Ông nói ông Lưu Hiểu Ba theo đuổi tư tưởng đấu tranh bất bạo động ngay từ cuộc biểu tình Thiên An Môn 1989. Vị chủ tịch ủy ban Nobel Na Uy ca ngợi quan điểm ông Lưu về lâu dài sẽ giúp Trung Quốc mạnh hơn và kêu gọi chính phủ ở Bắc Kinh trả tự do cho ông.
Xin giới thiệu một phần bài diễn văn của ông Thorbjorn Jagland:
Chúng tôi lấy làm tiếc là người được giải không có mặt ở đây ngày hôm nay. Ông đang bị cô lập trong một nhà tù ở đông bắc Trung Quốc. Vợ của ông, bà Lưu Hà, hay những người họ hàng gần nhất cũng không thể có mặt ở đây. Riêng điều này chứng tỏ giải thưởng là cần thiết và phù hợp.
Trước đây đã có những trường hợp khi người được giải bị ngăn tham dự lễ. Điều này thực tế xảy ra với nhiều giải thưởng mà ánh sáng lịch sử cho thấy chúng mang tính quan trọng và vinh dự nhất.
Trước đây đã có những trường hợp khi người được giải bị ngăn tham dự lễ. Điều này thực tế xảy ra với nhiều giải thưởng mà ánh sáng lịch sử cho thấy chúng mang tính quan trọng và vinh dự nhất.
Nhiều rắc rối xảy ra năm 1935, khi Ủy ban trao giải cho Carl von Ossietzky. Hitler phẫn nộ và cấm mọi công dân Đức nhận bất kỳ giải Nobel nào. Ông Ossietzky đã không tới Oslo và qua đời hơn một năm sau đó.
Cũng có phẫn nộ đáng kể ở Moscow khi Andrej Sakharov nhận giải năm 1975. Ông cũng không được phép tự mình nhận giải. Ông đã cử vợ của mình. Chuyện này cũng xảy ra cho Lech Walesa năm 1983. Chính quyền Miến Điện giận dữ khi bà Aung San Suu Khi nhận giải năm 1991. Một lần nữa, người được giải không thể tới Oslo.
Năm 2003, bà Shirin Ebadi nhận giải Nobel Hòa bình. Bà đã đến. Có nhiều điều có thể nói về phản ứng của giới chức Iran, nhưng vị Đại sứ Iran đã có mặt ở buổi lễ.
Mục đích của những giải thưởng này dĩ nhiên không phải để gây mất lòng ai. Ý định của Ủy ban Nobel là nói về quan hệ giữa nhân quyền, dân chủ và hòa bình. Và cần nhắc nhở thế giới rằng những quyền mà ngày nay con người được hưởng rộng rãi là nhờ những người chấp nhận rủi ro mà chiến đấu và giành được chúng. Họ đã làm vì người khác. Vì thế Lưu Hiểu Ba xứng đáng được chúng ta ủng hộ.
Mặc dù không thành viên nào của Ủy ban đã từng gặp ông Lưu, chúng tôi cảm thấy mình biết ông. Chúng tôi đã quan sát ông kỹ lưỡng trong thời gian dài.
Ngày 4/6/1989, ông và bạn bè cố gắng ngăn chặn xung đột giữa quân đội và sinh viên. Ông chỉ thành công phần nào. Nhiều người đã chết, mà đa số ở ngoài Quảng trường Thiên An Môn.
Ông Lưu nói với vợ rằng ông muốn dành Giải Hòa bình năm nay cho "những linh hồn đã khuất từ ngày 4/6". Chúng tôi rất vui làm theo tâm nguyện của ông.
Trong lịch sử thế giới, hầu như chưa có đại cường nào đạt tăng trưởng nhanh trong suốt thời gian dài như Trung Quốc.
Thành công kinh tế đã đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi cái nghèo. Trung Quốc cần được khen ngợi vì việc giảm số người nghèo trên thế giới. Ở một mức độ nhất định, ta có thể nói Trung Quốc, với 1.3 tỉ dân, đang mang số phận nhân loại trên vai.
Nhiều người sẽ hỏi liệu điểm yếu của Trung Quốc có chứng tỏ qua nhu cầu bỏ tù một người 11 năm chỉ vì nói lên ý kiến về cách cai trị đất nước.
Nếu đất nước này có thể phát triển nền kinh tế thị trường xã hội với đầy đủ quyền dân sự, điều này sẽ có ảnh hưởng vô cùng tích cực cho thế giới. Nếu không, có nguy cơ xảy ra khủng hoảng xã hội và kinh tế tại đất nước này, với hậu quả tiêu cực cho tất cả chúng ta.
Nhiều người sẽ hỏi liệu điểm yếu của Trung Quốc - bất chấp sức mạnh đất nước này đang biểu lộ - có chứng tỏ qua nhu cầu bỏ tù một người 11 năm chỉ vì nói lên ý kiến về cách cai trị đất nước.
Điểm yếu này thể hiện qua bản án cho ông Lưu, với cáo buộc ông truyền bá ý tưởng qua internet. Nhưng những ai lo ngại tiến bộ công nghệ có lý do để sợ tương lai. Công nghệ thông tin không thể bị xóa bỏ. Nó sẽ tiếp tục mở cửa xã hội.
Câu trả lời từ nhà chức trách Trung Quốc là nói rằng giải thưởng năm nay làm nhục Trung Quốc và dành cho ông Lưu mọi kiểu mô tả xúc phạm. Lịch sử cho thấy nhiều lãnh đạo chính trị lợi dụng tình cảm dân tộc chủ nghĩa và lên án những người mang quan điểm đối lập.
Điều này đôi khi xảy ra nhân danh dân chủ và tự do, nhưng gần như lúc nào cũng đem lại hậu quả bi kịch.
Chúng ta nhận ra điều này qua ngôn ngữ đấu tranh chống khủng bố: "Mày chỉ có thể theo ta hoặc chống lại ta." Những biện pháp phi dân chủ như tra tấn và cầm tù không bản án đã được dùng nhân danh tự do. Nó chỉ khiến thế giới thêm chia rẽ và gây hại cho cuộc chiến chống khủng bố.
Chúng tôi chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba về Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2010. Quan điểm của ông về lâu dài sẽ giúp Trung Quốc mạnh hơn. Chúng tôi gửi đến ông và Trung Quốc lời chúc tốt đẹp nhất cho những năm sắp tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét