Tâm sự của học trò Đỗ Xuân Quí
Dòng Ký Ức.
Trong những buổi cơm chiều tôi thường kể cuộc đời "ba chìm bảy nổi chín
lênh đênh" cho ba đứa con; nhưng chưa một lần tôi nói đến " ba mươi sáu cái
gập ghềnh" về mảnh đời sức khoẻ của tôi. Cuộc đời mà mỗi người ai cũng có
những lúc đi lên đi xuống thường thì liên quan đến sự nghiệp, tình yêu, chứ ít
có ai nóí về sức khoẻ của mình. Tôi vốn là một người lạc quan, làm chủ được
bản thân, lý trí thắng con tim, biết kiềm chế những đam mê trong cuộc sống,
thận trọng trong sinh hoạt ăn uống, không bia rượu, không thuốc lá, thể thao,
thể dục đều có nên mỗi khi có bịnh thì cũng chỉ vài ba ngày qua loa. Thế mà, ai
đâu ngờ rằng tôi đã phải ra vào bệnh viện mỗi ngày trong vòng hơn mười bốn
tháng nay... đó là mở đầu một đi lên,đi xuống của cuộc đời tôi.
Và đó cũng là một câu chuyện mà tôi sắp kể ra đây với mọi người.
Ám ảnh tin tức về các thức ăn có hại đến sức khoẻ con người trên các
phương tiện truyền thông, thực đơn của vợ tôi bao giờ cũng có món rau, cá
nhiều hơn thịt, mà thịt gà là chính và luôn có sẵn trong nhà; khi nào giận dỗi
hoặc bị càu nhàu thì cha con tôi mới có được một bữa thịt bò bít tết hay thịt
heo cuốn bánh tráng. Thêm vào đó mỗi sáu tháng vợ tôi bắt tôi phải đi thử
máu, khám tổng quát để tìm cho được những chất độc hại trong máu, và nếu
có vị bác sĩ nào trên thế gian này chẩn đoán được các bịnh ung thư, hoặc một
thần dược nào ngăn ngừa được bịnh chết bất thường có lẽ bà cũng lấy hẹn
cho tôi được khám mỗi năm. Chắc bà sợ tôi lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử, góa
chồng lúc nào không hay! May mắn thay tôi đang có một bác sĩ giỏi nhất thế
gian và biết rõ con bịnh cuả mình, như thế thì làm sao tôi bị bịnh được?!
Nhưng, chuyện không ngờ gì cũng có thể xảy ra,ngày hai mươi chín tháng hai
(năm 2008) - cái ngày cứ mỗi bốn năm mới có một lần - đã khởi đầu cho một sự đi xuống về sức khoẻ của tôi. Tình cờ trong lúc rửa mặt, phát hiện một cục bướu
nhỏ sưng lên bên cổ phía trái, tôi nghĩ có lẽ bướu sưng là chuyện bình thường
vài ba ngày sẽ hết. Ba ngày đi qua không thuyên giảm mà lại lớn dần;không có
triệu chứng đỏ hay đau nên tôi nhờ vợ xin cho một cái hẹn đi bác sĩ ngay.
Sau khi chẩn khám, bác sĩ cho là bị nhiễm trùng nướu răng chỉ cần uống
thuốc trụ sinh là hết; nghe cũng có lý, thầm mong xin cho mình được đau răng!.
Qua 3 ngày phập phồng uống trụ sinh, rờ rẫm, ấn nhẹ, mạnh trên răng dưới lợi
không thấy đau nhưng bướu vẫn còn.Tôi ngừng uống trụ sinh và mong hai
ngày cuối tuần qua nhanh để đi Nha sĩ. Đến Nha sĩ chụp X-quang và khám,
nhưng răng cũng không được đau, cái gì khác thường hơn, và khuyên nên đi
gặp bác sĩ chuyên khoa.
lênh đênh" cho ba đứa con; nhưng chưa một lần tôi nói đến " ba mươi sáu cái
gập ghềnh" về mảnh đời sức khoẻ của tôi. Cuộc đời mà mỗi người ai cũng có
những lúc đi lên đi xuống thường thì liên quan đến sự nghiệp, tình yêu, chứ ít
có ai nóí về sức khoẻ của mình. Tôi vốn là một người lạc quan, làm chủ được
bản thân, lý trí thắng con tim, biết kiềm chế những đam mê trong cuộc sống,
thận trọng trong sinh hoạt ăn uống, không bia rượu, không thuốc lá, thể thao,
thể dục đều có nên mỗi khi có bịnh thì cũng chỉ vài ba ngày qua loa. Thế mà, ai
đâu ngờ rằng tôi đã phải ra vào bệnh viện mỗi ngày trong vòng hơn mười bốn
tháng nay... đó là mở đầu một đi lên,đi xuống của cuộc đời tôi.
Và đó cũng là một câu chuyện mà tôi sắp kể ra đây với mọi người.
Ám ảnh tin tức về các thức ăn có hại đến sức khoẻ con người trên các
phương tiện truyền thông, thực đơn của vợ tôi bao giờ cũng có món rau, cá
nhiều hơn thịt, mà thịt gà là chính và luôn có sẵn trong nhà; khi nào giận dỗi
hoặc bị càu nhàu thì cha con tôi mới có được một bữa thịt bò bít tết hay thịt
heo cuốn bánh tráng. Thêm vào đó mỗi sáu tháng vợ tôi bắt tôi phải đi thử
máu, khám tổng quát để tìm cho được những chất độc hại trong máu, và nếu
có vị bác sĩ nào trên thế gian này chẩn đoán được các bịnh ung thư, hoặc một
thần dược nào ngăn ngừa được bịnh chết bất thường có lẽ bà cũng lấy hẹn
cho tôi được khám mỗi năm. Chắc bà sợ tôi lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử, góa
chồng lúc nào không hay! May mắn thay tôi đang có một bác sĩ giỏi nhất thế
gian và biết rõ con bịnh cuả mình, như thế thì làm sao tôi bị bịnh được?!
Nhưng, chuyện không ngờ gì cũng có thể xảy ra,ngày hai mươi chín tháng hai
(năm 2008) - cái ngày cứ mỗi bốn năm mới có một lần - đã khởi đầu cho một sự đi xuống về sức khoẻ của tôi. Tình cờ trong lúc rửa mặt, phát hiện một cục bướu
nhỏ sưng lên bên cổ phía trái, tôi nghĩ có lẽ bướu sưng là chuyện bình thường
vài ba ngày sẽ hết. Ba ngày đi qua không thuyên giảm mà lại lớn dần;không có
triệu chứng đỏ hay đau nên tôi nhờ vợ xin cho một cái hẹn đi bác sĩ ngay.
Sau khi chẩn khám, bác sĩ cho là bị nhiễm trùng nướu răng chỉ cần uống
thuốc trụ sinh là hết; nghe cũng có lý, thầm mong xin cho mình được đau răng!.
Qua 3 ngày phập phồng uống trụ sinh, rờ rẫm, ấn nhẹ, mạnh trên răng dưới lợi
không thấy đau nhưng bướu vẫn còn.Tôi ngừng uống trụ sinh và mong hai
ngày cuối tuần qua nhanh để đi Nha sĩ. Đến Nha sĩ chụp X-quang và khám,
nhưng răng cũng không được đau, cái gì khác thường hơn, và khuyên nên đi
gặp bác sĩ chuyên khoa.
Tôi điện thoại đến một người bạn thầy thuốc đã lâu không gặp để hỏi thêm ý
kiến, dù bận với nhiều bịnh nhân nhưng anh bạn cũng ưu tiên khám cho tôi.
Sau ba ngày chờ đợi kết quả tôi cũng không được bịnh lao như anh dự đoán,
Rất nhớ ngày đầu tuần tháng ba, rời phòng khám của anh thầy thuốc bạn lâu
năm, gió mùa xuân Cali se se lạnh mà lòng bàng hoàng, rũ rượi, thất vọng. Khi
nào tôi mới tìm ra bịnh? Xế chiều thứ sáu trung tuần, giờ tan sở, thiên hạ đổ ra
đường vội vã lái xe về, ngược xuôi, ngày cuối tuần nhiều hứa hẹn đang chờ
họ, còn tôi miên man, nghĩ ngợi lái xe đi tìm bịnh. Thương cho số phận không
may của mình!
kiến, dù bận với nhiều bịnh nhân nhưng anh bạn cũng ưu tiên khám cho tôi.
Sau ba ngày chờ đợi kết quả tôi cũng không được bịnh lao như anh dự đoán,
Rất nhớ ngày đầu tuần tháng ba, rời phòng khám của anh thầy thuốc bạn lâu
năm, gió mùa xuân Cali se se lạnh mà lòng bàng hoàng, rũ rượi, thất vọng. Khi
nào tôi mới tìm ra bịnh? Xế chiều thứ sáu trung tuần, giờ tan sở, thiên hạ đổ ra
đường vội vã lái xe về, ngược xuôi, ngày cuối tuần nhiều hứa hẹn đang chờ
họ, còn tôi miên man, nghĩ ngợi lái xe đi tìm bịnh. Thương cho số phận không
may của mình!
Tôi là người cuối cùng đến xin chụp hinh X-quang phần cổ còn lại,trong vội vã
tôi cũng lặp đi lặp lại nhiều lần xin gởi kết quả về văn phòng bác sĩ của tôi càng
sớm càng tốt. Nhờ vào tài năn nỉ ỉ ôi, chiều thứ hai 17 tháng 3 kết quả đã về
đến, cảm ơn những tia quang tuyến thông minh vừa phát hiện thêm ba cái
bướu nằm dọc theo tĩnh mạch bên phải. Biết chuyện không lành chính anh bạn
thầy thuốc lâu năm gọi điện thoại báo tin và xin hẹn với bác sĩ chuyên khoa về
Tai-Mũi-Họng vào ngày 21 sắp đến thay tôi.
tôi cũng lặp đi lặp lại nhiều lần xin gởi kết quả về văn phòng bác sĩ của tôi càng
sớm càng tốt. Nhờ vào tài năn nỉ ỉ ôi, chiều thứ hai 17 tháng 3 kết quả đã về
đến, cảm ơn những tia quang tuyến thông minh vừa phát hiện thêm ba cái
bướu nằm dọc theo tĩnh mạch bên phải. Biết chuyện không lành chính anh bạn
thầy thuốc lâu năm gọi điện thoại báo tin và xin hẹn với bác sĩ chuyên khoa về
Tai-Mũi-Họng vào ngày 21 sắp đến thay tôi.
Dù có hồ sơ bệnh lý mang theo nhưng vẫn bị khám và chụp hình trở lại. Sau
khi xem hình ông lạnh lùng báo tin tôi bị ung thư thịt dư (tonsill) bên trái trong
cổ họng và cần lấy mẫu xét nghiệm trước khi đưa vào nhà thương để chữa trị.
Bán tin bán nghi, trong thời gian chờ ngày đi làm thử nghiệm, vợ tôi muốn tôi
đến một trung tâm y tế chuyên môn chữa trị ung thư ngực cho quí bà, mong
thử thời vận may ra có khá hơn không. Ba vị bác sĩ cùng xem hồ sơ bệnh án
và cùng khám lại tổng quát rồi nói với vợ tôi: chị về lo đưa anh vào bệnh viện
chuyên môn chứ ở đây chúng tôi không đủ phương tiện! Đúng là anh bị ung
thư tonsill. Chưa tin, tôi vẫn còn hy vọng vào kết quả xét nghiệm; có thể các vị
bác sĩ nầy chưa được giỏi! Tôi thầm tính : mới giữa tháng ba, nếu thật sự bị
ung thư, được trị liệu bây giờ thì tôi có còn đủ sức để đi dự đại hội kỳ 4 của
Trung Hoc Phan Thanh Giản với bạn bè hay không?. Bịnh sắp chết mà vẫn
còn ham vui! ...
khi xem hình ông lạnh lùng báo tin tôi bị ung thư thịt dư (tonsill) bên trái trong
cổ họng và cần lấy mẫu xét nghiệm trước khi đưa vào nhà thương để chữa trị.
Bán tin bán nghi, trong thời gian chờ ngày đi làm thử nghiệm, vợ tôi muốn tôi
đến một trung tâm y tế chuyên môn chữa trị ung thư ngực cho quí bà, mong
thử thời vận may ra có khá hơn không. Ba vị bác sĩ cùng xem hồ sơ bệnh án
và cùng khám lại tổng quát rồi nói với vợ tôi: chị về lo đưa anh vào bệnh viện
chuyên môn chứ ở đây chúng tôi không đủ phương tiện! Đúng là anh bị ung
thư tonsill. Chưa tin, tôi vẫn còn hy vọng vào kết quả xét nghiệm; có thể các vị
bác sĩ nầy chưa được giỏi! Tôi thầm tính : mới giữa tháng ba, nếu thật sự bị
ung thư, được trị liệu bây giờ thì tôi có còn đủ sức để đi dự đại hội kỳ 4 của
Trung Hoc Phan Thanh Giản với bạn bè hay không?. Bịnh sắp chết mà vẫn
còn ham vui! ...
Trưa ngày 3 tháng 4, nửa mê nửa tỉnh trong phòng hồi sức của bịnh viện
Fountain Valley California, vợ tôi gượng cười với đôi mắt lo âu, khe khẽ nhẹ
cầm tay, nước mắt rơi trên tay tôi, trên giường bịnh. Nàng bắt đầu khóc, nghẹn
ngào, nước mắt tôi rơi theo "có kết quả rồi sao em?".
Fountain Valley California, vợ tôi gượng cười với đôi mắt lo âu, khe khẽ nhẹ
cầm tay, nước mắt rơi trên tay tôi, trên giường bịnh. Nàng bắt đầu khóc, nghẹn
ngào, nước mắt tôi rơi theo "có kết quả rồi sao em?".
Bỗng nhiên tôi nghĩ đến cái chết, xót thương cho người đàn bà trong hai mươi
năm qua đã xẻ đôi cuộc sống của mình cho tôi vẫn chưa thấy đủ, còn bao
nhiêu nữa sẽ đến với nàng! Mò mẫm gài nút áo đỡ tôi xuống giường bịnh,nước
mắt lưng tròng, thì thào" sao anh lấy bịnh của em, em đi tìm bịnh cho em kia
mà".Tôi không còn đủ tâm để hỏi thêm mặc dù không hiểu những gì vợ tôi vừa
nói. Cuộc sống của vợ chồng tôi tưởng chừng êm ả như dòng nước trên nguồn
đổ ra đầu sông, hột muối chẻ làm đôi, ngọt bùi đắng cay chia sớt cần gì phải
hỏi!
Ung thư thật rồi hả em? Bác sĩ đã nói với em như thế nào? vừa dìu tôi lên xe
tôi hỏi.
năm qua đã xẻ đôi cuộc sống của mình cho tôi vẫn chưa thấy đủ, còn bao
nhiêu nữa sẽ đến với nàng! Mò mẫm gài nút áo đỡ tôi xuống giường bịnh,nước
mắt lưng tròng, thì thào" sao anh lấy bịnh của em, em đi tìm bịnh cho em kia
mà".Tôi không còn đủ tâm để hỏi thêm mặc dù không hiểu những gì vợ tôi vừa
nói. Cuộc sống của vợ chồng tôi tưởng chừng êm ả như dòng nước trên nguồn
đổ ra đầu sông, hột muối chẻ làm đôi, ngọt bùi đắng cay chia sớt cần gì phải
hỏi!
Ung thư thật rồi hả em? Bác sĩ đã nói với em như thế nào? vừa dìu tôi lên xe
tôi hỏi.
Bác sĩ nói chờ hội đồng tumor ở bệnh viện chuẩn đoán rồi cho mình biết rõ
hơn, giọng buồn rầu vợ tôi trả lời.
hơn, giọng buồn rầu vợ tôi trả lời.
Yên lặng trên đường về tôi nghĩ đến cha, đến mẹ, đến những người thân, tôi
thấy cô đơn, hụt hẫng.Tôi cần Mẹ tôi, nhưng mẹ tôi đâu còn nữa, bà đã bỏ anh
em chúng tôi ra đi những hai năm rồi. Tôi muốn có Cha, nhưng cha già đã trên
chín mươi đang ở tận quê nhà làm sao đây?!.Tôi có nên nói với các con
không? và nói làm sao! hay chờ ngày có kết quả từ bệnh viện? Nửa đời nguời
vừa khóc đưa Mẹ ra đi, nửa đời còn lại chưa khóc cho Cha mà khóc cho chính
mình, trong đôi kính đen tôi cố giấu dòng nước mắt lăn dài xuống má; chợt vợ
tôi lên tiếng " em muốn anh mạnh khỏe để vui với bạn bè, sao không để em
bịnh thay anh" tôi ngậm ngùi, đau quặn trong tim. "Hỡi Thượng Đế Ngài có
thấu cho tôi..."! Bây giờ tôi mới nghĩ được ngụ ý của vợ tôi, sau khi cô em phát
hiện ra ung thư ngực hồi cuối năm, vừa lo, vừa sợ tôi buồn nàng đã âm thầm
đi tìm bịnh cho mình nên giấu tôi!. Nhớ lại ngày đưa tôi đến trung tâm xét
nghiệm ung thư ngực, vợ tôi có vẻ quen thuộc và hình như có một bác sĩ biết
tên vợ tôi...
thấy cô đơn, hụt hẫng.Tôi cần Mẹ tôi, nhưng mẹ tôi đâu còn nữa, bà đã bỏ anh
em chúng tôi ra đi những hai năm rồi. Tôi muốn có Cha, nhưng cha già đã trên
chín mươi đang ở tận quê nhà làm sao đây?!.Tôi có nên nói với các con
không? và nói làm sao! hay chờ ngày có kết quả từ bệnh viện? Nửa đời nguời
vừa khóc đưa Mẹ ra đi, nửa đời còn lại chưa khóc cho Cha mà khóc cho chính
mình, trong đôi kính đen tôi cố giấu dòng nước mắt lăn dài xuống má; chợt vợ
tôi lên tiếng " em muốn anh mạnh khỏe để vui với bạn bè, sao không để em
bịnh thay anh" tôi ngậm ngùi, đau quặn trong tim. "Hỡi Thượng Đế Ngài có
thấu cho tôi..."! Bây giờ tôi mới nghĩ được ngụ ý của vợ tôi, sau khi cô em phát
hiện ra ung thư ngực hồi cuối năm, vừa lo, vừa sợ tôi buồn nàng đã âm thầm
đi tìm bịnh cho mình nên giấu tôi!. Nhớ lại ngày đưa tôi đến trung tâm xét
nghiệm ung thư ngực, vợ tôi có vẻ quen thuộc và hình như có một bác sĩ biết
tên vợ tôi...
Chờ ngày nhập viện, đêm đêm tôi hồi tưởng lại cuộc đời mình, từ khi xuống
ghe bỏ quê theo cha di tản ra Đà nẵng cho đến ngày hôm nay, không nhớ ra
mình đã gây ác đức, tội lỗi, có hận có oán gì ai? Cả đến những người tình cũ
thời trung học, đại học họ bỏ tôi nửa đường yêu đương, lấy chồng hay theo
đuổi những chàng mà họ cho là hơn tôi, nhầm tưởng họ đang yêu như tôi, đau
buồn nhưng cũng mong họ hạnh phúc, không có một lời nguyền độc ác nào
dành cho họ thế thì các đấng linh thiên ở đâu không chứng giám, phù hộ cho
tôi! nghĩ đến cái chết, khi chết tôi sẽ được như thế nào? tôi có phải ăn chén
cháo lú, về chầu diêm vương và sa tăng sẽ hành hạ ra sao? Ở địa ngục có đèn
điện hay tối tăm? Hay tôi may mắn được vào ngã sau của thiên đàng để gặp
Thiên Thần và có được gặp mẹ của tôi? Tôi muốn sống vì sao lại cho tôi chết
sớm! tôi đâu có muốn được mồ mả, tôi muốn được trả nợ đời kia mà! hay là
mẹ muốn tôi về với bà!...
ghe bỏ quê theo cha di tản ra Đà nẵng cho đến ngày hôm nay, không nhớ ra
mình đã gây ác đức, tội lỗi, có hận có oán gì ai? Cả đến những người tình cũ
thời trung học, đại học họ bỏ tôi nửa đường yêu đương, lấy chồng hay theo
đuổi những chàng mà họ cho là hơn tôi, nhầm tưởng họ đang yêu như tôi, đau
buồn nhưng cũng mong họ hạnh phúc, không có một lời nguyền độc ác nào
dành cho họ thế thì các đấng linh thiên ở đâu không chứng giám, phù hộ cho
tôi! nghĩ đến cái chết, khi chết tôi sẽ được như thế nào? tôi có phải ăn chén
cháo lú, về chầu diêm vương và sa tăng sẽ hành hạ ra sao? Ở địa ngục có đèn
điện hay tối tăm? Hay tôi may mắn được vào ngã sau của thiên đàng để gặp
Thiên Thần và có được gặp mẹ của tôi? Tôi muốn sống vì sao lại cho tôi chết
sớm! tôi đâu có muốn được mồ mả, tôi muốn được trả nợ đời kia mà! hay là
mẹ muốn tôi về với bà!...
Một tuần đi qua, tôi gọi điện thoại đến nhiều bệnh viện xin được chữa trị sớm,
nhưng lần này tài năn nỉ của tôi không hiệu quả, tin tôi bị bịnh bay đến tận
bang Ohio, người bạn học cũ muốn tôi về chỗ anh làm để anh giúp việc chữa
trị, tôi điện thoại đến cháu Đạt, một bác sĩ trẻ, con của người anh bạn giúp
thêm ý kiến. Ngày hôm sau tôi cảm ơn, từ chối trở về Ohio vì trở ngại đón đưa,
thâm tình anh giới thiệu đến Loma Linda University Medical Center cách nhà
tôi hơn một giờ lái xe. Tôi được đón tiếp thật chu đáo và hứa sẽ cho biết ngày
chữa trị sớm.Trong lúc chờ ngày nhập viện vợ chồng tôi khăn gói, hồ sơ bệnh
án đến gõ cửa bệnh viện University of California Irvine gần nhà, tờ mờ sáng
đến xế chiều mỗi ngày, qua ngày thứ 4, vì thương hại hay ghét bỏ họ cho tôi
tuần sau trở lại để được làm hồ sơ.Tôi vội vã điện thoại cảm ơn người bác sĩ ở
LLUMC.
Sau gần hai tháng chạy tới chạy lui, tôi sẽ được chữa trị gần nhà và sớm hơn
một tháng rưỡi dự tính! Tôi vẫn còn thời gian để quyết định báo tin cho ai và
nói làm sao; ba đứa con hình như đã đoán được phần nào. Buổi cơm chiều
thật lạnh lẽo mang đượm nỗi buồn khi các con biết người cha bị bịnh, cô con
gái út làm vợ chồng tôi rơi nước mắt: Dad có bị rụng tóc và skinny không? Dad
will be OK?
nhưng lần này tài năn nỉ của tôi không hiệu quả, tin tôi bị bịnh bay đến tận
bang Ohio, người bạn học cũ muốn tôi về chỗ anh làm để anh giúp việc chữa
trị, tôi điện thoại đến cháu Đạt, một bác sĩ trẻ, con của người anh bạn giúp
thêm ý kiến. Ngày hôm sau tôi cảm ơn, từ chối trở về Ohio vì trở ngại đón đưa,
thâm tình anh giới thiệu đến Loma Linda University Medical Center cách nhà
tôi hơn một giờ lái xe. Tôi được đón tiếp thật chu đáo và hứa sẽ cho biết ngày
chữa trị sớm.Trong lúc chờ ngày nhập viện vợ chồng tôi khăn gói, hồ sơ bệnh
án đến gõ cửa bệnh viện University of California Irvine gần nhà, tờ mờ sáng
đến xế chiều mỗi ngày, qua ngày thứ 4, vì thương hại hay ghét bỏ họ cho tôi
tuần sau trở lại để được làm hồ sơ.Tôi vội vã điện thoại cảm ơn người bác sĩ ở
LLUMC.
Sau gần hai tháng chạy tới chạy lui, tôi sẽ được chữa trị gần nhà và sớm hơn
một tháng rưỡi dự tính! Tôi vẫn còn thời gian để quyết định báo tin cho ai và
nói làm sao; ba đứa con hình như đã đoán được phần nào. Buổi cơm chiều
thật lạnh lẽo mang đượm nỗi buồn khi các con biết người cha bị bịnh, cô con
gái út làm vợ chồng tôi rơi nước mắt: Dad có bị rụng tóc và skinny không? Dad
will be OK?
Vợ tôi lo việc báo tin đến các anh chị ở Mỹ và Việt Nam cùng bạn bè nhưng
tuyệt đối giấu cha tôi. Sau đó điện thoại ở nhà đổ thường xuyên, nước mắt của
vợ tôi chảy dài theo sau mỗi lần dứt câu chuyện, tôi nằm rũ rượi, đầu óc nghĩ
miên man, cái chết gần kề.
tuyệt đối giấu cha tôi. Sau đó điện thoại ở nhà đổ thường xuyên, nước mắt của
vợ tôi chảy dài theo sau mỗi lần dứt câu chuyện, tôi nằm rũ rượi, đầu óc nghĩ
miên man, cái chết gần kề.
Đầu tháng năm, hai người anh bạn ở Mỹ và anh Uyên Hà ở VN hay tin tôi bị
bịnh đã ân cần dặn dò trăm điều phải ngàn điều không, lúc nầy nghe trước rồi
tôi quên sau, tôi đã đến 6 phòng khám với 9 bác sĩ khác nhau; không nghi ngờ
gì nữa, tôi chuẩn bị tinh thần việc gì đến sẽ đến, an ủi cho chính tôi.Tôi cố gắng
bình tĩnh nhưng cố làm sao được, nước mắt tôi chảy dài mỗi đêm, tinh thần tôi
yếu mềm.
bịnh đã ân cần dặn dò trăm điều phải ngàn điều không, lúc nầy nghe trước rồi
tôi quên sau, tôi đã đến 6 phòng khám với 9 bác sĩ khác nhau; không nghi ngờ
gì nữa, tôi chuẩn bị tinh thần việc gì đến sẽ đến, an ủi cho chính tôi.Tôi cố gắng
bình tĩnh nhưng cố làm sao được, nước mắt tôi chảy dài mỗi đêm, tinh thần tôi
yếu mềm.
Cuối cùng ngày 5 tháng 5 tôi nhập viện. Hồ sơ bịnh án một chồng nặng tay,
vợ tôi trao cho cô y tá của bệnh viện: đây là mạng sống của chồng tau: mỉm
cười, khép nhẹ cửa rồi cô ta biến đi. Trong khoảnh khắc, cô trở lại với một bác
sĩ trẻ, người Nam Hàn, nhỏ nhẹ, cười thân thiện và cho biết ông là bác sĩ chính
chịu trách nhiệm trong việc cứu tôi.Tôi gượng cười cảm ơn và xin được phó
thác mạng sống tôi cho ông.Ông xem hồ sơ, cặn kẽ hỏi, ghi ghi chép chép, rồi
khám tổng quát, ông hứa sẽ trở lại sau khi xem lại kết quả xét nghiệm cùng hồ
sơ bệnh án. Hồi hộp, tay và lưng tôi nhễ nhại mồ hôi, im lặng trong cõi tinh
không, vợ tôi không cử động, tôi chết dí trên chiếc ghế dành cho bịnh nhân.
Chờ đợi. Giật mình khi cánh cửa mở ra sau vài tiếng gõ nhẹ, giọng run rẩy:
Any good news doctor? vợ tôi hỏi.
vợ tôi trao cho cô y tá của bệnh viện: đây là mạng sống của chồng tau: mỉm
cười, khép nhẹ cửa rồi cô ta biến đi. Trong khoảnh khắc, cô trở lại với một bác
sĩ trẻ, người Nam Hàn, nhỏ nhẹ, cười thân thiện và cho biết ông là bác sĩ chính
chịu trách nhiệm trong việc cứu tôi.Tôi gượng cười cảm ơn và xin được phó
thác mạng sống tôi cho ông.Ông xem hồ sơ, cặn kẽ hỏi, ghi ghi chép chép, rồi
khám tổng quát, ông hứa sẽ trở lại sau khi xem lại kết quả xét nghiệm cùng hồ
sơ bệnh án. Hồi hộp, tay và lưng tôi nhễ nhại mồ hôi, im lặng trong cõi tinh
không, vợ tôi không cử động, tôi chết dí trên chiếc ghế dành cho bịnh nhân.
Chờ đợi. Giật mình khi cánh cửa mở ra sau vài tiếng gõ nhẹ, giọng run rẩy:
Any good news doctor? vợ tôi hỏi.
Không nghe hay không muốn trả lời ông bước đến xoa nhẹ vai và nói:
" Ung thư của anh sẽ chữa được, mặc dù nó đã di căn đến cổ."
Ở giai đoạn mấy bác sĩ?." vợ tôi ngắt lời.
" Ung thư của anh sẽ chữa được, mặc dù nó đã di căn đến cổ."
Ở giai đoạn mấy bác sĩ?." vợ tôi ngắt lời.
Ông bình tĩnh, chậm rãi một cách chuyên nghiệp lạ thường.
" Chị yên tâm, ở giai đoạn nào tôi cũng chữa cho anh, nhưng cần thời gian. "rồi
ông ra lịnh cho cô y tá lo đưa tôi đi làm Pet Scan, đến Nha sĩ chuyên khoa để
lên phương án bảo vệ hàm răng khỏi bị xạ trị tàn phá. Ung thư của tôi cần
được trị bằng hoá và xạ trị hỗn hợp. Một ngày đầu tôi đã làm được nhiều việc.
Vợ tôi báo cho ông anh ở Atlanta, người chị thứ ba ở Cincinnati, bà chị kế ở
đầu phố cùng người anh cả và cô em gái ở Việt Nam biết bịnh của tôi sẽ chữa
được, và tôi đang chờ đến ngày 12 tháng 5 đi gặp bac sĩ chuyên về hoá trị. Mọi
người an tâm trong hy vọng.
" Chị yên tâm, ở giai đoạn nào tôi cũng chữa cho anh, nhưng cần thời gian. "rồi
ông ra lịnh cho cô y tá lo đưa tôi đi làm Pet Scan, đến Nha sĩ chuyên khoa để
lên phương án bảo vệ hàm răng khỏi bị xạ trị tàn phá. Ung thư của tôi cần
được trị bằng hoá và xạ trị hỗn hợp. Một ngày đầu tôi đã làm được nhiều việc.
Vợ tôi báo cho ông anh ở Atlanta, người chị thứ ba ở Cincinnati, bà chị kế ở
đầu phố cùng người anh cả và cô em gái ở Việt Nam biết bịnh của tôi sẽ chữa
được, và tôi đang chờ đến ngày 12 tháng 5 đi gặp bac sĩ chuyên về hoá trị. Mọi
người an tâm trong hy vọng.
Ngồi trên băng ghế chờ khu chuyên khoa ung thư mở cửa, bác sĩ, y tá công
nhân vội vã qua lại, không ai để ý đến chúng tôi. Mới ngày nào tôi cũng như
họ, sáng xách ô đi chiều mang ô về, bây giờ đến đây xin mầm sống...Tôi được
hướng dẫn vào gặp bác sĩ ngay từ giờ đầu, chồng hồ sơ bệnh án trên tay, ông
cho biết phương án chữa trị, rồi cô y tá đưa tôi sang phòng xét nghiệm máu và
hẹn sáng mai trở lại khu giải phẫu để được đặt hệ thống đưa thức ăn vào
bụng, hệ thống chuyền dung dịch và lấy máu ở tĩnh mạch cổ bên phải. Nhớ lại
hồi còn nhỏ, mỗi lần bị cảm mẹ tôi thường hay nghiền nhỏ những viên thuốc rồi
pha với nước hoặc trộn vào trong trái chuối vỗ về tôi uống lấy uống để nếu
không các viên thuốc ấy sẽ bay xuống gầm giường, vậy mà bây giờ tôi phó
thác mạng sống cho những ông thầy thuốc với nào kéo nào dao, tôi nhắm mắt
nhăn mặt nhíu mày khi tỉnh dậy trong phòng hồi sức thấy vợ ngồi bên cạnh mới
biết mình còn sống. Nhìn xuống ngực dây nhợ đeo toòng teng. Tôi trở thành
người một đầu có bốn tay!
nhân vội vã qua lại, không ai để ý đến chúng tôi. Mới ngày nào tôi cũng như
họ, sáng xách ô đi chiều mang ô về, bây giờ đến đây xin mầm sống...Tôi được
hướng dẫn vào gặp bác sĩ ngay từ giờ đầu, chồng hồ sơ bệnh án trên tay, ông
cho biết phương án chữa trị, rồi cô y tá đưa tôi sang phòng xét nghiệm máu và
hẹn sáng mai trở lại khu giải phẫu để được đặt hệ thống đưa thức ăn vào
bụng, hệ thống chuyền dung dịch và lấy máu ở tĩnh mạch cổ bên phải. Nhớ lại
hồi còn nhỏ, mỗi lần bị cảm mẹ tôi thường hay nghiền nhỏ những viên thuốc rồi
pha với nước hoặc trộn vào trong trái chuối vỗ về tôi uống lấy uống để nếu
không các viên thuốc ấy sẽ bay xuống gầm giường, vậy mà bây giờ tôi phó
thác mạng sống cho những ông thầy thuốc với nào kéo nào dao, tôi nhắm mắt
nhăn mặt nhíu mày khi tỉnh dậy trong phòng hồi sức thấy vợ ngồi bên cạnh mới
biết mình còn sống. Nhìn xuống ngực dây nhợ đeo toòng teng. Tôi trở thành
người một đầu có bốn tay!
Một tuần lễ sau các lỗ đục khoét trên người không có triệu chứng phù nề nên
được bác sĩ cho ngày trở lại để hoá trị, sau mỗi lần hoá trị cần một thời gian
khoảng 20 ngày để hồi sức cho lần kế tiếp.
8 giờ sáng ngày 20 tháng 5 tôi hiến dâng tấm thân cho hai cô y tá tóc vàng
mắt xanh, móc nối dây vàng sợi đỏ cọng xanh trên đầu qua ngực xuống chân.
Cô y tá trẻ, nhỏ con hình như mới ra trường, dặn dò chi tiết những ảnh hưởng
về trị liệu lần đầu rồi trao tôi một nụm thuốc bắt tôi uống để chống ói, tiêu chảy,
xây xẫm...trước khi đưa tôi vào trận chiến! những viên thuốc ngoan ngõan trôi
qua cổ họng một cách dễ dàng mà không cần canh chừng, vỗ về của mẹ. Tôi
sung sướng đón nhận những dung dịch ác độc vào thân thể mình, mong nó sẽ
cứu rỗi nhịp sống của tôi! Tôi không nhớ sau bao lâu lượng hoá chất đầu tiên
chảy vào mạch máu, nhưng khi tỉnh dậy thấy vợ tôi mỉm cười, nụ cười mà tôi
đã không tìm thấy gần 3 tháng qua! Té ra nhìn xuống thân, người tôi như con
nhộng bị bỏ quên trên sàn vì chỉ còn một phần cái kén và vài sợi tơ sót lại ở
giữa thân... cùng lúc một cô y tá khác đến tự giới thiệu là người thay thế để
tiếp tục "hành hạ" tôi. Đến 4 giờ chiều bọc thuốc cuối cùng vừa cạn, tôi lại
được tặng cho một bịch khác gắn liền vào hệ thống bơm trên ngực và đeo toòng
teng bên hông trước khi cho tôi về.
được bác sĩ cho ngày trở lại để hoá trị, sau mỗi lần hoá trị cần một thời gian
khoảng 20 ngày để hồi sức cho lần kế tiếp.
8 giờ sáng ngày 20 tháng 5 tôi hiến dâng tấm thân cho hai cô y tá tóc vàng
mắt xanh, móc nối dây vàng sợi đỏ cọng xanh trên đầu qua ngực xuống chân.
Cô y tá trẻ, nhỏ con hình như mới ra trường, dặn dò chi tiết những ảnh hưởng
về trị liệu lần đầu rồi trao tôi một nụm thuốc bắt tôi uống để chống ói, tiêu chảy,
xây xẫm...trước khi đưa tôi vào trận chiến! những viên thuốc ngoan ngõan trôi
qua cổ họng một cách dễ dàng mà không cần canh chừng, vỗ về của mẹ. Tôi
sung sướng đón nhận những dung dịch ác độc vào thân thể mình, mong nó sẽ
cứu rỗi nhịp sống của tôi! Tôi không nhớ sau bao lâu lượng hoá chất đầu tiên
chảy vào mạch máu, nhưng khi tỉnh dậy thấy vợ tôi mỉm cười, nụ cười mà tôi
đã không tìm thấy gần 3 tháng qua! Té ra nhìn xuống thân, người tôi như con
nhộng bị bỏ quên trên sàn vì chỉ còn một phần cái kén và vài sợi tơ sót lại ở
giữa thân... cùng lúc một cô y tá khác đến tự giới thiệu là người thay thế để
tiếp tục "hành hạ" tôi. Đến 4 giờ chiều bọc thuốc cuối cùng vừa cạn, tôi lại
được tặng cho một bịch khác gắn liền vào hệ thống bơm trên ngực và đeo toòng
teng bên hông trước khi cho tôi về.
Bốn ngày dài thê thảm, ăn ngủ đi đứng tôi phải o bế nó như quả bom nguyên
tử chờ mở chốt an toàn. Sang ngày thứ năm tôi trở lại bệnh viện để tháo gỡ
cái cục nợ ra cho nhanh rồi về tẩy rửa đi cái mùi hôi hám, ô uế cả tuần trong
người...đến ngày thứ 18 của đợt hoá trị lần đầu, tôi hùng hồn trở vào nhà
thương để cân đo lường đếm chuẩn bị cho hóa trị lần thứ hai. Tôi đã khinh
thường địch thủ; chính lần thứ hai nầy nó đã đánh gục tôi trên chiếc sofa ngoài
phòng khách ngay ngày hôm sau, nguời tôi như sợi bún vừa mới ra lò, tóc rụng
từng túm, ngửi mùi thức ăn là muốn ói. Vợ tôi phòng hờ đủ loại thuốc nào là
chống ói, tiêu chảy, táo bón nhưng tính tôi rất kỵ về thuốc cho dù thuốc Tây
hay Tàu... nên tôi không buồn đụng lấy; chỉ có lý trí là liều thuốc tôi cần...sờ
nén cổ tôi hàng đêm, nó tiêu đi rồi anh ơi, không còn cục u như mọi hôm, vợ tôi
mừng rỡ!.
tử chờ mở chốt an toàn. Sang ngày thứ năm tôi trở lại bệnh viện để tháo gỡ
cái cục nợ ra cho nhanh rồi về tẩy rửa đi cái mùi hôi hám, ô uế cả tuần trong
người...đến ngày thứ 18 của đợt hoá trị lần đầu, tôi hùng hồn trở vào nhà
thương để cân đo lường đếm chuẩn bị cho hóa trị lần thứ hai. Tôi đã khinh
thường địch thủ; chính lần thứ hai nầy nó đã đánh gục tôi trên chiếc sofa ngoài
phòng khách ngay ngày hôm sau, nguời tôi như sợi bún vừa mới ra lò, tóc rụng
từng túm, ngửi mùi thức ăn là muốn ói. Vợ tôi phòng hờ đủ loại thuốc nào là
chống ói, tiêu chảy, táo bón nhưng tính tôi rất kỵ về thuốc cho dù thuốc Tây
hay Tàu... nên tôi không buồn đụng lấy; chỉ có lý trí là liều thuốc tôi cần...sờ
nén cổ tôi hàng đêm, nó tiêu đi rồi anh ơi, không còn cục u như mọi hôm, vợ tôi
mừng rỡ!.
Tôi như một cái máy với đầy đủ nhiên liệu chuẩn bị cho lần hoá trị thứ 3, tôi đi,
phó thác mạng sống cho bệnh viện nơi mà đã chọn và năn nỉ họ cho tôi được
đến lúc ban đầu... còn hậu quả nào thảm khốc hơn sau hoá trị lần thứ 2?...
Ngày 26 tháng 7, tôi cố ngồi dậy để vợ tôi cạo đầu lần nữa. Tính thầm còn
đúng 5 ngày sẽ vào trận chiến mới: Xạ trị. Và hơn một tháng là đến ngày kỷ
niệm hội ngộ trung học Phan Thanh Giản Đà Nẳng của tôi, như vậy tôi không
đi được rồi.
phó thác mạng sống cho bệnh viện nơi mà đã chọn và năn nỉ họ cho tôi được
đến lúc ban đầu... còn hậu quả nào thảm khốc hơn sau hoá trị lần thứ 2?...
Ngày 26 tháng 7, tôi cố ngồi dậy để vợ tôi cạo đầu lần nữa. Tính thầm còn
đúng 5 ngày sẽ vào trận chiến mới: Xạ trị. Và hơn một tháng là đến ngày kỷ
niệm hội ngộ trung học Phan Thanh Giản Đà Nẳng của tôi, như vậy tôi không
đi được rồi.
Cửa nhà tôi mở rộng đón người thân, bè bạn đến thăm mặc cho bao nhiêu dặn
dò, cấm đoán của bác sĩ. Lúc nầy tôi cần sự an ủi, lo âu, chia xẻ của mọi thân
tình mang đến với vợ con thay tôi. Tôi xót xa, ngậm ngùi thương về nỗi khổ lo
của người vợ, có tôi cũng như không! Những bữa cơm chiều gia đình không
còn nữa; tôi không ăn, cũng không uống. Cô con gái lớn đã vào nội trú. Sợ bị
chi phối việc học ở năm cuối cùng trung học, vợ chồng tôi quyết định cho cậu
con trai về Atlanta cùng với ông anh bà chị dâu khi họ bay qua thăm tôi, nhưng
đây là một điều lầm lỡ; qua đêm thứ hai vắng con, vợ tôi bắt đầu khóc; em nhớ
con quá anh ạ, ruột tôi đứt từng đoạn, qua đêm tôi không ngủ...nghĩ ngợi miên
man; nhớ lại truyện " Bảo Tư Bản" vừa chết vì ung thư ở quê nhà. Bảo có cùng
lứa tuổi của bọn tôi do Khánh Thọ gởi sang từ Paris, trong đêm vắng, tôi lạnh
thấu xương...phần tôi?.Còn cô gái út vì vắng chị, xa anh ở trong phòng cả
ngày.Tôi nằm một chỗ. Lo cho chồng, vắng con, vợ tôi không màng đến việc ăn
uống. Tội bà chị và ông anh rể, sáu mươi năm lo cho bầy con, đàn cháu chưa
hết lại đến phiên người em; hằng ngày dù bận bịu nhưng sau khi đóng cửa
tiệm bà cũng ghé sang an ủi, chia xẻ nỗi lo âu với vợ tôi, thấy vợ tôi gầy đi,
buồn rõ nét bà ở lại chia xẻ những buổi cơm chiều thay tôi.
Mới sau 2 tuần xạ trị, tôi ốm đi rất nhiều, miệng không mở, sữa không chuyền,
người thiếu nước, đi lại khó khăn tôi chỉ biết ngủ, ngủ quên giờ qua ngày, một
hôm đuối sức lê thân chuẩn bị ra đi, tôi thì thào:
" Em ạ mong bệnh viện sụp xuống hay cháy đi để anh được ở nhà hôm nay"
kéo tay tôi vừa khóc vợ tôi vừa nói:
" Ráng đi anh, còn 21 ngày nửa là xong".
Sau khi cân đo đong đếm, cô y tá cho biết tôi chỉ còn 119 lbs, vị chi mất hết 38
lbs, tôi tính thầm. Nước mắt vợ tôi chảy dài trên má sau khi bị bà bác sĩ hứa sẽ
ngừng trị liệu nếu tôi tiếp tục sụt cân, bà có vẻ trách vợ tôi không lo cho tôi. Lỗi
tại tôi, lỗi tại tôi, tôi lặp lại hai lần, để cho bà biết vợ tôi đã một lòng một dạ lo
cho tôi nhưng vì tôi không ăn được.
Sợ vợ buồn, tôi bắt đầu đổ thêm một lon sữa với hai tô thịt nghiền ra nước
mỗi ngày vào bao tử, giáp tuần, chuẩn bị cho lần cân đo kế tiếp; khi vợ tôi vắng
nhà, tôi cố ngồi dậy gói 30 đồng tiền quarter giấu dưới tấm nệm sofa rồi bỏ vào
túi quần trước khi đi. Tiền nặng, người ốm thấy quần tuột vợ tôi hỏi trước khi
bước lên xe:
Cái gì trong túi quần mà anh cứ kéo hoài?
Chùm chìa khoá, tôi trả lời.
Tay tôi nắm chặt túi quần,chậm chạp trên đoạn đường ngắn dẫn vào bệnh
viện, cẩn thận ngồi chờ đến phần cân đo; Tuần ni mầy lên được gần 2 lbs! cô y
tá trẻ, dễ thương người Á Đông vui vẻ nói.Thế là tôi thoát nạn...
Đến ngày thứ 34, da ở hai bên cổ tôi bắt đầu rạng nứt rồi lở loét do sự tàn phá
của xạ trị từ trong ra ngoài, hệ thống nước miếng tê liệt, miệng khô, nói chuyện
với vợ bằng những dấu hiệu của ngón tay cái...mỗi ngày quần quật việc nhà,
thức ăn nghiền ra nước cho tôi, ghé quày hàng nầy, sang cửa tiệm khác, làm
việc không ngừng nghĩ, ngả lưng xuống chiếc sofa bên cạnh đã quá 10 giờ
đêm, vậy mà cũng thò tay qua xoa xoa bóp bóp hai bên miệng, bên má vì sợ
tôi có thêm bịnh mới: bịnh của người câm! Sợ nàng buồn tôi cam chịu thêm
năm mười phút cực hình mỗi đêm, không một lời than đau.Vợ tôi rành rạch
thuộc lòng những tai hại của xạ trị mà y tá bác sĩ đã cảnh báo vào hai tháng về
trước...tôi thì kệ mặc vì những tác hại đó tôi đã lãnh đủ hết rồi còn gì!... tôi chỉ
mong được sống...
Cuối cùng 45 ngày xạ trị qua đi, nhờ sự niú kéo tâm tình của người thân, tình
thầy trò bè bạn tôi vượt qua ải cực hình, bịnh không đau nhưng chữa bịnh qua
sức tưởng của con người. Cảm ơn các bạn nhị B năm 70 Phan thanh Giản
thâm tình của tôi, tên tôi đã được các bạn van vái, cầu xin vang dội theo tiếng
chuông Thiên Mụ vào đến miếu Bà Chiểu, núi Bà Châu Đốc...từ Đền Thánh La
Vang Quảng Trị đến chân Mẹ Fatima ở Lái Thiêu...
Gia đình Thầy Hiệu Trưởng Lê Quang Văn đến từ VN, ghé lại thăm, chia xẻ
nỗi lo, dạy bảo cách làm và chưng yến, bánh plan cho vợ tôi, thầy Phạm ngọc
Vinh, gia đình anh Võ anh Dũng, vợ chồng em Võ Đình Huy, Nguyễn gia Hùng
cùng đến. Tôi giữ chặt gia đình Thầy Văn ở lại với chúng tôi một thời gian, nhà
tôi có người ra kẻ vào, động tình tôi cũng đi đi lại lại nhiều hơn, thể lực yếu
nhưng tinh thần khoẻ " thân lao tâm bất lão".
Anh Thái Tú Hạp- chị Ái Cầm, khi hay tin tôi bịnh, chị điện thoại dặn dò đủ
điều từ thức ăn đến cầu xin Phật pháp mỗi đêm, chị Kiều Xuyên, chị Hòang
Vân các em Bich Liên, Dương X. Quý, Thanh Nhạn, Thanh Nhàn, Bích Thủy,
Tuyết Nhung lớp tứ1 và tứ 2 ôi thôi giấy mực nào kể cho hết...hụp lặn trong tình
thương đùm bọc Phan Thanh Giản của tôi.
Ngoài tình Phan Thanh Giản còn có anh chi L y Kim Vân, vợ chồng anh Long
cùng Đạt-Linh và ba cháu gái, anh Nguyễn văn Miên...cùng anh chị Lệ Lan,
anh chị Nguyễn đức Bạn là những người anh, bà chị cùng quê Đại-Lộc với tôi.
Bạn Thái Thiệt Trí, Thú Y đến từ Việt Nam, Nguyễn phú Vân khoá 3 cùng anh
Đặng Thắng, Nguyễn Mạnh Bích, Nguyễn Phương Đông , Lê văn Mai điện
thoại xuyên đại dương thăm hỏi thâm tình.
Giờ đây, tôi nằm nhà dưỡng bịnh, thèm ăn cho lại sức, muốn được ra sân thể
thao trở lại, nhớ mùi thơm cỏ cây, ly cà phê nóng trong hội quán mỗi sáng.
Nhưng hậu quả của hoá trị để lại, tay và chân vẫn còn tê tê lạnh lạnh, mỗi khi
ra đường khăn mũ áo quần đôi lớp, ngã rẻ về chiều trước tuổi đã đến...tôi lắng
nghe những hướng dẫn, chỉ bảo về những thần dược, thuốc tiên ai nói cái gì
hay, tốt tôi đều thử; một mẫu mật gấu nhỏ của người em họ và những sợi yến
mà cô em gái mang qua từ Việt Nam cho ông anh tẩm bổ còn lông khô lẩn yến
mà vợ chồng thầy Văn và Kim Trang mất hàng giờ lừa lọc, góp nhặt cho tôi,
nhưng rồi tính nào tật nấy, bịnh lười biếng vẫn thắng, bạo phát bạo tàn nhất là
những thứ nào tốn công khó tìm hoặc pha chế lỉnh kỉnh tôi cho vào quên lãng
mà chỉ nắm lấy một liều thuốc duy nhất "nước gạo lức rang". Sáng trưa chiều
tối nó là người bạn đồng hành theo tôi như hình với bóng.Tôi khoẻ mạnh, da
dẻ hồng hào, cải tử hoàn sinh.
Tôi bây giờ không chỉ mong được sống đến lúc đưa tiễn cha tôi ra đi lần cuối
cùng để cho tròn chữ hiếu như tôi đã nguyện xin lúc đầu; mà tôi sẽ theo đuổi
kịp với luật đào thải tự nhiên của tạo hoá, sinh lão bịnh tử và cha mẹ anh chị đi
trước rồi tới em...mới là cõi phúc của đời tôi.
Mười bốn tháng qua là một đoạn đường dài của một đời người tôi đã đi
qua,và tôi không thể nào quên được. Những ngày ấy biết bao nhiêu thăng
trầm, biến động, dồn dập đến bản thân và gia đình, những tai hại của trị liệu,
chết chóc... tôi đã mường tượng đến, đã chứng kiến. Nhưng vì ham sống tôi
đã chống chọi với tử thần, nhiều lúc tôi muốn buông xuôi nhưng nghĩ đến vợ
và ba đứa con tuổi còn quá nhỏ, nghĩ đến cha già, anh chị em, và người thân
nên tôi phấn chấn, gắng gượng cắn răng chịu đựng.
Chịu đựng để bù đắp lại sự yêu thương, lo lắng của người vợ, một lòng thuỷ
chung thương chồng và cố giúp chồng đủ nghị lực để vượt qua cơn bịnh. Chỉ
có một người vợ đúng nghĩa, thật sự thì mình sẽ thoát ra khỏi bàn tay tử thần.
Tôi may mắn thay đã có một người bạn đời vừa là vợ, người tình nhân, cùng là
mẹ, một cô y tá một bà bác sĩ, một nhà dinh dưỡng học...suốt một đoạn đường
ngoằn ngoèo, quanh co ấy vẫn ngồi, nằm bên cạnh trên chiếc sofa ở phòng
khách, theo dõi từng cơn ho, nhịp thở của tôi hoặc giúp tôi những việc nhỏ
nhặt nhất trong giấc ngủ chập chờn...
Tôi ngồi đây viết đoạn kết mà đầu óc nghĩ đến tình thương của người thân,
bạn hữu, các bạn đã lôi kéo tôi ra khỏi lưỡi hái tử thần, có những bạn chỉ chào
hỏi khi gặp nhau thế nhưng khi hay tin tôi bịnh cũng cùng ba rủ bảy đến thăm,
không hoa thì quả, căn dặn đủ điều...mỗi lần như thế tôi khoẻ ra, tăng thêm
niềm tin. Với sự đùm bọc gia đình, thương mến của các bạn, tôi phải sống;
sống đến bao lâu không ai biết nhưng có một điều tôi biết chắc là tôi sẽ làm
tròn chữ hiếu đối với cha. Tôi sẽ đưa tiễn cha về cõi Trời thay vì cha đưa tiễn
tôi...
dò, cấm đoán của bác sĩ. Lúc nầy tôi cần sự an ủi, lo âu, chia xẻ của mọi thân
tình mang đến với vợ con thay tôi. Tôi xót xa, ngậm ngùi thương về nỗi khổ lo
của người vợ, có tôi cũng như không! Những bữa cơm chiều gia đình không
còn nữa; tôi không ăn, cũng không uống. Cô con gái lớn đã vào nội trú. Sợ bị
chi phối việc học ở năm cuối cùng trung học, vợ chồng tôi quyết định cho cậu
con trai về Atlanta cùng với ông anh bà chị dâu khi họ bay qua thăm tôi, nhưng
đây là một điều lầm lỡ; qua đêm thứ hai vắng con, vợ tôi bắt đầu khóc; em nhớ
con quá anh ạ, ruột tôi đứt từng đoạn, qua đêm tôi không ngủ...nghĩ ngợi miên
man; nhớ lại truyện " Bảo Tư Bản" vừa chết vì ung thư ở quê nhà. Bảo có cùng
lứa tuổi của bọn tôi do Khánh Thọ gởi sang từ Paris, trong đêm vắng, tôi lạnh
thấu xương...phần tôi?.Còn cô gái út vì vắng chị, xa anh ở trong phòng cả
ngày.Tôi nằm một chỗ. Lo cho chồng, vắng con, vợ tôi không màng đến việc ăn
uống. Tội bà chị và ông anh rể, sáu mươi năm lo cho bầy con, đàn cháu chưa
hết lại đến phiên người em; hằng ngày dù bận bịu nhưng sau khi đóng cửa
tiệm bà cũng ghé sang an ủi, chia xẻ nỗi lo âu với vợ tôi, thấy vợ tôi gầy đi,
buồn rõ nét bà ở lại chia xẻ những buổi cơm chiều thay tôi.
Mới sau 2 tuần xạ trị, tôi ốm đi rất nhiều, miệng không mở, sữa không chuyền,
người thiếu nước, đi lại khó khăn tôi chỉ biết ngủ, ngủ quên giờ qua ngày, một
hôm đuối sức lê thân chuẩn bị ra đi, tôi thì thào:
" Em ạ mong bệnh viện sụp xuống hay cháy đi để anh được ở nhà hôm nay"
kéo tay tôi vừa khóc vợ tôi vừa nói:
" Ráng đi anh, còn 21 ngày nửa là xong".
Sau khi cân đo đong đếm, cô y tá cho biết tôi chỉ còn 119 lbs, vị chi mất hết 38
lbs, tôi tính thầm. Nước mắt vợ tôi chảy dài trên má sau khi bị bà bác sĩ hứa sẽ
ngừng trị liệu nếu tôi tiếp tục sụt cân, bà có vẻ trách vợ tôi không lo cho tôi. Lỗi
tại tôi, lỗi tại tôi, tôi lặp lại hai lần, để cho bà biết vợ tôi đã một lòng một dạ lo
cho tôi nhưng vì tôi không ăn được.
Sợ vợ buồn, tôi bắt đầu đổ thêm một lon sữa với hai tô thịt nghiền ra nước
mỗi ngày vào bao tử, giáp tuần, chuẩn bị cho lần cân đo kế tiếp; khi vợ tôi vắng
nhà, tôi cố ngồi dậy gói 30 đồng tiền quarter giấu dưới tấm nệm sofa rồi bỏ vào
túi quần trước khi đi. Tiền nặng, người ốm thấy quần tuột vợ tôi hỏi trước khi
bước lên xe:
Cái gì trong túi quần mà anh cứ kéo hoài?
Chùm chìa khoá, tôi trả lời.
Tay tôi nắm chặt túi quần,chậm chạp trên đoạn đường ngắn dẫn vào bệnh
viện, cẩn thận ngồi chờ đến phần cân đo; Tuần ni mầy lên được gần 2 lbs! cô y
tá trẻ, dễ thương người Á Đông vui vẻ nói.Thế là tôi thoát nạn...
Đến ngày thứ 34, da ở hai bên cổ tôi bắt đầu rạng nứt rồi lở loét do sự tàn phá
của xạ trị từ trong ra ngoài, hệ thống nước miếng tê liệt, miệng khô, nói chuyện
với vợ bằng những dấu hiệu của ngón tay cái...mỗi ngày quần quật việc nhà,
thức ăn nghiền ra nước cho tôi, ghé quày hàng nầy, sang cửa tiệm khác, làm
việc không ngừng nghĩ, ngả lưng xuống chiếc sofa bên cạnh đã quá 10 giờ
đêm, vậy mà cũng thò tay qua xoa xoa bóp bóp hai bên miệng, bên má vì sợ
tôi có thêm bịnh mới: bịnh của người câm! Sợ nàng buồn tôi cam chịu thêm
năm mười phút cực hình mỗi đêm, không một lời than đau.Vợ tôi rành rạch
thuộc lòng những tai hại của xạ trị mà y tá bác sĩ đã cảnh báo vào hai tháng về
trước...tôi thì kệ mặc vì những tác hại đó tôi đã lãnh đủ hết rồi còn gì!... tôi chỉ
mong được sống...
Cuối cùng 45 ngày xạ trị qua đi, nhờ sự niú kéo tâm tình của người thân, tình
thầy trò bè bạn tôi vượt qua ải cực hình, bịnh không đau nhưng chữa bịnh qua
sức tưởng của con người. Cảm ơn các bạn nhị B năm 70 Phan thanh Giản
thâm tình của tôi, tên tôi đã được các bạn van vái, cầu xin vang dội theo tiếng
chuông Thiên Mụ vào đến miếu Bà Chiểu, núi Bà Châu Đốc...từ Đền Thánh La
Vang Quảng Trị đến chân Mẹ Fatima ở Lái Thiêu...
Gia đình Thầy Hiệu Trưởng Lê Quang Văn đến từ VN, ghé lại thăm, chia xẻ
nỗi lo, dạy bảo cách làm và chưng yến, bánh plan cho vợ tôi, thầy Phạm ngọc
Vinh, gia đình anh Võ anh Dũng, vợ chồng em Võ Đình Huy, Nguyễn gia Hùng
cùng đến. Tôi giữ chặt gia đình Thầy Văn ở lại với chúng tôi một thời gian, nhà
tôi có người ra kẻ vào, động tình tôi cũng đi đi lại lại nhiều hơn, thể lực yếu
nhưng tinh thần khoẻ " thân lao tâm bất lão".
Anh Thái Tú Hạp- chị Ái Cầm, khi hay tin tôi bịnh, chị điện thoại dặn dò đủ
điều từ thức ăn đến cầu xin Phật pháp mỗi đêm, chị Kiều Xuyên, chị Hòang
Vân các em Bich Liên, Dương X. Quý, Thanh Nhạn, Thanh Nhàn, Bích Thủy,
Tuyết Nhung lớp tứ1 và tứ 2 ôi thôi giấy mực nào kể cho hết...hụp lặn trong tình
thương đùm bọc Phan Thanh Giản của tôi.
Ngoài tình Phan Thanh Giản còn có anh chi L y Kim Vân, vợ chồng anh Long
cùng Đạt-Linh và ba cháu gái, anh Nguyễn văn Miên...cùng anh chị Lệ Lan,
anh chị Nguyễn đức Bạn là những người anh, bà chị cùng quê Đại-Lộc với tôi.
Bạn Thái Thiệt Trí, Thú Y đến từ Việt Nam, Nguyễn phú Vân khoá 3 cùng anh
Đặng Thắng, Nguyễn Mạnh Bích, Nguyễn Phương Đông , Lê văn Mai điện
thoại xuyên đại dương thăm hỏi thâm tình.
Giờ đây, tôi nằm nhà dưỡng bịnh, thèm ăn cho lại sức, muốn được ra sân thể
thao trở lại, nhớ mùi thơm cỏ cây, ly cà phê nóng trong hội quán mỗi sáng.
Nhưng hậu quả của hoá trị để lại, tay và chân vẫn còn tê tê lạnh lạnh, mỗi khi
ra đường khăn mũ áo quần đôi lớp, ngã rẻ về chiều trước tuổi đã đến...tôi lắng
nghe những hướng dẫn, chỉ bảo về những thần dược, thuốc tiên ai nói cái gì
hay, tốt tôi đều thử; một mẫu mật gấu nhỏ của người em họ và những sợi yến
mà cô em gái mang qua từ Việt Nam cho ông anh tẩm bổ còn lông khô lẩn yến
mà vợ chồng thầy Văn và Kim Trang mất hàng giờ lừa lọc, góp nhặt cho tôi,
nhưng rồi tính nào tật nấy, bịnh lười biếng vẫn thắng, bạo phát bạo tàn nhất là
những thứ nào tốn công khó tìm hoặc pha chế lỉnh kỉnh tôi cho vào quên lãng
mà chỉ nắm lấy một liều thuốc duy nhất "nước gạo lức rang". Sáng trưa chiều
tối nó là người bạn đồng hành theo tôi như hình với bóng.Tôi khoẻ mạnh, da
dẻ hồng hào, cải tử hoàn sinh.
Tôi bây giờ không chỉ mong được sống đến lúc đưa tiễn cha tôi ra đi lần cuối
cùng để cho tròn chữ hiếu như tôi đã nguyện xin lúc đầu; mà tôi sẽ theo đuổi
kịp với luật đào thải tự nhiên của tạo hoá, sinh lão bịnh tử và cha mẹ anh chị đi
trước rồi tới em...mới là cõi phúc của đời tôi.
Mười bốn tháng qua là một đoạn đường dài của một đời người tôi đã đi
qua,và tôi không thể nào quên được. Những ngày ấy biết bao nhiêu thăng
trầm, biến động, dồn dập đến bản thân và gia đình, những tai hại của trị liệu,
chết chóc... tôi đã mường tượng đến, đã chứng kiến. Nhưng vì ham sống tôi
đã chống chọi với tử thần, nhiều lúc tôi muốn buông xuôi nhưng nghĩ đến vợ
và ba đứa con tuổi còn quá nhỏ, nghĩ đến cha già, anh chị em, và người thân
nên tôi phấn chấn, gắng gượng cắn răng chịu đựng.
Chịu đựng để bù đắp lại sự yêu thương, lo lắng của người vợ, một lòng thuỷ
chung thương chồng và cố giúp chồng đủ nghị lực để vượt qua cơn bịnh. Chỉ
có một người vợ đúng nghĩa, thật sự thì mình sẽ thoát ra khỏi bàn tay tử thần.
Tôi may mắn thay đã có một người bạn đời vừa là vợ, người tình nhân, cùng là
mẹ, một cô y tá một bà bác sĩ, một nhà dinh dưỡng học...suốt một đoạn đường
ngoằn ngoèo, quanh co ấy vẫn ngồi, nằm bên cạnh trên chiếc sofa ở phòng
khách, theo dõi từng cơn ho, nhịp thở của tôi hoặc giúp tôi những việc nhỏ
nhặt nhất trong giấc ngủ chập chờn...
Tôi ngồi đây viết đoạn kết mà đầu óc nghĩ đến tình thương của người thân,
bạn hữu, các bạn đã lôi kéo tôi ra khỏi lưỡi hái tử thần, có những bạn chỉ chào
hỏi khi gặp nhau thế nhưng khi hay tin tôi bịnh cũng cùng ba rủ bảy đến thăm,
không hoa thì quả, căn dặn đủ điều...mỗi lần như thế tôi khoẻ ra, tăng thêm
niềm tin. Với sự đùm bọc gia đình, thương mến của các bạn, tôi phải sống;
sống đến bao lâu không ai biết nhưng có một điều tôi biết chắc là tôi sẽ làm
tròn chữ hiếu đối với cha. Tôi sẽ đưa tiễn cha về cõi Trời thay vì cha đưa tiễn
tôi...
Đỗ Xuân Qúy
Cali, DXQ
Thư anh Đỗ Quang gửi Lê Hải:Em Lê Hải,
Tau thich goi mi la thang HAI nhu thuo nho mi con mac quan xa lon va o tran truc truc roi anh em minh voi thang DI va thang TAM (Binh) loi xuong ho sen nuoi ca Phi cua chu Tri Nam tam trua. Tau da xui thang DINH (DI con chu Kha) be trom bong sen de an do long. Vi nghi rang thang DI co power, neu bi bat thi nhe toi hon la mi hay thang Tam(Binh).Trong so nay tau la thang To Dau hon... HiHiHi !
Tau da viet cho thay Ngo : Nghe noi cai vu nay long tau nhu "Ca uc nuoc", khong biet lam sao ma ve cho kip.Ngan nam mot thuo.Doi khi tuong tuong nhu la chuyen than thoai Hy Lap, mot ngan le 1 dem khong bang. Quy gia lam, dang lam va nen lam.Vinh danh cac Thay nhat la ong Nguyen Van Ngo,thay hieu truong dau tien truong tieu hoc xa Loc Phuoc.Tat ca da de lai qua nhieu an tuong mot thoi cho cai lang ngheo rot mong toi co ten goi "Thon O Gia".
Luc thieu thoi, anh em bon minh da gan chat o do.Du co khac biet tu tuong va thanh phan cung khong cach nao doan tuyet hay tranh cai gi rao troi.Va du cho bat cu ai noi tieng "Thay Cai Quang Nam di nua" huong thay la vai u, thit pham? Hay ngat trom mot bong sen ho ca phi ong Tri Nam tang cho Le Hai cai da!.
Nen phoi hop voi ban Nguyen Huu Mai, ban Mai Gia (Con ong Mai Lang), anh Tam CHO (Con Bac Nhi), ong Do Van Quoc de co them danh tanh ban cu cung truong.Hoac Nguyen Duong hay Le Thi Huong, Thi Giang o Quang Doi, mi biet roi?.
Noi voi thay Nguyen Van Ngo, tau dang "Quy Xo Mit" vi tau da dung chu Li Lac de viet thu cho ong nen ong gian tao roi va vi khong tra loi thuoc bai...Noi cho ngay trong gio phut chuan bi nay : Phan tau se ung ho $100 USD de dong gop voi anh chi em cho phai tinh phai nghia ma cai tinh va cai nghia ay da tro nen cai "Dao Ly O Doi". Tau se goi thang ve dia chi nha mi o Da Nang.Hay dai thay Ngo va Le Phuoc Dan moi nguoi 1 to Mi Luon va 1 cai banh trang nuong Dai Cuong(Mi Quang lam bang thit luon um don do nghe).Noi rang tau bao cho ca 3! Nho bieu chu quan cho chut nghe tuoi kha kha vao thit luon cho thom mui O Gia!.
Chuc moi su lanh, moi su may man va thanh cong tot dep. "Dung nghi Dong tan hoa rung het"- "Sang ra, san truoc mot canh Mai"!
Dau Xuan Canh Dan
Do Xuan Quang
Thơ Nguyễn Hữu Thụy
KHI XA QUÊ
NHỚ VỀ NHỮNG TÊN LÀNG
Nguyễn Hữu Thụy
NHỚ VỀ NHỮNG TÊN LÀNG
Nguyễn Hữu Thụy
Tên những làng tôi đẹp tựa bài thơ
Phúc Mỹ, Phúc Khương, Trường An, Phiếm Ái ...
Đối diện hai bờ sông - dòng Vu Gia chảy mãi
Những điệp khúc thăng trầm, hồn hậu ước mơ xanh
Tên những làng tôi đẹp tựa bức tranh
Tâm ý người xưa vẽ lên từ thời vỡ đất
Đặt để niềm tin như là có thật !?
Những mỹ từ hằng sống với thời gian
Khi xa quê nghĩ về những tên làng
Ám ảnh nỗi buồn thương cây nhớ cội
Định hướng mặt trời tim phương đi tới
Câu thơ đồng hành - lỗi nhịp với đồng hương
Bến lở sông trôi, giậu đổ chân tường
Tấc đất tấc vàng giữa lòng thành phố
Chếnh choáng Hồ Trường- đau niềm Thất Thổ
Chiếu trọ mòn lưng mới yên chỗ cắm dùi
Tấc đất tấc vàng giữa lòng thành phố
Chếnh choáng Hồ Trường- đau niềm Thất Thổ
Chiếu trọ mòn lưng mới yên chỗ cắm dùi
Lại gặp nhau đây những thằng bạn cùng thời
Ăn cơm mới vẫn nhắc hoài chuyện cũ
Ơn kẻ lòng lành chứ ơn gì kẻ dữ
Giữa đám họa trần gian còn chữ phúc lưu tình
Lưu lại trong tâm những bóng những hình
Gốc rạ hồn quê hiền lành đến tội
Trụ lại giữa đợt mênh mông gió thổi
Bản sắc riêng, địa chí những tên làng ./.
Ăn cơm mới vẫn nhắc hoài chuyện cũ
Ơn kẻ lòng lành chứ ơn gì kẻ dữ
Giữa đám họa trần gian còn chữ phúc lưu tình
Lưu lại trong tâm những bóng những hình
Gốc rạ hồn quê hiền lành đến tội
Trụ lại giữa đợt mênh mông gió thổi
Bản sắc riêng, địa chí những tên làng ./.
NẶNG NỢ ƠN THẦY
Nguyễn Hữu Thụy
Nguyễn Hữu Thụy
Bao nhiêu năm dong ruổi giữa đời
Nặng nợ ơn thầy vai áo bạc
Dẫu có lúc lòng người nghĩ khác!
Ta vẫn trọn tình giữ đạo thủy chung
Nhiều khi sực nhớ lạ thường
Từng khuôn mặt thầy cô, trường lớp cũ
Thuộc nằm lòng câu văn bất hủ:
Nhất tự vi sư - Bán tự vi sư
Từng khuôn mặt thầy cô, trường lớp cũ
Thuộc nằm lòng câu văn bất hủ:
Nhất tự vi sư - Bán tự vi sư
Thèm đọc lại trang sách giáo khoa thư
Tự thuở ấu thời đã từng quen thuộc
Thương thầy giáo làng chân đi guốc
Dạy lớp vỡ lòng vần ngược vần xuôi
Thương thằng bạn nghèo đi học mặc quần đùi
Quì gai mít đau hai đầu gối
Từng kỷ niệm theo chim bay về cội
Khi xa rồi mới thấy đáng yêu hơn
Tự thuở ấu thời đã từng quen thuộc
Thương thầy giáo làng chân đi guốc
Dạy lớp vỡ lòng vần ngược vần xuôi
Thương thằng bạn nghèo đi học mặc quần đùi
Quì gai mít đau hai đầu gối
Từng kỷ niệm theo chim bay về cội
Khi xa rồi mới thấy đáng yêu hơn
Có lẽ nào ta lại sống vong ơn
Trên chiếc nôi đầu tiên dạy ta thành người lớn
Có lẽ nào phải học cao hiểu rộng
Mới biết được chính mình đã có hôm nay
Trên chiếc nôi đầu tiên dạy ta thành người lớn
Có lẽ nào phải học cao hiểu rộng
Mới biết được chính mình đã có hôm nay
Rất thân yêu được học những người thầy
Bằng tri thức dạy ta điều lễ độ
Bằng nhân nghĩa tính ra bài toán đố
Giữa biển đời lông chông
Bằng tri thức dạy ta điều lễ độ
Bằng nhân nghĩa tính ra bài toán đố
Giữa biển đời lông chông
Học để làm người biết sống yêu thương
Từ những tâm hồn trắng đêm sao sáng.
Từ những tâm hồn trắng đêm sao sáng.
THƯ VỀ TRƯỜNG XƯA
(Trường tiểu học Lộc Phước 1959-1964)
Nguyễn Hữu Thụy
Ta đã quá giang trận lụt nhớ đời
Cái hoạ di căn từ thời ông tổ
Bốn lăm năm rạch một đường chỉ đỏ
Vắt ngang trời tiếng mõ giục lìa quê
Có ai đi chẳng muốn buổi quay về
Lời Mẹ gọi thẫn thờ trên bờ vực
Âm sáo thổi trầm buồn trong vô thức
Ám ảnh hoài những lúc đợi trăng lên
Lời Mẹ gọi thẫn thờ trên bờ vực
Âm sáo thổi trầm buồn trong vô thức
Ám ảnh hoài những lúc đợi trăng lên
Có ai đi mà kí ức chùng quên
Tên gọi trường xưa trên nền đổ nát
Tránh nỏ- sợ cung bầy chim tan tác
Sổ điểm danh từng lớp lạc về đâu
Tên gọi trường xưa trên nền đổ nát
Tránh nỏ- sợ cung bầy chim tan tác
Sổ điểm danh từng lớp lạc về đâu
Xưa lắm rồi! khi đổ tội bể dâu
Đổ tội ông trời gây nên nông nổi
Vết thương lòng rỉ trơ hòn sắt nguội
Giữa cuộc tàn tro bát quái trận đồ
Đổ tội ông trời gây nên nông nổi
Vết thương lòng rỉ trơ hòn sắt nguội
Giữa cuộc tàn tro bát quái trận đồ
Nghĩ chuyện tương phùng ú ớ giấc mơ
Quỳ nhớ linh xưa... đọc câu thần chú
Chẳng thấy rùa thần chỉ nghe vượn hú
Đau suốt chiều dài lịch sử can qua
Quỳ nhớ linh xưa... đọc câu thần chú
Chẳng thấy rùa thần chỉ nghe vượn hú
Đau suốt chiều dài lịch sử can qua
Xương rồng khô- cạn nước đợi ra hoa
Cạn quỹ thời gian đợi niềm vui đến
Thầy thất thập- trò đã tri thiên mệnh
Thấu đạo trời: tha thứ vẫn là hơn
Cạn quỹ thời gian đợi niềm vui đến
Thầy thất thập- trò đã tri thiên mệnh
Thấu đạo trời: tha thứ vẫn là hơn
Nguyên quán là tâm lốc xoáy vòng tròn
Cơ hội đầu tiên thầy trò hạnh ngộ
Cũng chưa hẳn Châu đã về Hợp Phố
Khi cuối cùng ở lại chắc chi yên
Cơ hội đầu tiên thầy trò hạnh ngộ
Cũng chưa hẳn Châu đã về Hợp Phố
Khi cuối cùng ở lại chắc chi yên
Phước ba đời- ta nhờ chút ơn trên
Sống sót đến giờ làm thơ uống rượu
Giữ đúng họ tên đi cùng tứ xứ
Thật lòng mình vì yêu chữ Tự Do
Sống sót đến giờ làm thơ uống rượu
Giữ đúng họ tên đi cùng tứ xứ
Thật lòng mình vì yêu chữ Tự Do
Sách giáo khoa thư- tình nghĩa thầy trò
Thương không hết đường tơ đan áo lụa
Xin tạ lỗi- một lần- không dám hứa
Sẽ quay về rửa mặt bến sông xưa.
Thương không hết đường tơ đan áo lụa
Xin tạ lỗi- một lần- không dám hứa
Sẽ quay về rửa mặt bến sông xưa.
Sài Gòn 04/02/2010
TRƯỜNG XƯA ANH VIẾT
Để nhớ lại quý Thầy và các học sinh Trường Tiểu học Lộc Phước năm xưa, nhân đọc bài NGÔI TRƯỜNG LÀNG của thầy Nguyễn Văn Ngộ đăng trong Lưu niệm 50 năm ra trương SP (nối tiếp) - xuất bản Hè 2007.
1/ Anh viết trường xưa của chúng mình
Trải dài tiếc nuối chảy lung linh
Tung tăng đám trẻ còn in bong
Nhẹ bước thầy xưa gợi dáng hình
Ngói đỏ thôi rồi, ôi chiến sự
Tường vôi đâu nữa, hỡi đao binh
Thăng trầm dâu bể bao thương nhớ
Lệ nhỏ thân thương của nghĩa tình.
2/ Lệ nhỏ thân thương của nghĩa tình,
Kẻ còn người mất, kẻ linh đinh
Thầy xa trương cũ vì binh lửa
Trò lạc lớp xưa bởi chiến chinh
Nắng đổ nền hoang đầy cát bụi
Mưa rơi sân vắng ngập bùn sình
Tóc xanh ngã trắng theo năm tháng
Biển rộng, trời xa mãi có mình.
Oklahoma City, Mùa Vu Lan Đinh Hợi - 2007
Trần Đình Lộc.
Thư của thầy Trần Đình Lộc gửi:
Vài dòng Thầy trò hạnh ngộ.
Năm cùng tháng tận lại buồn buồn. Gần đây, Thầy trò xưa và anh em cựu học sinh Trường Tiểu Học Lộc Phước lại gởi e-mails qua lại về việc họp mặt thầy trò ngay trên TTT/LP ngày xưa ,nay là trưòng mầm non Xã Đại Cường . Nửa thế kỷ dâu bể nhưng tình xưa,nghĩa cũ vẫn còn đây. Thật bồi hồi.
Các Thầy nay chân đã vấp hoàng hôn. Mấy trò cũng nghiêng nghiêng bóng xế. Kẻ còn ngậm ngùi nhớ thương người đã mất. Anh em từ khắp nẻo đường quê hương và nước ngoài ,hơn nửa thế kỷ gặp lại nhau trong ngày hội ngộ đầu xuân năm canh dần tại ngôi trường xưa . Lòng rưng rưng ,bút mực nào kể hết tâm tình .
Bóng xế và hoàng hôn là thời gian lắng đọng tâm hồn ,buồn mang mác nhưng êm dịu và đẹp vô cùng . Nhà thơ Xuân Tâm đã viết :
Ta đổi hai mai lấy một chiều
Để tìm trong đó ít lơi yêu
Ban ngày sáng quá ban đêm tối
Tôi sợ không mơ tưởng được nhiều
Tôi từ trường Tiểu Học Lộc Hòa đổi về Trường Tiểu Học Lộc Phước đầu niên khóa 1958-1959. Trường nằm trong khuôn viên đình làng Quảng Đợi ,có hai phòng đổ nát nửa ngói,nửa tranh . Tường miếng còn,miếng mất và cửa ra vào cũng như cửa sổ đều bỏ trống .Tấm bình phong giữa sân đình loang lổ dấu đạn bom,trơ trơ cùng tuế nguyệt như người dân quê chịu đựng tang thương trong thời chinh chiến . Tôi cũng từng ở trong hoàn cảnh nầy nên thât động lòng .
Trường chỉ dạy đến lớp ba do thầy Nguyễn Tấn Ích người làng Quảng Đợi,giáo viên hương trường phụ trách và Xã Lộc Phước trả lương tháng . Tôi về,giữ chức vụ xử lý Hiệu Trưởng và mở thêm lớp nhì do Ty Tiểu Học Tỉnh Quảng Nam bổ dụng . Thầy Ích vẫn tiếp tục dạy ba lớp và chia làm hai buổi . Tôi phụ trách lóp nhì và học sinh học cả ngày .
Những buổi chiều sau giờ học,tôi thường ở lại trường để tự học anh văn . L'anglais vivant. Viết hết trang giấy nầy đến trang giấy khác những từ mới học để quen mặt chữ ,giống như hồi đi học chữ nho viết ôn vậy . Thời gian nầy phần thi trung học đệ nhất cấp vẫn còn hai sinh ngữ. Sinh ngữ chính có bài luận văn và sinh ngữ phụ chỉ chuyển dịch .
Đôi khi buồn buồn nhìn ra cánh đồng xa mênh mông gốc rạ sau vụ gặt lúa tháng tám và hướng bùng dâu đang độ cằn cổi vào đông ,tình quê lại vời vợi . Bỗng dưng lại thương nghĩ đến những người vì thời cuộc phải kẻ vào trong Nam,người ra ngoài Bắc . Rời quê hương mà mấy kẻ được vui.Để nhớ,để thương cho người ra đi và người ở lại .
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám. Khi vừa biết yêu
Tôi xa Hà nội năm em mười sáu . Trăng tròn đắm say ( nhạc Phạm Duy)
Và : Em về xẻ tóc chẻ mây
Buộc anh đứng lại bên cây sông Hàn ..... (nhà thơ Thu Bồn)
ĐẾn niên khóa 1959-1960,Thầy Nguyễn-Văn-Ngộ ,người làng Quảng Huế, xuất thân khóa 5 Sư Phạm Huế về thay tôi làm Hiệu Trưởng và phụ trách lớp nhất .
Xã Lộc Phước đã xây được ngôi trường mới ,ngói đỏ tường vôi và có đủ năm phòng cho năm lớp . Có mái nhà tranh nho nhỏ cho ông phu trường được Xã trả lương để trông coi trường . Trường tọa lạc trên khu đất rộng rải thuộc làng Trang Điền , Có vườn sau,sân trước và cổng ra vào gắn bảng : Trường Tiểu Học Lộc Phước .
Trong niên khóa nầy : Thầy Lê-Hoài-Bích phụ trách lớp năm
Thầy Nguyễn-Văn-Uyểng ....... tư
Thầy Phan-Hoài Trung ........ Ba
Thầy Trần-Đình-Lộc .........Nhì.
Thầy Nguyễn-Van-Ngộ ........ Nhất
Đến niên khóa 1961 tôi đổi đến trường Tiểu Học Lộc Chánh . Trong ba năm dạy học ở Trường Lộc Phước là niềm vui nhất trong đời tôi . Tình đồng nghiệp, tình nghĩa thầy trò thật đậm đà . Tình quê hương thật thắm thiết . Các em học sinh có em còn phảng phất mùi bùn lầy đồng ruộng . Áo tơi ,nón lá vất vả trong mùa đông giá buốc để đến trường nhưng đều chăm chỉ học hành để mong tương lai cho gia đình,cho làng xã và quê hương đất nước . Ngày hôm nay các em đã thành công .
Nửa thế kỷ đã trôi qua. Vật đổi sao dời nhưng tình nghĩa thầy trò và bằng hữu không dời đổi . Như em Lê Hải đã viết trong thư mời :
Các thầy trai trẻ ngày nào nay đã thành ông cố. Những cô,cậu bé năm xưa đã có cháu gọi ông bà . Cuộc họp mặt thầy trò hôm nay và biết đâu cũng là lần cuối. Vậy chúng ta chia tay,góp sức lưu lại một kỷ niệm cho lớp sau . Một ý nghĩ thật khích lệ .Tôi cầu chúc các em thành công tốt đẹp và xin góp bàn tay già nua nhưng còn đầy nhựa sống để thắt chặt sợi giây tình nghĩa bất diệt .
Thầy Trần-Đình-Lộc. Gia-Cốc,Đại-Lộc .
Định cư tại Oklahoma City, Tiểu Bang Oklahoma-Hoa Kỳ .
Đầu Xuân Canh Dần - Tháng 2-2010 .
Vài dòng Thầy trò hạnh ngộ.
Năm cùng tháng tận lại buồn buồn. Gần đây, Thầy trò xưa và anh em cựu học sinh Trường Tiểu Học Lộc Phước lại gởi e-mails qua lại về việc họp mặt thầy trò ngay trên TTT/LP ngày xưa ,nay là trưòng mầm non Xã Đại Cường . Nửa thế kỷ dâu bể nhưng tình xưa,nghĩa cũ vẫn còn đây. Thật bồi hồi.
Các Thầy nay chân đã vấp hoàng hôn. Mấy trò cũng nghiêng nghiêng bóng xế. Kẻ còn ngậm ngùi nhớ thương người đã mất. Anh em từ khắp nẻo đường quê hương và nước ngoài ,hơn nửa thế kỷ gặp lại nhau trong ngày hội ngộ đầu xuân năm canh dần tại ngôi trường xưa . Lòng rưng rưng ,bút mực nào kể hết tâm tình .
Bóng xế và hoàng hôn là thời gian lắng đọng tâm hồn ,buồn mang mác nhưng êm dịu và đẹp vô cùng . Nhà thơ Xuân Tâm đã viết :
Ta đổi hai mai lấy một chiều
Để tìm trong đó ít lơi yêu
Ban ngày sáng quá ban đêm tối
Tôi sợ không mơ tưởng được nhiều
Tôi từ trường Tiểu Học Lộc Hòa đổi về Trường Tiểu Học Lộc Phước đầu niên khóa 1958-1959. Trường nằm trong khuôn viên đình làng Quảng Đợi ,có hai phòng đổ nát nửa ngói,nửa tranh . Tường miếng còn,miếng mất và cửa ra vào cũng như cửa sổ đều bỏ trống .Tấm bình phong giữa sân đình loang lổ dấu đạn bom,trơ trơ cùng tuế nguyệt như người dân quê chịu đựng tang thương trong thời chinh chiến . Tôi cũng từng ở trong hoàn cảnh nầy nên thât động lòng .
Trường chỉ dạy đến lớp ba do thầy Nguyễn Tấn Ích người làng Quảng Đợi,giáo viên hương trường phụ trách và Xã Lộc Phước trả lương tháng . Tôi về,giữ chức vụ xử lý Hiệu Trưởng và mở thêm lớp nhì do Ty Tiểu Học Tỉnh Quảng Nam bổ dụng . Thầy Ích vẫn tiếp tục dạy ba lớp và chia làm hai buổi . Tôi phụ trách lóp nhì và học sinh học cả ngày .
Những buổi chiều sau giờ học,tôi thường ở lại trường để tự học anh văn . L'anglais vivant. Viết hết trang giấy nầy đến trang giấy khác những từ mới học để quen mặt chữ ,giống như hồi đi học chữ nho viết ôn vậy . Thời gian nầy phần thi trung học đệ nhất cấp vẫn còn hai sinh ngữ. Sinh ngữ chính có bài luận văn và sinh ngữ phụ chỉ chuyển dịch .
Đôi khi buồn buồn nhìn ra cánh đồng xa mênh mông gốc rạ sau vụ gặt lúa tháng tám và hướng bùng dâu đang độ cằn cổi vào đông ,tình quê lại vời vợi . Bỗng dưng lại thương nghĩ đến những người vì thời cuộc phải kẻ vào trong Nam,người ra ngoài Bắc . Rời quê hương mà mấy kẻ được vui.Để nhớ,để thương cho người ra đi và người ở lại .
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám. Khi vừa biết yêu
Tôi xa Hà nội năm em mười sáu . Trăng tròn đắm say ( nhạc Phạm Duy)
Và : Em về xẻ tóc chẻ mây
Buộc anh đứng lại bên cây sông Hàn ..... (nhà thơ Thu Bồn)
ĐẾn niên khóa 1959-1960,Thầy Nguyễn-Văn-Ngộ ,người làng Quảng Huế, xuất thân khóa 5 Sư Phạm Huế về thay tôi làm Hiệu Trưởng và phụ trách lớp nhất .
Xã Lộc Phước đã xây được ngôi trường mới ,ngói đỏ tường vôi và có đủ năm phòng cho năm lớp . Có mái nhà tranh nho nhỏ cho ông phu trường được Xã trả lương để trông coi trường . Trường tọa lạc trên khu đất rộng rải thuộc làng Trang Điền , Có vườn sau,sân trước và cổng ra vào gắn bảng : Trường Tiểu Học Lộc Phước .
Trong niên khóa nầy : Thầy Lê-Hoài-Bích phụ trách lớp năm
Thầy Nguyễn-Văn-Uyểng ....... tư
Thầy Phan-Hoài Trung ........ Ba
Thầy Trần-Đình-Lộc .........Nhì.
Thầy Nguyễn-Van-Ngộ ........ Nhất
Đến niên khóa 1961 tôi đổi đến trường Tiểu Học Lộc Chánh . Trong ba năm dạy học ở Trường Lộc Phước là niềm vui nhất trong đời tôi . Tình đồng nghiệp, tình nghĩa thầy trò thật đậm đà . Tình quê hương thật thắm thiết . Các em học sinh có em còn phảng phất mùi bùn lầy đồng ruộng . Áo tơi ,nón lá vất vả trong mùa đông giá buốc để đến trường nhưng đều chăm chỉ học hành để mong tương lai cho gia đình,cho làng xã và quê hương đất nước . Ngày hôm nay các em đã thành công .
Nửa thế kỷ đã trôi qua. Vật đổi sao dời nhưng tình nghĩa thầy trò và bằng hữu không dời đổi . Như em Lê Hải đã viết trong thư mời :
Các thầy trai trẻ ngày nào nay đã thành ông cố. Những cô,cậu bé năm xưa đã có cháu gọi ông bà . Cuộc họp mặt thầy trò hôm nay và biết đâu cũng là lần cuối. Vậy chúng ta chia tay,góp sức lưu lại một kỷ niệm cho lớp sau . Một ý nghĩ thật khích lệ .Tôi cầu chúc các em thành công tốt đẹp và xin góp bàn tay già nua nhưng còn đầy nhựa sống để thắt chặt sợi giây tình nghĩa bất diệt .
Thầy Trần-Đình-Lộc. Gia-Cốc,Đại-Lộc .
Định cư tại Oklahoma City, Tiểu Bang Oklahoma-Hoa Kỳ .
Đầu Xuân Canh Dần - Tháng 2-2010 .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét