Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Chủ tịch ASEAN lên tiếng về Biển Đông

               
Indonesia, chủ tịch hiện nay của ASEANđã thúc giục tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông kiềm chế và trở lại Tuyên bốvề ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Indonesia Michael Tene Ảnh: wordpress


Sự leo thang của một số vụ việc ởBiển Đông nhấn mạnh tầm quan trọng với cả ASEAN và Trung Quốc rằng cần lập tức trở lại với những nguyên tắc trong nỗ lực thực hiện DOC, tất cả các nguyên tắcđã được nhất trí cần được thực hiện đầy đủ”, người phát ngôn bộ Ngoại giao Indonesia Michael Tene nói trên tờ Jakarta Post như vậy.
Ông nói rằng, một tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN được nhấn mạnh tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN 18 tổ chứcở Jakarta đầu tháng trước, đã thúc giục các bên tranh chấp – Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia – nhanh chóng ký kết các nguyên tắc, và bắt đầu đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử.
Tất cả các bên cần tôn trọng lẫn nhau, giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hòa bình bằng cách duy trì các nguyên tắc trong Công ước LHQ về Luật biển và kiềm chế để không leo thang bạo lực”,ông Michael nói.
Trung Quốc và bốn nước ASEAN đều đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Cả Philippines và Việt Nam đã lên tiếng về các hành động quấy nhiễu của tàu Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, hãng AP hôm qua đưa tin, Bắc Kinh đã phản đối mọi cáo buộc và khẳng định rằng, họ chỉ sử dụng bạo lực khi bịtấn công, đồng thời cảnh báo các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu khí ởkhu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp và thề sẽ khẳng định chủ quyền của mình.
Chúng tôi kêu gọi các bên khác ngừng tìm kiếm khả năng khai thác tài nguyên ở khu vực mà Trung Quốc có chủquyền”, đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu nói với báo chí ởManila. Tuy vậy, ông này tuyên bố, Trung Quốc sẽ cởi mở để các nước tuyên bố chủquyền khác cùng thăm dò dầu khí trong khu vực.
Trữ lượng dầu và khí tự nhiên ở khu vực Trường Sa ước tính vào khoảng 17,7 tỉ tấn, lớn thứ tư thế giới.
Theo giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Connie Rahakundini Bakrie thì, tranh chấp Biển Đông là phép thử với ASEAN trong không gian hàng hải ở Đông Nam Á – nơi chỉ có 20% trong số 60 điểm tranh chấp có nguy cơ đụng độ được giải quyết. “Nếu ASEAN không thể xử lý vấn đề Biển Đông, thì làm sao có thể giải quyết những vấn đề phức tạp hơn trong tương lai”, bà nói. Connie đề cập tới những điểm chưa giải quyếtđược trong không gian hàng hải của khu vực.
Chuyên gia nghiên cứu an ninh Andi Widjajanto, Đại học Indonesia cho rằng, những vụ việc gần đây và chuyện tranh cãi giữa Trung Quốc và hai nước ASEAN (Việt Nam, Philippines) đã chứng tỏ ý định của Trung Quốc khi họ chỉ muốn đơn phương làm mọi thứ mặc dù luôn tuyên bố theođuổi các cuộc đàm phán hòa bình. “Các ngoại trưởng ASEAN cần có nỗ lực đặc biệt để tạo ra cơ chế trong công tác DOC…vì cơ chế hiện tại trong ASEAN rõ ràng không tác dụng”, ông nói.
  • Thái An (Theo thejakartapost)

Không có nhận xét nào: