Với lợi thế là nước ở thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đang hưởng nhiều lợi ích từ nguồn nước dòng sông này.
GS.TS Tetsuya Kusuda, tổng thư ký hiệp hội Thuỷ văn và tài nguyên nước châu Á – Thái Bình Dương (APHW) trả lời phỏng vấn báo chí nhân hội thảo về quản lý tài nguyên nước tại Hà Nội từ 8 – 12/11.
Thưa ông, hiện nay vấn đề khô hạn ở hạ lưu sông Mekong, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang diễn ra nghiêm trọng. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Thưa ông, hiện nay vấn đề khô hạn ở hạ lưu sông Mekong, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang diễn ra nghiêm trọng. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Có rất nhiều nhân tố làm suy giảm dòng chảy của sông Mekong xuống hạ nguồn, nhưng tôi cho rằng nguyên nhân cơ bản nhất là sự sử dụng nguồn nước mang tính xung đột lợi ích giữa các nước ở thượng và hạ nguồn, cụ thể là giữa Trung Quốc với Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.
GS.TS Tetsuya Kusuda. |
Có thể nói, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến sự hạn hán ở hạ lưu sông Mekong, nhưng tác động của con người lại có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, ở thời điểm này, tác động rất xấu đến môi trường ở đây, gây tác hại đến việc trồng trọt và kế sinh nhai của người dân.
Ông có nói đến Trung Quốc là nước ở thượng nguồn, họ đã gây tác động như thế nào?
Đúng vậy, Mekong là con sông quốc tế, và Trung Quốc đang hưởng được nhiều lợi ích từ dòng sông này. Trung Quốc kiểm soát được nguồn nước, nếu họ nói nước ở hạ nguồn ít là do mưa ít thì sao? Vấn đề là các nước ở hạ lưu không thể biết được.
Tôi cho rằng, ở sông Mekong có câu chuyện của thượng nguồn và hạ nguồn. Làm sao phân chia tài nguyên nước? Sử dụng nguồn nước như thế nào? Chúng tôi luôn trông đợi có một giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
Đến nay việc hợp tác giữa Trung Quốc và các nước hạ nguồn còn hạn chế. Ông có khuyến nghị gì không?
Tôi nghĩ vấn đề là các bạn phải thương lượng, nhưng để có được thương lượng thành công thì phải kết hợp các vấn đề khác nữa. Nếu các bạn nói mỗi vấn đề nước thì rất khó, mà phải liên đới tới những chuyện về trao đổi thương mại, giao thông đường thuỷ, các sáng kiến trong khu vực… Nghĩa là nếu các bạn cố gắng tìm ra một giải pháp mà không có những vấn đề khác đi kèm thì rất khó giải quyết.
Bên cạnh đó, chính phủ các nước ở hạ lưu, trong đó có Việt Nam, cần có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên ngoài. Khi ấy, các bạn sẽ có cơ hội đạt được mục tiêu, yêu cầu Trung Quốc hợp tác về chia sẻ nguồn nước.
Ông nhận thấy sự ủng hộ từ bên ngoài thế nào với hạ lưu sông Mekong?
Mới đây, ngoại trưởng Mỹ tham dự hội nghị cấp cao ở Đông Á đã nói, Mỹ ủng hộ việc dừng xây các đập thuỷ điện, và sẽ tài trợ cho các nghiên cứu ở hạ lưu. Tôi cho rằng, đây là một bước tiến nhanh giúp giải quyết vấn đề ở sông Mekong. Điều đó có nghĩa Mỹ kêu gọi các nhà nghiên cứu trên thế giới tích cực tham gia vào dự án này.
Hiện APHW có hợp tác gì với uỷ hội sông Mekong?
Hiệp hội của chúng tôi là tập hợp các nhà nghiên cứu về các dòng sông, trong đó có Mekong. Hiện APHW chưa có hợp tác cụ thể gì với uỷ hội, nhưng các nhà nghiên cứu của chúng tôi đã có mối liên hệ với uỷ hội, và có những người dành nhiều thời gian nghiên cứu về Mekong.
(Theo SGTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét