngang nhiên đòi tiền chuộc mạng cùng với tàu thuyền trưóc như là hành động của bọn cướp biển trước khi được thả cùng với những chiếc thuyền bị lột sạch chỉ còn vỏ. Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2011 vừa qua, Trung Quốc cho nhiều tàu chiến đội lớp tàu hải giám trắng trợn uy hiếp hai tàu khảo cứu Việt Nam trong lúc những tàu này đang khảo sát vùng biển nằm trong vùng 200 hải lý Kinh tế Đặc quyền (EEZ), và đã hung bạo cắt đứt đường cáp quang chuyên dùng của những tàu này.
Với sự áp đặt rất hung hăng nước lớn của Trung Quốc đối với những quốc gia nhỏ trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, chúng tôi xin yêu cầu ông quan tâm đến những hệ quả có thể xảy ra liên quan đến việc xuất bản bài viết của ông Xizhe Peng, trong đó kèm theo bản đồ Trung Quốc sai lệch với thực tế và rất thiên vị về phía Trung Quốc, mà chính ông ta lại là người Trung Quốc.
Trong tinh thần tôn trọng sự trung thực của khoa học cùng với những sự thật hiển nhiên của khu vực Biển Đông, chúng tôi trân trọng việc ông sẽ đưa ra sự cải chính cụ thể về bài viết này, để từ đó bạn đọc có thể tự mình quyết đoán về những thiên vị một chiều thể hiện trong bài viết của ông Xizhe Peng, đồng thời từ đó để ý và quan tâm đến những bài viết có xuất xứ từ Trung Quốc mà trong đó có kèm thêm những bản đồ sai lệch với thực tế và có tính cách thiên vị tương tự như bản đồ nêu bên trên.
Dân chúng Việt Nam chúng tôi trên khắp thế giới xin trân trọng sự phúc đáp thuận lợi của ông về mối quan tâm của chúng tôi và mong muốn rằng quan điểm chân thực của chúng tôi được độc giả biết rõ.
Trân trọng,
Hoang Tuy, Ph.D, Prof, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam
Gian Vu, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy, Switzerland
Xuan Yem Pham, Ph.D., Prof, University of Paris 6, France
Dang Hung Nguyen, Ph.D., Prof , Liège, Belgium
Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., Commissariat Energy Atomique -Cadarache, France
Khanh Tuoc Trinh, Ph.D., New Zealand
Ngoc Bich Tran, Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Thuong Son Nguyen. Ph.D., Australia
Hoanh T. Ngo, M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Mai Tran, Ph.D., Australia
Tara T. VanToai, Ph.D., USA
Norman N. VanToai, Ph.D., USA
Long Quang Le, B.E. Mech, New Zealand
Phuong Minh Tran, M. Tech, Australia
Tuyen Gia Do, B.E. Elect, Saudi Arabia
Ba Tuoc Tran, M. Com., Vietnam
Long Viet Bui, B.E. Mech, Vietnam
Xa Van Nguyen, M.E. Civil, USA
Tu Van Nguyen, M.Com. (Econ.), New Zealand
Lap Quoc Nguyen, Ph.D.,USA
Han Huu Huynh, B.S. Tech (Food), USA
Tuyet Van Duong, M.Com. (Econ.), USA
Danh Cong Bien, M.E. Elect, New Zealand
Triet Minh Ngo, P.E. Civil, USA
Kho Huu Nguyen, Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA
Nham Truong, Ph.D, Australia
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA
Hong Ba Le, M.Sc, Australia
Huynh Tung Ngo, B, Agr.Sc, Australia
Hung The Vu, B.S. Comp., USA
Ngon Danh Nguyen, P.E. Civil, USA
Mai Chi Thi Nguyen, B.Com., USA
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA
Bich Lien Nguyen, B.A. Edu., USA
Mui Dinh, B.A. Edu., Australia
Tuan Sy Bui. Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Duong Thanh Tran, B.A.Edu, New Zealand
Chau Bich Bui, M.A., USA
Nga Thien Nguyen, B.S. Comp., New Zealand
Thi Nhung Do, B.A. Edu., USA
The Hung Nguyen, Prof, Uni of Danang, Vietnam
Khanh Nguyen-Do, Ph.D., Australia
Ngoc Diep Vuong, M.Com.,Economics, USA
Thanh Truc Vuong, B.A.Edu, USA
Long Phan Pham, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Quyet Vu, M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand
Lieu Thu Le, B.E. Chem, New Zealand
Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany
Van Hao Nguyen, M.E. Civil, Australia
Thi Tinh Tien Le, M.Com, Economics, Australia
Mong Trinh Thi Nguyen, B.A, New Zealand
Thomas Hung Ngoc Dang, M.B.A, CPEng, Australia
Huu The Nguyen, M.B.A., USA
Hoai Vong Cong Le, M.Com, USA
Khoa Ba Ngo, M.B.A., USA
Hung Nguyen, B.E. Chem, Australia
Disguised and fabricated map of China without the countries of South East Asia,
With the distorted “cow tongue shape” dotted line
True regional map of South East Asia with the “cow tongue” shape dotted line
------------------------------------------
Bản tiếng Anh:
20 August, 2011
Dr. Alan I. Leshner, Executive Publisher
Dr. Bruce Alberts, Editor-in-chief
Science Magazine
American Association for the Advancement of Science
Email: science_editor@ aaas.org
cc: Xizhe Peng,
School of Social Development and Public Policy Fudan University, Shanghai, China
Dear Dr. Alan Leshner and Dr. Bruce Alberts:
We are a group of Vietnamese academics and professionals living in various parts of the world. We wish to express our concern, if not outrage, about the bias shown in the map of China (i.e. deletion of neighboring countries such as Vietnam, Malaysia, Brunei, Indonesia, the Philippines…and inclusion of the disputed waters and islands to the east of Vietnam) contained in the paper: “China's Demographic History and Future Challenges” by Xizhe Peng, recently appearing in your Science Magazine, Issue 29 July 2011, Vol. 333 No. 6042 pp. 581-587, at http://www.sciencemag.org/content/333/6042/581
The 9-dotted line zone covers about 90% of the Southeast Asia Sea, area of about 350,000km2, (also referred to as the East Sea by Vietnam) which encircles the archipelagos of Paracels and Spratlys. The area has been a subject of territorial dispute among Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan, and China (which wrested control of the Paracels and some western islands of the Spratly Archipelago from Vietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988). While Vietnam has controlled the archipelagos as early as the 15th century, the other countries (e.g., the Philippines, Indonesia Malaysia, Brunei, Taiwan, and China) have recently made certain territorial claims only after oil and gas deposits were discovered in the area.
In the last few years, China has arbitrarily presented the U-shaped 9- dotted line map and claimed the whole Southeast Asia Sea as her “historical waters,” without any internationally recognized legal basis such as UNCLOS (United Nations on the Convention of the Law of the Sea). The hand-drawn U shape line has neither scientific facts nor geographical information to certify its authenticity to show to the world community. Thus, the 9-dotted line zone included in the map of China is an error of fact and a blatant attempt of China to authenticate its disputed claims.
We would like to call your attention to the implications that could be associated with the publication of the map presented by Xizhe Peng: Inserting a map of China covering almost the whole sea of South East Asia in articles originating from Chinese institutions and destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of a ploy. China is hoping that over time frequent appearances of such a map in well-known publications and the absence of responses from editors and readers will help establish de facto recognition of its claims over the disputed lands and waters. (eg: J. Tai et al. / Waste Management 31 (2011) 1673–1682, Volume 31, Issue 8, August 2011).
Without any regard to the disputed status of the territorial waters, China has been illegally and aggressively enforcing its own 9- dotted line zone in the South East Asia Sea, which is dubbed as “the cow tongue-shaped line map”. In recent years, many Vietnamese fishermen working in their ancestral traditional fishing areas along Vietnam’s 3000km shoreline have been harassed, terrorized and occasionally murdered by Chinese naval forces. Their fish catches, fuel and fishing equipments have been confiscated. China extorted money from the fishermen before releasing them and their stripped–bare boats. As recent as late May and early June of 2011, Chinese naval patrol vessels blatantly harassed two Vietnamese ships working on an oil exploring mission inside Vietnam’s 200 nautical mile exclusive economic zone (EEZ) and forcefully cut their exploring fiber optic cables.
With the on-going aggression exerted by China upon the much smaller countries in South East Asia, especially Vietnam, we would like to call your attention to the implications that could be associated with the publication of the map presented by Xizhe Peng, who is himself a Chinese national.
In the interest of scientific integrity as well as the true facts of the Southeast Asia Sea, we would appreciate your putting out a correction, so the readers of your magazine can make up their minds about the bias in the paper written by Xizhe Peng, as well as be aware of any future articles originating from China containing such one-sided and biased map like the one mentioned above.
Our Vietnamese people from all over the world would be very appreciative of your positive response to our concern and to our desire to have our viewpoint be known.
Yours sincerely,
Hoang Tuy, Ph.D, Prof, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam
Gian Vu, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy, Switzerland
Xuan Yem Pham, Ph.D., Prof, University of Paris 6, France
Dang Hung Nguyen, Ph.D., Prof , Liège, Belgium
Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., Commissariat Energy Atomique -Cadarache, France
Khanh Tuoc Trinh, Ph.D., New Zealand
Ngoc Bich Tran, Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Thuong Son Nguyen. Ph.D., Australia
Hoanh T. Ngo, M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Mai Tran, Ph.D., Australia
Tara T. VanToai, Ph.D., USA
Norman N. VanToai, Ph.D., USA
Long Quang Le, B.E. Mech, New Zealand
Phuong Minh Tran, M. Tech, Australia
Tuyen Gia Do, B.E. Elect, Saudi Arabia
Ba Tuoc Tran, M. Com., Vietnam
Long Viet Bui, B.E. Mech, Vietnam
Xa Van Nguyen, M.E. Civil, USA
Tu Van Nguyen, M.Com. (Econ.), New Zealand
Lap Quoc Nguyen, Ph.D.,USA
Han Huu Huynh, B.S. Tech (Food), USA
Tuyet Van Duong, M.Com. (Econ.), USA
Danh Cong Bien, M.E. Elect, New Zealand
Triet Minh Ngo, P.E. Civil, USA
Kho Huu Nguyen, Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA
Nham Truong, Ph.D, Australia
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA
Hong Ba Le, M.Sc, Australia
Huynh Tung Ngo, B, Agr.Sc, Australia
Hung The Vu, B.S. Comp., USA
Ngon Danh Nguyen, P.E. Civil, USA
Mai Chi Thi Nguyen, B.Com., USA
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA
Bich Lien Nguyen, B.A. Edu., USA
Mui Dinh, B.A. Edu., Australia
Tuan Sy Bui. Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Duong Thanh Tran, B.A.Edu, New Zealand
Chau Bich Bui, M.A., USA
Nga Thien Nguyen, B.S. Comp., New Zealand
Thi Nhung Do, B.A. Edu., USA
The Hung Nguyen, Prof, Uni of Danang, Vietnam
Khanh Nguyen-Do, Ph.D., Australia
Ngoc Diep Vuong, M.Com.,Economics, USA
Thanh Truc Vuong, B.A.Edu, USA
Long Phan Pham, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Quyet Vu, M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand
Lieu Thu Le, B.E. Chem, New Zealand
Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany
Van Hao Nguyen, M.E. Civil, Australia
Thi Tinh Tien Le, M.Com, Economics, Australia
Mong Trinh Thi Nguyen, B.A, New Zealand
Thomas Hung Ngoc Dang, M.B.A, CPEng, Australia
Huu The Nguyen, M.B.A., USA
Hoai Vong Cong Le, M.Com, USA
Khoa Ba Ngo, M.B.A., USA
Hung Nguyen, B.E. Chem, Australia
Disguised and fabricated map of China without the countries of South East Asia,
with the distorted “cow tongue shape” dotted line.
True regional map of South East Asia with the “cow tongue shape” dotted line
-----------------------------------------------------------------------
Đường Lưỡi Bò trên Science - tạp chí khoa học hàng đầu thế giới
Trần Vinh Dự - VOA
Biểu tình trước Ðại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Hình: Reuters
Trong số ra ngày 29 tháng 7 năm 2011 tạp chí Science đã đăng bài “China's Demographic History and Future Challenges” có kèm hình bản đồ của Trung Quốc với đường lưỡi bò (U-shape lines) trên trang 584 (trang 5 của bài) khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông (mà họ gọi là Biển Nam Trung Hoa).
Science tờ báo khoa học xuất bản hàng tuần danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Nó có mức phát hành cao nhất so với tất cả các tờ báo khoa học trên khắp hành tinh với lượng độc giả thường xuyên lên tới hơn 1 triệu người.
American Association for the Advancement of Science (AAAS), tổ chức khoa học lớn nhất trên địa cầu, là chủ nhân của tờ Science. Được thành lập năm 1848, AAAS phục vụ khoảng 262 tổ chức khoa học và viện hàn lâm có liên quan trên khắp thế giới và phụng sự khoảng 10 triệu người.
Trên trang web của mình, AAAS đưa ra sứ mệnh của tổ chức trong đó ghi “AAAS hướng tới mục tiêu phát triển khoa học, kỹ thuật, và các phát minh khắp thế giới nhằm phục vụ lợi ích của tất cả mọi người.” Để thực hiện sứ mệnh này, Ban lãnh đạo AAAS đã đặt ra 09 mục tiêu, trong đó mục tiêu thứ hai ghi rất rõ: AAAS hướng tới việc “thúc đẩy và bảo vệ tính chính trực (integrity) của khoa học và việc sử dụng khoa học” (mục tiêu thứ 2).
Bài “China's Demographic History and Future Challenges” của Xizhe Peng (hiệu trưởng của trường School of Social Development and Public Policy, Fudan University, Shanghai, China. E-mail:xzpeng@fudan.edu.cn) vốn chỉ nói về vấn đề dân số của Trung Quốc và không liên quan gì tới chính trị. Tuy nhiên, khi đưa ra bản đồ phân bổ dân số của Trung Quốc, thì Xizhe Peng lại đưa ra các bản đồ có hình lưỡi bò thể hiện rất rõ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng Biển Đông.
Có thể hiểu một Hiệu trưởng của một đại học Trung Quốc như Xizhe Peng có thể bị những áp lực nhất định khi phải dùng bản đồ Trung Quốc như thế nào. Vì thế, Xizhe Peng có thể phải hi sinh tính chính trực của mình vì áp lực của chính quyền. Nhưng cũng có thể là một người Trung Quốc đậm tinh thần dân tộc chủ nghĩa, Xizhe Peng đã chủ động dùng bản đồ này mà chẳng có bất kỳ áp lực nào từ phía chính quyền Trung Quốc. Bất kể con người Xizhe Peng như thế nào, và ông ta bị áp lực gì, ông ta có quyền gửi lên Science những gì ông ta viết.
Vấn đề kỳ quái là ở chỗ một tạp chí khoa học có uy tín bậc nhất thế giới như Science, được xuất bản bởi AAAS, một hiệp hội khoa học đặt sứ mệnh của mình là “thúc đẩy và bảo vệ tính chính trực (integrity) của khoa học và việc sử dụng khoa học” lại, không rõ vô tình hay cố ý, trở thành kênh quảng cáo cho tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông – một tuyên bố mà cả thế giới tiến bộ hiện nay đang lên án.
Science là một tạp chí có “peer reviews”. Tức là khi Xizhe Peng gửi bài cho Ban biên tập của Science, Ban biên tập phải đọc và chuyển cho ít nhất 2 chuyên gia trong lĩnh vực mà bài báo của Xizhe Peng viết để đánh giá, phản biện, và đề xuất lên Ban biên tập của Science về việc cho đăng hay không. Ban biên tập sẽ đọc lại lần cuối và ra quyết định cuối cùng về việc nên cho đăng hay không. Quy trình này tương đối khắt khe, và tỷ lệ bài bị từ chối bởi những tạp chí như Science là rất cao, có khi lên tới 95% hoặc hơn.
Thế nhưng những chuyện ngu xuẩn như việc in bản đồ của Xizhe Peng cung cấp trong đó có tuyên bố chủ quyền trong vùng đang có tranh chấp quốc tế vẫn xảy ra. Và việc này là không thể chấp nhận được. Chỉ có 3 cách giải thích:
(1) AAAS đã trở thành một tổ chức mang khuynh hướng chính trị chứ không còn tôn trọng tính trung lập của khoa học. Điều này là hầu như không thể xảy ra được.
(2) Ban biên tập và các chuyên gia đọc duyệt bài của Xizhe Peng làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu kiến thức, và/hoặc ngây thơ về mặt địa chính trị. Điều này có thể xảy ra, nhưng cũng cực kỳ đáng chê trách vì chủ đề tranh chấp ở Biển Đông đã trở nên nóng bỏng khắp thế giới trong cả nửa năm qua mà họ lại không biết gì.
(3) Những cá nhân này bị ảnh hưởng bởi tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc và đã nhắm mắt làm ngơ và chấp nhận đểXizhe Peng dùng bản đồ này trong bài. Lý do này có thể gần với sự thật nhất.
Bất kể vì lý do gì, sai lầm của tờ Science trong số ra ngày 29 tháng 07 vẫn không thể chấp nhận được. Và tất cả những người Việt Nam, người Philippines, và những người có lương tri tiến bộ trên khắp thế giới, phải lên tiếng để Science thực sự là một tờ tạp trí trung lập về khoa học và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông phải được phản ánh một cách khách quan nhất trên mọi ấn phẩm báo chí, truyền thông, và khoa học trên khắp thế giới.
T.V.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét