Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng Lào “có một vị thế cao hơn” khi nước này không có kế hoạch tiếp tục xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
Những nhà bảo vệ môi trường và người dân sinh sống dọc sông Mekong cho rằng việc xây dựng đập thủy điện ở Lào sẽ mở đầu cho việc xây dựng 10 đập thủy điện khác ở hạ nguồn. Và điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm triệu người.
Trong một cuộc họp bộ trưởng các nước có liên quan đến đập thủy điện, Ngoại trưởng Mỹ nói: “Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia cùng chia sẻ hệ thống sông Mekong." |
Trong một cuộc họp bộ trưởng các nước có liên quan đến đập thủy điện, Ngoại trưởng Mỹ nói: “Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia cùng chia sẻ hệ thống sông Mekong. Vì nếu bất kì quốc gia nào xây một con đập thì tất cả các quốc gia khác cũng cảm nhận được hậu quả từ suy thoái môi trường, an ninh lương thực và các tác động khác lên cộng đồng.”
Hillary Clinton nói: “Tôi muốn thúc giục tất cả các bên tạm dừng bất cứ ý cân nhắc xây dựng đập thủy điện mới nào, cho đến khi chúng ta có những đánh giá khả quan hơn về những hậu quả.”
Kurt Campbell, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về các vấn đề châu Á cũng nhiều quan chức khác cũng dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ, ca ngợi việc ngừng xây đập thủy điện này.
Gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao các nước hạ lưu sông Mekong, bà Hillary Clinton bày tỏ lo ngại về việc xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Phát biểu trước những người đồng nhiệm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khi nhóm họp các nước thuộc Sáng kiến hạ lưu sông Mekong trong khuôn khổ AMM44 và ARF18 ngày 22/7, bà Clinton nhận định việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong là một vấn đề nghiêm trọng. Sáng kiến hạ lưu sông Mekong (Lower Mekong Initiative - LMI) là sự hợp tác giữa Mỹ và các nước vùng hạ lưu con sông, "phản ánh cam kết của Mỹ đối với chất lượng cuộc sống của người dân và sự thành công lâu dài của các nước trong khu vực sông Mekong", Ngoại trưởng Mỹ nói. "Chúng tôi nhìn thấy rất nhiều cơ hội cho một sự hợp tác hiệu quả trong một vấn đề tác động đến sức khỏe, giáo dục, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và chất lượng nước cho người dân trong khu vực. Chúng tôi nghĩ về những giá trị do cách tiếp cận đồng bộ đem lại, vì tất cả các vấn đề đều liên hệ với nhau: nếu nguồn nước bị ô nhiễm, sức khỏe sẽ giảm sút, trẻ em không khỏe mạnh sẽ gặp khó khăn khi học hành, nền giáo dục yếu đi, ảnh hưởng đến hiệu quả của các chiến dịch bảo vệ sức khỏe và môi trường", bà Clinton nhận định. "Vì vậy cần có sự liên kết lẫn nhau". Ngoại trưởng Mỹ ghi nhận những thành công mà LMI đã đạt được về bảo vệ sức khỏe (phát triển, thử nghiệm và phân phối bếp lò sạch cho người dân), bảo vệ môi trường (dự án Forecast Mekong đưa các nhà khoa học môi trường đến khu vực, tổ chức các lớp đào tạo và xây dựng các mô hình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; khởi động chương trình đối phó với sự suy giảm mật độ rừng), cơ sở hạ tầng (trao đổi đại biểu giữa hai Ủy hội sông Mekong và sông Mississippi để chia sẻ kiến thức thực tiễn và kỹ thuật, đảm bảo các công trình cơ sở hạ tầng trong tương lai đều được xem xét kỹ lưỡng về tác động môi trường và xã hội), giáo dục (tổ chức chương trình đào tạo bằng tiếng Anh cho nhân viên bảo vệ sức khỏe, hạ tầng và môi trường trong khu vực)… "Đó chỉ là một vài ví dụ nhỏ, nhưng chúng ta mong đợi sẽ có những tiến bộ lớn hơn trong những năm tới", Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ. Bộ trưởng Ngoại giao các nước tiểu vùng sông Mekong cũng sẽ hội đàm với những người đồng nhiệm Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu xung quanh chủ đề bảo vệ và khai thác hiệu quả con sông này. Thủy Chung (Theo VNN) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét