Một nhóm biểu tình chống lại hành động vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam của các tàu hải giám Trung Quốc, Hà Nội 12/6/2011.
REUTERS/Kham
Ngày hôm nay, tại Hà Nội và Sài Gòn, nhiều người lại tiếp tục xuống đường biểu tình để bày tỏ thái độ chống lại các hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc và đặc biệt là việc tàu Trung Quốc liên tục cắt dây cáp các tàu thăm dò dầu khí trong khu vực, được coi là thuộc chủ quyền của Việt Nam. RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một chuyên gia về Biển Đông. Ông cũng là một trong những người tham gia tích cực trong cuộc tuần hành hôm nay. Từ Sài Gòn, ông Đinh Kim Phúc cho biết ý kiến.
: Xin chào nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, thưa anh, như anh biết tình hình tại Biển Đông trong khu vực thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang trở nên đặc biệt căng thẳng trong những ngày gần đây. Xin anh cho biết nhận định của anh về hành động của Trung Quốc qua động thái tiếp tục cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam mới đây, và việc Trung Quốc khẳng định họ vẫn đang hành động hợp pháp trong phạm vi chủ quyền lãnh hải quốc gia của mình ?
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Hành động của các tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên vào lãnh hải VN, cắt cáp của tàu Bình Minh 02 hôm 26 tháng 5 vừa qua và mới đây lại đã tiếp tục cắt cáp của tàu thăm dò Viking đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, cũng như vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
Hành động nói trên của phía Trung Quốc không những đã đi ngược lại cam kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002, mà còn đi ngược lại chủ trương của giới lãnh đạo Trung Quốc, mà vài ngày trước đó, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực tự kềm chế, tránh xung đột trên Biển Đông.
Chúng tôi được biết tàu “Hải giám” của Trung Quốc là một lực lượng quân sự, có vũ trang chuyên nghiệp chứ không là loại tàu hoạt động dân sự vì vậy không thể nói đây là “hoạt động bình thường” trong lãnh hải Việt Nam hay không có sự can dự của Quân đội Trung Quốc (PLA) như Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt vừa tuyên bố tại Hội nghị Shang-ri La ở Singapore.
RFI : Anh có thể cho biết đánh giá của anh về các phản ứng của chính phủ Việt Nam trước sự kiện này ?
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Có thể nói rằng đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam đã phản ứng một cách kịp thời để cho dư luận thế giới thấy được hành động ngang ngược của Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước Đông Nam Á.
Việc sử dụng mọi khả năng trong đó các lực lượng của quân đội Việt Nam chắc chắn sẽ đóng vai trò quyết định khi phía Trung Quốc sử dụng bạo lực để bắt bớ ngư dân, phá hoại hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam.
Tôi tin rằng quân đội Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam sẽ làm mọi cách để bảo vệ các hoạt động hợp pháp của những ngư dân đánh cá và những con tàu thăm dò địa chấn Việt Nam, hoạt động trên vùng lãnh hải Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam không thể tôn trọng tình hữu nghị với chính phủ của một nước cố tình xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Nếu chính phủ Việt Nam không có thái độ cứng rắn như thế, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ liên tục vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
RFI : Có ý kiến cho rằng vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc cần phải được đưa ra ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Anh nhận định như thế nào về quan điểm này ?
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Chủ trương lấn chiếm 80% Biển Đông qua bản đồ hình lưỡi bò đã cho thấy ý đồ độc chiếm nguồn tài nguyên dầu mỏ và đặt sự tự do hàng hải trên vùng biển nầy dưới quyền kiểm soát, khống chế của Trung Quốc.
Về mặt ngoại giao, Trung Quốc không ngừng gây sức ép lên các nước ASEAN, trong đó Việt Nam và Philippines là hai nước đang đứng trước nguy cơ dùng sức mạnh vũ lực mạnh mẽ nhất từ phía Trung Quốc.
Tôi nghĩ, các nước khác trong và ngoài khu vực cùng cất lên tiếng nói phản đối Trung Quốc có thể làm cho họ giảm bớt những hành động hiếu chiến như đã xảy ra. Các nước đã từng bị Trung Quốc bắt nạt, quấy nhiễu, như: Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Mỹ, nếu cùng lên tiếng phản đối cách hành xử kém văn minh của Trung Quốc có thể làm cho họ suy nghĩ mà hành xử khác hơn.
Vấn đề chủ quyền và tự do đi lại trên biển Đông là hai vấn đề có liên quan quyền lợi của nhiều quốc gia vì vậy sự chung sức ngồi vào đàm phán đa phương, cùng giải quyết ổn thỏa trên cơ sở gìn giữ hòa bình, ổn định và tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc tối thượng vì vậy không có lý do nào để ngăn cản các nước trong ASEAN, Châu Á – Thái Bình Dương tham gia, chia sẻ.
Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, nhưng Trung Quốc đã không hành xử một cách văn minh như những gì Trung Quốc từng tuyên bố, cho nên LHQ cần có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ anh ninh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á – Thái Bình Dương.
RFI : Liên quan đến cuộc biểu tình sáng nay tại Sài Gòn, theo các tin tức được truyền thông trong và ngoài nước loan tải, anh là người có tham gia và được lực lượng an ninh «chăm sóc» khá kỹ. Xin anh cho biết đánh giá của anh về cuộc biểu tình này, đặc biệt là thái độ từ phía chính quyền ?
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Không ai có thể ngăn cản lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Việc phản đối Trung Quốc có hành động xâm phạm lãnh hải, cắt cáp tàu Bình Minh 2, và mới đây lại đã tiếp tục cắt cáp của tàu thăm dò Viking là hành động chính đáng của nhân dân Việt Nam.
Phản ứng của người dân Việt Nam qua các cuộc biểu tình cuối tuần qua nhằm phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước của người dân. Người dân có trách nhiệm với đất nước, buộc phải làm gì đó khi Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền nước mình, bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt Nam khi người dân đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Sự bức xúc của người dân ngày càng gia tăng là vì mức độ và tần suất vi phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, trong khi phản ứng của chính phủ Việt Nam không đủ mạnh để làm giảm hoặc ngăn chặn các hành động của Trung Quốc quấy nhiễu lãnh hải Việt Nam. Sức chịu đựng của người dân Việt Nam có giới hạn, khi sự chịu đựng của người dân bị đẩy đi quá giới hạn, thì chắc chắn họ sẽ đứng lên tự vệ.
Chủ quyền quốc gia dân tộc là tối thượng, chính phủ Việt Nam không thể đặt tình hữu nghị lên trên chủ quyền quốc gia, nhất là đối với một nước không tôn trọng chủ quyền của các nước khác như Trung Quốc.
RFI : Xin trân trọng cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.
RFI
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Hành động của các tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên vào lãnh hải VN, cắt cáp của tàu Bình Minh 02 hôm 26 tháng 5 vừa qua và mới đây lại đã tiếp tục cắt cáp của tàu thăm dò Viking đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, cũng như vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
Hành động nói trên của phía Trung Quốc không những đã đi ngược lại cam kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002, mà còn đi ngược lại chủ trương của giới lãnh đạo Trung Quốc, mà vài ngày trước đó, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực tự kềm chế, tránh xung đột trên Biển Đông.
Chúng tôi được biết tàu “Hải giám” của Trung Quốc là một lực lượng quân sự, có vũ trang chuyên nghiệp chứ không là loại tàu hoạt động dân sự vì vậy không thể nói đây là “hoạt động bình thường” trong lãnh hải Việt Nam hay không có sự can dự của Quân đội Trung Quốc (PLA) như Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt vừa tuyên bố tại Hội nghị Shang-ri La ở Singapore.
RFI : Anh có thể cho biết đánh giá của anh về các phản ứng của chính phủ Việt Nam trước sự kiện này ?
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Có thể nói rằng đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam đã phản ứng một cách kịp thời để cho dư luận thế giới thấy được hành động ngang ngược của Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước Đông Nam Á.
Việc sử dụng mọi khả năng trong đó các lực lượng của quân đội Việt Nam chắc chắn sẽ đóng vai trò quyết định khi phía Trung Quốc sử dụng bạo lực để bắt bớ ngư dân, phá hoại hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam.
Tôi tin rằng quân đội Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam sẽ làm mọi cách để bảo vệ các hoạt động hợp pháp của những ngư dân đánh cá và những con tàu thăm dò địa chấn Việt Nam, hoạt động trên vùng lãnh hải Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam không thể tôn trọng tình hữu nghị với chính phủ của một nước cố tình xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Nếu chính phủ Việt Nam không có thái độ cứng rắn như thế, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ liên tục vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
RFI : Có ý kiến cho rằng vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc cần phải được đưa ra ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Anh nhận định như thế nào về quan điểm này ?
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Chủ trương lấn chiếm 80% Biển Đông qua bản đồ hình lưỡi bò đã cho thấy ý đồ độc chiếm nguồn tài nguyên dầu mỏ và đặt sự tự do hàng hải trên vùng biển nầy dưới quyền kiểm soát, khống chế của Trung Quốc.
Về mặt ngoại giao, Trung Quốc không ngừng gây sức ép lên các nước ASEAN, trong đó Việt Nam và Philippines là hai nước đang đứng trước nguy cơ dùng sức mạnh vũ lực mạnh mẽ nhất từ phía Trung Quốc.
Tôi nghĩ, các nước khác trong và ngoài khu vực cùng cất lên tiếng nói phản đối Trung Quốc có thể làm cho họ giảm bớt những hành động hiếu chiến như đã xảy ra. Các nước đã từng bị Trung Quốc bắt nạt, quấy nhiễu, như: Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Mỹ, nếu cùng lên tiếng phản đối cách hành xử kém văn minh của Trung Quốc có thể làm cho họ suy nghĩ mà hành xử khác hơn.
Vấn đề chủ quyền và tự do đi lại trên biển Đông là hai vấn đề có liên quan quyền lợi của nhiều quốc gia vì vậy sự chung sức ngồi vào đàm phán đa phương, cùng giải quyết ổn thỏa trên cơ sở gìn giữ hòa bình, ổn định và tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc tối thượng vì vậy không có lý do nào để ngăn cản các nước trong ASEAN, Châu Á – Thái Bình Dương tham gia, chia sẻ.
Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, nhưng Trung Quốc đã không hành xử một cách văn minh như những gì Trung Quốc từng tuyên bố, cho nên LHQ cần có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ anh ninh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á – Thái Bình Dương.
RFI : Liên quan đến cuộc biểu tình sáng nay tại Sài Gòn, theo các tin tức được truyền thông trong và ngoài nước loan tải, anh là người có tham gia và được lực lượng an ninh «chăm sóc» khá kỹ. Xin anh cho biết đánh giá của anh về cuộc biểu tình này, đặc biệt là thái độ từ phía chính quyền ?
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Không ai có thể ngăn cản lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Việc phản đối Trung Quốc có hành động xâm phạm lãnh hải, cắt cáp tàu Bình Minh 2, và mới đây lại đã tiếp tục cắt cáp của tàu thăm dò Viking là hành động chính đáng của nhân dân Việt Nam.
Phản ứng của người dân Việt Nam qua các cuộc biểu tình cuối tuần qua nhằm phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước của người dân. Người dân có trách nhiệm với đất nước, buộc phải làm gì đó khi Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền nước mình, bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt Nam khi người dân đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Sự bức xúc của người dân ngày càng gia tăng là vì mức độ và tần suất vi phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, trong khi phản ứng của chính phủ Việt Nam không đủ mạnh để làm giảm hoặc ngăn chặn các hành động của Trung Quốc quấy nhiễu lãnh hải Việt Nam. Sức chịu đựng của người dân Việt Nam có giới hạn, khi sự chịu đựng của người dân bị đẩy đi quá giới hạn, thì chắc chắn họ sẽ đứng lên tự vệ.
Chủ quyền quốc gia dân tộc là tối thượng, chính phủ Việt Nam không thể đặt tình hữu nghị lên trên chủ quyền quốc gia, nhất là đối với một nước không tôn trọng chủ quyền của các nước khác như Trung Quốc.
RFI : Xin trân trọng cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét