Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-06-01
Mấy ngày qua, tin tức về vụ việc là đề tài được bàn thảo sôi nổi tại các trang báo và các trang mạng xã hội. Từ đầu tuần này, trên một số phương tiện như Facebook, điện thoại di động..., xuất hiện kêu gọi các bạn trẻ Việt Nam tham gia tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc về những hành động gây hấn của họ ở Biển Đông.
Nội dung chính, lời kêu gọi vừa nêu có đoạn “Cuộc tuần hành này không có người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia”. Lời kêu gọi còn nêu rõ “Đây là một cuộc tuần hành ôn hòa, hoàn toàn bất bạo động”. Đặc biệt, lời kêu gọi này còn nêu ra 5 điều khoản (như không mang theo vật nhọn, không đốt cờ…) để người tham gia thực hiện nhằm đảm bảo tinh thần “ôn hòa” của cuộc tuần hành.
Địa điểm cuộc biểu tình là trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán nước này ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều người cho rằng, lời kêu gọi này chỉ mang tính tự phát, đơn thuần vì lòng yêu nước, vì độc lập dân tộc và không do một tổ chức nào đừng sau cả. Blooger Duy Ngọc, chia sẻ:
“Tôi nghĩ lời kêu gọi này là mang tính tự phát. Các bạn truyền tai nhau giống như 2007 thôi. Có nhiều người tham gia nhưng không có một tổ chức nào đứng sau cả”.
Lời kêu gọi được đăng trên trang Nhật Ký Yêu Nước và lan đi với tốc độ chóng mặt chỉ vài giờ sau đó qua các trang mạng xã hội, các email. Đặc biệt, lời kêu gọi này còn được các bạn trẻ truyền nhau qua các tin nhắn điện thoại di động. Một điều đặc biệt nữa, nhiều bạn trẻ lần này tham gia truyền tải lời kêu gọi mặc dù trước giờ họ không quan tâm đến chính trị. Bảo, một ngân viên chứng khoán ở Sài Gòn cho biết:
“Khá bất ngờ vì nhận được tin nhắn này từ những người trước giờ không quan tâm đến chính trị. Chính vì thế mà mình nghĩ tin mức độ lan rộng của lời kêu gọi này rất sâu. Họ gởi tin này qua tin nhắn điện thoại, yahoo messenger, hay facebook”.
Mặc dù tin nhắn về cuộc tuần hành ôn hòa đến với nhiều người, nhất là giới trẻ, phản ứng của các bạn không hẳn giống nhau.
Hiếu, một kỹ sư tại TP.HCM cho biết anh nhận được tin nhắn từ rất nhiều bạn bè nhưng sẽ không tham gia cuộc tuần hành bởi vì theo Hiếu, công an sẽ cô lập nhóm tuần hành và một cuộc tuần hành như thế sẽ không chặn đứng được hành động của Trung Quốc. Hiếu nói:
“Tôi thấy biểu tình là nên nhưng đâu có kết quả gì đâu. Hồi năm 2008 khi mọi người tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc về vụ Hoàng Sa – Trường Sa, tôi có đi theo dõi nhưng không vào được khuôn viên biểu tình bởi vì công an ngăn chặm hết. Cuối cùng thì chỉ có người biểu tình thì bị cô lập trong đó thôi, còn người đi đường cũng không thể tham gia được”.
Cũng theo Hiếu, mặc dù rất bức xúc về hành động ngang ngược của Trung Quốc nhưng Hiếu sẽ không hưởng ứng lời kêu gọi vì ở Việt Nam, “sống thờ ơ sẽ dễ dàng hơn”. Hiếu nói:
“Ở Việt Nam thì cứ nhắm mắt làm ngơ thì dễ sống”.
Công việc, từ những mối quan hệ và những ràng buộc trong cuộc sống chính là những áp lực khiến nhiều người phải đắn đo khi chọn cách thể hiện lòng yêu nước của mình. Cùng ý kiến với Hiếu, một bạn trẻ khác ở Sài Gòn cũng nhận được thông báo của bạn bè từ điện thoại nhưng bạn này cho biết mình sẽ không tham gia. Nói về lý do của mình, Thanh cho biết:
“Nói thật là tham gia thì không thể làm ăn gì được hết. Chỗ ở còn không được yên thân, đừng nói là việc làm. Giã sử chị đi làm mà công an cứ mời chị lên làm việc hoài thì làm sao chị làm việc được. Nếu làm chủ thì không nói gì, chứ làm công ăn lương là làm sao sống được”.
Thế nhưng không phải bạn trẻ nào cũng chọn cách “sống thờ ơ” (vì áp lực từ phía chính quyền. Họ thấy hiểm nguy, biết gian lao và dự đoán được khốn khó, nhưng vẫn quyết tâm để lòng yêu nước lên tiếng nhất là lên tiếng với ngoại bang. Duy Ngọc tâm sự:
“Mình có nghe trên mạng các bạn báo về cuộc tuần hành này. Mình cũng định cuối tuần sẽ tham gia.
Chắn chắn lần này sẽ có nhiều người tham gia bởi tôi có nói chuyện với nhiều bạn mà trước giờ không quan tâm đến chính trị nhiều lắm, vậy mà họ cho biết họ sẽ tham gia cuộc tuần hành này”.
Và đối với một số thanh niên, tuần hành không chỉ để phản đối Trung Quốc mà còn để khơi dậy lòng yêu nước. Bảo cho biết:
“Biết rằng những cuộc tuần hành như thế này cũng không giải quyết được vấn đề một cách triệt để nhưng mà việc này sẽ có thế giới biết rằng phía sau việc nhà nước lên tiếng là cả sự ủng hộ của nhân dân, ít nhất là giới trẻ. Thứ hai, cho dù việc này nhỏ và không thấm và đâu, nhưng ít ra nó cũng khơi gợi được lòng yêu nước của thanh niên. Lần lần thì việc này sẽ có ảnh hưởng đến các tầng lớp khác để họ quan tâm đến các vấn đề quốc gia nhiều hơn”.
Đây không phải là lần đầu tiên giới trẻ Việt Nam kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc liên quan đến chủ quyền tại Hoàng Sa – Trường Sa. Cuối năm 2007, đầu năm 2008 hàng trăm người đã biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và TP HCM , phản đối việc Trung Quốc lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.
Ngày 19.1.2008, nhóm bloggers của CLB Nhà báo tự do và một số văn nghệ sĩ đã tổ chức biểu tình ngay trước cửa Nhà hát Thành phố HCM để lên tiếng phản đối việc Quốc vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam) đồng thời tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2008.
Cuộc biểu tình diễn ra chưa đầy 1 giờ đồng hồ thì công an ập tới và tất cả bị bắt đưa về đồn và bị giữ. Trong số những người bị bắt giữ là bị câu lưu, người vẫn còn ngồi trong song sắt nhà giam như blogger, người phải lưu vong xứ người, người bị cấm xuất ngoại… với những lý do vô lý.
Tuy nhiên, những cuộc bắt bớ này không ngăn cản được một thành phần lớn những người có tâm với đất nước, Duy Ngọc nói tiếp:
“Tôi nghĩ vấn đề này sẽ thể hiện lòng yêu nước của mỗi người. Dù đứng ở quan điểm nào thì mỗi người đều có lòng yêu nước và họ tham gia cuộc tuần hành để nói lên điều đó.”
Không những thế, Bảo còn cho rằng việc nhà nước cho đăng tải các tin tức về vụ tàu Bình Minh là tín hiệu tốt cho việc tuần hành phản đối Trung Quốc:
“Đây không chỉ là lần đầu tiên Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam mà sự việc này đã diễn ra bao năm nay rồi. Và cũng bao nhiêu lần chính phủ Việt Nam im tiếng. Tuy nhiên lần này khi Trung Quốc vào sâu lãnh hải Việt Nam thì lần đầu tiên mình thấy nhiền thông tin trên các phương tiện truyền thông. Mình nghĩ là việc hô hào chống đối Trung Quốc đã được bật đèn xanh.”
Việc Việt Nam có “bật đèn xanh” cho cuộc tuần hành hay không chỉ nằm trong suy đoán của nhiều người. Điều chắn chắn là việc Trung Quốc gây hấn tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã gây bất bình cho rất nhiều người. Nó như cung tên đang căng, có thể tạo ra một sức mạnh khôn lường. Vấn đề đặt ra là chính phủ Việt Nam có thực sự muốn buông tay để sức mạnh đó bật ra hay không?
Đảm bảo tinh thần “ôn hòa”
Nội dung chính, lời kêu gọi vừa nêu có đoạn “Cuộc tuần hành này không có người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia”. Lời kêu gọi còn nêu rõ “Đây là một cuộc tuần hành ôn hòa, hoàn toàn bất bạo động”. Đặc biệt, lời kêu gọi này còn nêu ra 5 điều khoản (như không mang theo vật nhọn, không đốt cờ…) để người tham gia thực hiện nhằm đảm bảo tinh thần “ôn hòa” của cuộc tuần hành.
Khi Trung Quốc vào sâu lãnh hải Việt Nam thì lần đầu tiên mình thấy nhiền thông tin trên các phương tiện truyền thông. Mình nghĩ là việc hô hào chống đối Trung Quốc đã được bật đèn xanh.
Bạn Bảo
Địa điểm cuộc biểu tình là trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán nước này ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều người cho rằng, lời kêu gọi này chỉ mang tính tự phát, đơn thuần vì lòng yêu nước, vì độc lập dân tộc và không do một tổ chức nào đừng sau cả. Blooger Duy Ngọc, chia sẻ:
“Tôi nghĩ lời kêu gọi này là mang tính tự phát. Các bạn truyền tai nhau giống như 2007 thôi. Có nhiều người tham gia nhưng không có một tổ chức nào đứng sau cả”.
Lời kêu gọi được đăng trên trang Nhật Ký Yêu Nước và lan đi với tốc độ chóng mặt chỉ vài giờ sau đó qua các trang mạng xã hội, các email. Đặc biệt, lời kêu gọi này còn được các bạn trẻ truyền nhau qua các tin nhắn điện thoại di động. Một điều đặc biệt nữa, nhiều bạn trẻ lần này tham gia truyền tải lời kêu gọi mặc dù trước giờ họ không quan tâm đến chính trị. Bảo, một ngân viên chứng khoán ở Sài Gòn cho biết:
“Khá bất ngờ vì nhận được tin nhắn này từ những người trước giờ không quan tâm đến chính trị. Chính vì thế mà mình nghĩ tin mức độ lan rộng của lời kêu gọi này rất sâu. Họ gởi tin này qua tin nhắn điện thoại, yahoo messenger, hay facebook”.
Mặc dù tin nhắn về cuộc tuần hành ôn hòa đến với nhiều người, nhất là giới trẻ, phản ứng của các bạn không hẳn giống nhau.
Hiếu, một kỹ sư tại TP.HCM cho biết anh nhận được tin nhắn từ rất nhiều bạn bè nhưng sẽ không tham gia cuộc tuần hành bởi vì theo Hiếu, công an sẽ cô lập nhóm tuần hành và một cuộc tuần hành như thế sẽ không chặn đứng được hành động của Trung Quốc. Hiếu nói:
“Tôi thấy biểu tình là nên nhưng đâu có kết quả gì đâu. Hồi năm 2008 khi mọi người tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc về vụ Hoàng Sa – Trường Sa, tôi có đi theo dõi nhưng không vào được khuôn viên biểu tình bởi vì công an ngăn chặm hết. Cuối cùng thì chỉ có người biểu tình thì bị cô lập trong đó thôi, còn người đi đường cũng không thể tham gia được”.
Cũng theo Hiếu, mặc dù rất bức xúc về hành động ngang ngược của Trung Quốc nhưng Hiếu sẽ không hưởng ứng lời kêu gọi vì ở Việt Nam, “sống thờ ơ sẽ dễ dàng hơn”. Hiếu nói:
“Ở Việt Nam thì cứ nhắm mắt làm ngơ thì dễ sống”.
Tôi nghĩ vấn đề này sẽ thể hiện lòng yêu nước của mỗi người. Dù đứng ở quan điểm nào thì mỗi người đều có lòng yêu nước và họ tham gia cuộc tuần hành để nói lên điều đó.
Bạn Duy Ngọc
Công việc, từ những mối quan hệ và những ràng buộc trong cuộc sống chính là những áp lực khiến nhiều người phải đắn đo khi chọn cách thể hiện lòng yêu nước của mình. Cùng ý kiến với Hiếu, một bạn trẻ khác ở Sài Gòn cũng nhận được thông báo của bạn bè từ điện thoại nhưng bạn này cho biết mình sẽ không tham gia. Nói về lý do của mình, Thanh cho biết:
“Nói thật là tham gia thì không thể làm ăn gì được hết. Chỗ ở còn không được yên thân, đừng nói là việc làm. Giã sử chị đi làm mà công an cứ mời chị lên làm việc hoài thì làm sao chị làm việc được. Nếu làm chủ thì không nói gì, chứ làm công ăn lương là làm sao sống được”.
Thể hiện lòng yêu nước
Thế nhưng không phải bạn trẻ nào cũng chọn cách “sống thờ ơ” (vì áp lực từ phía chính quyền. Họ thấy hiểm nguy, biết gian lao và dự đoán được khốn khó, nhưng vẫn quyết tâm để lòng yêu nước lên tiếng nhất là lên tiếng với ngoại bang. Duy Ngọc tâm sự:
“Mình có nghe trên mạng các bạn báo về cuộc tuần hành này. Mình cũng định cuối tuần sẽ tham gia.
Chắn chắn lần này sẽ có nhiều người tham gia bởi tôi có nói chuyện với nhiều bạn mà trước giờ không quan tâm đến chính trị nhiều lắm, vậy mà họ cho biết họ sẽ tham gia cuộc tuần hành này”.
Và đối với một số thanh niên, tuần hành không chỉ để phản đối Trung Quốc mà còn để khơi dậy lòng yêu nước. Bảo cho biết:
“Biết rằng những cuộc tuần hành như thế này cũng không giải quyết được vấn đề một cách triệt để nhưng mà việc này sẽ có thế giới biết rằng phía sau việc nhà nước lên tiếng là cả sự ủng hộ của nhân dân, ít nhất là giới trẻ. Thứ hai, cho dù việc này nhỏ và không thấm và đâu, nhưng ít ra nó cũng khơi gợi được lòng yêu nước của thanh niên. Lần lần thì việc này sẽ có ảnh hưởng đến các tầng lớp khác để họ quan tâm đến các vấn đề quốc gia nhiều hơn”.
Đây không phải là lần đầu tiên giới trẻ Việt Nam kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc liên quan đến chủ quyền tại Hoàng Sa – Trường Sa. Cuối năm 2007, đầu năm 2008 hàng trăm người đã biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và TP HCM , phản đối việc Trung Quốc lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.
Ngày 19.1.2008, nhóm bloggers của CLB Nhà báo tự do và một số văn nghệ sĩ đã tổ chức biểu tình ngay trước cửa Nhà hát Thành phố HCM để lên tiếng phản đối việc Quốc vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam) đồng thời tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2008.
Khá bất ngờ vì nhận được tin nhắn này từ những người trước giờ không quan tâm đến chính trị. Chính vì thế mà mình nghĩ tin mức độ lan rộng của lời kêu gọi này rất sâu.
Bạn Bảo
Cuộc biểu tình diễn ra chưa đầy 1 giờ đồng hồ thì công an ập tới và tất cả bị bắt đưa về đồn và bị giữ. Trong số những người bị bắt giữ là bị câu lưu, người vẫn còn ngồi trong song sắt nhà giam như blogger, người phải lưu vong xứ người, người bị cấm xuất ngoại… với những lý do vô lý.
Tuy nhiên, những cuộc bắt bớ này không ngăn cản được một thành phần lớn những người có tâm với đất nước, Duy Ngọc nói tiếp:
“Tôi nghĩ vấn đề này sẽ thể hiện lòng yêu nước của mỗi người. Dù đứng ở quan điểm nào thì mỗi người đều có lòng yêu nước và họ tham gia cuộc tuần hành để nói lên điều đó.”
Không những thế, Bảo còn cho rằng việc nhà nước cho đăng tải các tin tức về vụ tàu Bình Minh là tín hiệu tốt cho việc tuần hành phản đối Trung Quốc:
“Đây không chỉ là lần đầu tiên Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam mà sự việc này đã diễn ra bao năm nay rồi. Và cũng bao nhiêu lần chính phủ Việt Nam im tiếng. Tuy nhiên lần này khi Trung Quốc vào sâu lãnh hải Việt Nam thì lần đầu tiên mình thấy nhiền thông tin trên các phương tiện truyền thông. Mình nghĩ là việc hô hào chống đối Trung Quốc đã được bật đèn xanh.”
Việc Việt Nam có “bật đèn xanh” cho cuộc tuần hành hay không chỉ nằm trong suy đoán của nhiều người. Điều chắn chắn là việc Trung Quốc gây hấn tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã gây bất bình cho rất nhiều người. Nó như cung tên đang căng, có thể tạo ra một sức mạnh khôn lường. Vấn đề đặt ra là chính phủ Việt Nam có thực sự muốn buông tay để sức mạnh đó bật ra hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét