Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Ứng phó bão lụt ở Quảng Nam

Khởi công từ tháng 4, đến nay dự án đã đi vào hoàn thành. Đây là dự án do Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ thông qua Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm giúp bà con của Quảng Nam có nhà bị sập, hư hại sau bão số 9 (2009). Thông qua Hội Chữ thập đỏ tỉnh, 150 nhà (30 triệu đồng/nhà) kiên cố, khang trang đã được xây dựng cho người dân tại 3 huyện (Đại Lộc 50 nhà, Duy Xuyên 45 nhà và Núi Thành 55 nhà).


alt
Bàn giao nhà chống bão cho bà con xã Đại Hưng (Đại Lộc).
Với mục tiêu xây nhà chống bão nên những căn nhà được xây dựng đều tuân thủ theo nhiều tiêu chí do nhà tài trợ quy định như: được đơn vị tư vấn, thiết kế đủ năng lực đảm nhiệm, quá trình xây dựng luôn được phía nhà tài trợ cử người phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh và người được hưởng lợi theo dõi giám sát kỹ thuật, thợ nhận xây dựng nhà được tập huấn kỹ năng làm việc… Anh Châu Văn Cư (SN 1973, người dân tộc Co, thôn Tứ Mỹ, xã Tam Trà, Núi Thành) không giấu được niềm vui: “Mình mơ có căn nhà kiên cố lâu lắm rồi nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, luôn ốm đau lại neo người nên chưa thể thực hiện được. Có nhà, mình vui cái bụng lắm. Thế là từ nay mình không còn lo lắng về nơi ăn chốn ở, không lo sập nhà mỗi khi mưa bão nữa”.
alt
Bà Nguyễn Thị Đó trước căn nhà chống bão mới xây dựng.    Ảnh: N.Đ
Bà Nguyễn Thị Đó (60 tuổi, thôn 3, xã Đại Hưng, Đại Lộc) rơm rớm nước mắt khi nhận nhà mới: “Cả đời tui không dám nghĩ tới căn nhà kiên cố như ri. Mấy chục năm qua, hễ cứ sau bão là phải dựng, chống nhà để ở. Tui cảm ơn các cấp, các ngành”. Ông Nguyễn Phú - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh cho biết: “Chúng tôi rất hài lòng về thiết kế nhà chống bão của dự án. Những căn nhà được xây dựng theo thiết kế nhà an toàn đã phần nào giúp vơi bớt nỗi lo, sự trăn trở của chúng tôi đối với cuộc sống của người dân địa phương vào mùa mưa bão sắp tới. Những căn nhà này cũng là mẫu nhà để bà con tham khảo nhằm xây dựng cho mình những căn nhà an toàn, vững chãi”. 
“Nên nhân rộng mô hình xây nhà để sống an toàn trong cộng đồng”
Ông Guillaune Chantry, điều phối viên của tổ chức DWF (Development Workshop France) - Đơn vị tư vấn xây dựng nhà an toàn chia sẻ: “Có thể thấy năm nào cũng vậy, miền Trung Việt Nam là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão lụt, do đó để có những căn nhà an toàn cho người dân an tâm sinh sống vào mùa mưa bão là một vấn đề được chúng tôi hướng đến. 650 căn nhà của dự án đã được xây dựng tại 7 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai với kinh phí gần 20 tỷ đồng, nhà có thể chịu được bão từ cấp 10 - 12. Với những căn nhà này chúng tôi mong người dân hưởng lợi sẽ có nơi ăn chốn ở khang trang, an toàn vào mùa mưa bão, yên tâm làm ăn phát triển kinh tế. “Trước khi xây dựng những căn nhà này, chúng tôi đã đến từng địa bàn để khảo sát căn nhà truyền thống tại địa phương để có sự thiết kế phù hợp với phong tục tập quán của người dân. Dự án xây nhà đã hoàn thành như mong muốn, nhưng điều chúng tôi mong muốn hơn nữa là những căn nhà này sẽ là thông điệp được hướng đến “nên nhân rộng mô hình xây nhà để sống an toàn trong cộng đồng”. Dẫu biết nhu cầu cuộc sống trong mỗi gia đình là rất lớn, nhưng theo chúng tôi hãy xây nhà sống an toàn trước đã và điều đó là thông điệp mà chúng tôi muốn hướng tới qua những căn nhà chống bão đã xây”.
Theo các nhà nghiên cứu về thiên tai và hiểm họa trên thế giới thì Việt Nam là một trong 5 nước bị thiệt hại nặng nề nhất khu vực châu Á khi có thiên tai xảy ra, mà chủ yếu nhất là thiên tai bão lụt. Vì vậy để đối phó với tình hình đó, ngoài việc vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài thì việc nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân sở tại cũng cần được quan tâm. Và dự án “Tái xây dựng nhà an toàn sau bão Ketsana” cũng bắt đầu từ ý tưởng đó. 150 căn nhà bắt buộc xây dựng theo thiết kế chung do phía nhà tài trợ đưa ra. 
Mỗi căn nhà rộng 30m2, xây dựng kiên cố với 8 trụ đổ, giằng sắt móng, tường và mái... Nếu hộ nào bỏ thêm tiền để xây nhà thì đơn vị tư vấn thiết kế sẽ có sự điều chỉnh nhưng vẫn tuân thủ thiết kế ban đầu. Các bên luôn phối hợp giám sát quá trình xây dựng, nếu sai là buộc tháo dỡ làm lại. “Đây là dự án thí điểm của nhà tài trợ trong công tác hỗ trợ nhà chống bão cho người dân vùng bị thiên tai. Đến nay, 150 căn nhà đã hoàn thành, kịp cho bà con có chỗ ở ổn định, an toàn khi mùa mưa bão đã về. Những căn nhà bị sập do bão Ketsana (số 9-2009) giờ được thay mới khang trang. Hy vọng từ đây bà con sẽ có cuộc sống ổn định để vươn lên, và trong tương lai sẽ có nhiều căn nhà khác được xây dựng vì mục đích nhân văn như thế” - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, ông Trương Văn Mười phấn khởi.

Bài 2: Dựng lại nhà sau thiên tai
Ý tưởng “tái xây dựng nhà an toàn” được Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế triển khai đã và đang phát huy hiệu quả ở vùng bão lụt Quảng Nam. Sáng qua 24-10, các bên liên quan đã có cuộc họp đánh giá về dự án “Tái xây dựng nhà an toàn sau bão Ketsana”.

Khởi công từ tháng 4, đến nay dự án đã đi vào hoàn thành. Đây là dự án do Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ thông qua Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm giúp bà con của Quảng Nam có nhà bị sập, hư hại sau bão số 9 (2009). Thông qua Hội Chữ thập đỏ tỉnh, 150 nhà (30 triệu đồng/nhà) kiên cố, khang trang đã được xây dựng cho người dân tại 3 huyện (Đại Lộc 50 nhà, Duy Xuyên 45 nhà và Núi Thành 55 nhà).
alt
Bàn giao nhà chống bão cho bà con xã Đại Hưng (Đại Lộc).
Với mục tiêu xây nhà chống bão nên những căn nhà được xây dựng đều tuân thủ theo nhiều tiêu chí do nhà tài trợ quy định như: được đơn vị tư vấn, thiết kế đủ năng lực đảm nhiệm, quá trình xây dựng luôn được phía nhà tài trợ cử người phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh và người được hưởng lợi theo dõi giám sát kỹ thuật, thợ nhận xây dựng nhà được tập huấn kỹ năng làm việc… Anh Châu Văn Cư (SN 1973, người dân tộc Co, thôn Tứ Mỹ, xã Tam Trà, Núi Thành) không giấu được niềm vui: “Mình mơ có căn nhà kiên cố lâu lắm rồi nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, luôn ốm đau lại neo người nên chưa thể thực hiện được. Có nhà, mình vui cái bụng lắm. Thế là từ nay mình không còn lo lắng về nơi ăn chốn ở, không lo sập nhà mỗi khi mưa bão nữa”.
alt
Bà Nguyễn Thị Đó trước căn nhà chống bão mới xây dựng.    Ảnh: N.Đ
Bà Nguyễn Thị Đó (60 tuổi, thôn 3, xã Đại Hưng, Đại Lộc) rơm rớm nước mắt khi nhận nhà mới: “Cả đời tui không dám nghĩ tới căn nhà kiên cố như ri. Mấy chục năm qua, hễ cứ sau bão là phải dựng, chống nhà để ở. Tui cảm ơn các cấp, các ngành”. Ông Nguyễn Phú - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh cho biết: “Chúng tôi rất hài lòng về thiết kế nhà chống bão của dự án. Những căn nhà được xây dựng theo thiết kế nhà an toàn đã phần nào giúp vơi bớt nỗi lo, sự trăn trở của chúng tôi đối với cuộc sống của người dân địa phương vào mùa mưa bão sắp tới. Những căn nhà này cũng là mẫu nhà để bà con tham khảo nhằm xây dựng cho mình những căn nhà an toàn, vững chãi”. 
“Nên nhân rộng mô hình xây nhà để sống an toàn trong cộng đồng”
Ông Guillaune Chantry, điều phối viên của tổ chức DWF (Development Workshop France) - Đơn vị tư vấn xây dựng nhà an toàn chia sẻ: “Có thể thấy năm nào cũng vậy, miền Trung Việt Nam là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão lụt, do đó để có những căn nhà an toàn cho người dân an tâm sinh sống vào mùa mưa bão là một vấn đề được chúng tôi hướng đến. 650 căn nhà của dự án đã được xây dựng tại 7 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai với kinh phí gần 20 tỷ đồng, nhà có thể chịu được bão từ cấp 10 - 12. Với những căn nhà này chúng tôi mong người dân hưởng lợi sẽ có nơi ăn chốn ở khang trang, an toàn vào mùa mưa bão, yên tâm làm ăn phát triển kinh tế. “Trước khi xây dựng những căn nhà này, chúng tôi đã đến từng địa bàn để khảo sát căn nhà truyền thống tại địa phương để có sự thiết kế phù hợp với phong tục tập quán của người dân. Dự án xây nhà đã hoàn thành như mong muốn, nhưng điều chúng tôi mong muốn hơn nữa là những căn nhà này sẽ là thông điệp được hướng đến “nên nhân rộng mô hình xây nhà để sống an toàn trong cộng đồng”. Dẫu biết nhu cầu cuộc sống trong mỗi gia đình là rất lớn, nhưng theo chúng tôi hãy xây nhà sống an toàn trước đã và điều đó là thông điệp mà chúng tôi muốn hướng tới qua những căn nhà chống bão đã xây”.
Theo các nhà nghiên cứu về thiên tai và hiểm họa trên thế giới thì Việt Nam là một trong 5 nước bị thiệt hại nặng nề nhất khu vực châu Á khi có thiên tai xảy ra, mà chủ yếu nhất là thiên tai bão lụt. Vì vậy để đối phó với tình hình đó, ngoài việc vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài thì việc nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân sở tại cũng cần được quan tâm. Và dự án “Tái xây dựng nhà an toàn sau bão Ketsana” cũng bắt đầu từ ý tưởng đó. 150 căn nhà bắt buộc xây dựng theo thiết kế chung do phía nhà tài trợ đưa ra. 
Mỗi căn nhà rộng 30m2, xây dựng kiên cố với 8 trụ đổ, giằng sắt móng, tường và mái... Nếu hộ nào bỏ thêm tiền để xây nhà thì đơn vị tư vấn thiết kế sẽ có sự điều chỉnh nhưng vẫn tuân thủ thiết kế ban đầu. Các bên luôn phối hợp giám sát quá trình xây dựng, nếu sai là buộc tháo dỡ làm lại. “Đây là dự án thí điểm của nhà tài trợ trong công tác hỗ trợ nhà chống bão cho người dân vùng bị thiên tai. Đến nay, 150 căn nhà đã hoàn thành, kịp cho bà con có chỗ ở ổn định, an toàn khi mùa mưa bão đã về. Những căn nhà bị sập do bão Ketsana (số 9-2009) giờ được thay mới khang trang. Hy vọng từ đây bà con sẽ có cuộc sống ổn định để vươn lên, và trong tương lai sẽ có nhiều căn nhà khác được xây dựng vì mục đích nhân văn như thế” - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, ông Trương Văn Mười phấn khởi.

 NGUYÊN ĐOAN
Bài 3: Chỗ dựa cho dân vùng lũ
Không chỉ dựng lại nhà sau bão, những công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai xây dựng trước bão cũng trở thành chỗ dựa cho người dân ở những vùng trũng thấp. Chỉ tiếc rằng, đã có công trình sớm bị “lãng phí”...
Xây nhà trước bão

Trên chuyến đò ngang Cẩm Kim, chúng tôi gặp nhiều người sang chợ phố Hội An mua bao tải về đổ cát để chằng chống nhà cửa, chuẩn bị đối phó với mùa mưa bão. Anh Lê Hiến (ở tổ 10B, thôn Trung Hà) cho biết: “Hễ mùa mưa là nhà nào ở đây cũng chuẩn bị các phương án phòng tránh bão. Năm ni đỡ lo hơn vì nhà mình gần trường Tiểu học Cẩm Kim, ở đây vừa xây xong công trình cộng đồng phòng chống thiên tai”.
alt
Sau gần 4 tháng hoàn thành, nhà tránh lũ ở Nam Trà My vẫn đóng cửa.
Công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai tại trường Tiểu học Cẩm Kim (do Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền Trung và địa phương đầu tư gần 2 tỷ đồng) có quy mô 2 tầng với 8 phòng học, diện tích 556m2, kết cấu bê tông cốt thép chịu lực, mái đổ bê tông kiên cố. Trước đây, khu vực này là nhà cấp 4, dùng làm phòng chức năng, các phòng đều bị thấm và dột ướt. Mỗi khi có bão lụt, UBND xã điều động đội thanh niên xung kích ra đứng tại các điểm nước chảy xiết và khu đập thôn 2 để đưa từng học sinh ra về. Năm ngoái, trường đã kê ghế, chuyển trang thiết bị, thư viện lên khu nhà của HTX nông nghiệp cũ. Tuy nhiên khi bão về, mái tôn khu nhà HTX bị tốc, trang thiết bị, sách vở, tài sản của trường hư toàn bộ. Cô Đỗ Thị Hạnh - Hiệu phó nhà trường cho biết: “Ở vùng thấp lụt Cẩm Kim, mỗi khi mưa bão phụ huynh, giáo viên đều lo canh cánh. Giờ thì yên tâm hơn vì có nơi kiên cố, an toàn để trú”.
alt
Công trình phòng chống thiên tai tại trường Tiểu học Cẩm Kim.
Thôn Trung Hà có 262 hộ dân, trong đó có 20 hộ nằm trong diện di dời. Đây là khu vực triền sông, khi lũ lụt có nơi ngập sâu 2m. Đến nay, Ban dân chính thôn đã lập phương án phòng chống lụt bão cụ thể và làm việc với chính quyền, nhà trường để đưa số hộ này đến ở tại trường khi có bão lũ xảy ra. Từ tháng 6 đến tháng 9 vừa qua, người dân trong thôn cũng đã được tổ chức JICA (Nhật Bản) tập huấn “Diễn tập di dời phòng chống lụt bão”. Theo kịch bản, người dân đã diễn tập di dời người già, trẻ em lên công trình cộng đồng phòng chống thiên tai này. Ông Đỗ Thường - Trưởng thôn Trung Hà nói: “Năm ngoái, số hộ này phải di dời đến nơi xa trong khi thôn chỉ có 1 ghe di chuyển. Chừ có công trình vừa để cho con cháu học tập vừa phòng tránh bão lụt, ai cũng phấn khởi”.
Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền Trung do ông Phan Diễn - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhằm tài trợ cho các dự án khắc phục thiên tai ở 14 tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Tại Quảng Nam, năm 2010 đã có 3 công trình cộng đồng tránh lũ do Quỹ Hỗ trợ thiên tai xây dựng.
Cẩm Kim là xã thường xuyên bị chia cắt với Hội An khi bão lụt, nhà cửa kiên cố lại ít. Năm nào cũng vậy, khoảng 100 hộ với 300 nhân khẩu sống ven sông, các khu vực bị sạt lở và nhà tạm bợ phải di dời. Trong khi đó, toàn xã mới chỉ có một khu thiết chế văn hóa ở thôn Đông Hà là đảm bảo yêu cầu phòng chống bão lụt. “Công trình này đáp ứng mong đợi của chính quyền và nhân dân Cẩm Kim, có thể đảm bảo cho khoảng 500 người trú tránh. Khu vực này thường bị ngập sâu trong lũ lụt nhưng đây vẫn là điểm cao nhất của xã. Đây là điểm di dời tập trung nên rất thuận lợi trong công tác hậu cần, y tế” - ông Huỳnh Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim cho biết.
Ngoài “công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai” tại trường Tiểu học Cẩm Kim, đầu tháng 6-2010, công trình “cộng đồng phòng tránh thiên tai” tại trường Tiểu học Lê Thị Xuyến (thôn Hòa Thạch, xã Đại Hòa, Đại Lộc) cũng đã đưa vào sử dụng. Công trình gồm 2 tầng với 8 phòng học (kinh phí khoảng 2,2 tỷ đồng) này vừa phục vụ công tác dạy học, vừa trở thành nơi phòng tránh bão lụt hiệu quả cho nhân dân xã Đại Hòa trong mùa mưa. 
Nhà tránh lũ… bỏ không!
Ở vùng cao Nam Trà My, nhà tránh lũ cộng đồng xây dựng ở trung tâm huyện, có tổng vốn đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng, tổng diện tích 1.300m2. Công trình nhằm phục vụ các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần của thanh niên và đồng bào dân tộc thiểu số địa phương; đồng thời là nơi trú ẩn an toàn cho hơn 100 người khi có thiên tai, phân phát hàng cứu trợ cho đồng bào. Ngày làm lễ bàn giao, ông Phan Diễn - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền Trung yêu cầu chính quyền huyện Nam Trà My sau khi tiếp nhận công trình phải giao lại cho Đoàn thanh niên huyện tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả, đúng mục đích. 
Gia súc ở “chuồng tầng”
altNằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, địa hình trũng thấp nên chuyện ngập lụt ở xã Điện Phong (Điện Bàn) đã trở nên quá quen thuộc với người dân.  Vì thế, các hộ chăn nuôi có sáng kiến xây dựng “chuồng tầng” để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Mùa khô thì nhốt bò ở tầng trệt; mùa mưa lụt về, đàn gia súc, gia cầm được đưa lên tầng cao, vừa an toàn lại vừa tiện việc chăm sóc. Người dân Điện Phong gọi đây là “công trình chống lũ”. Những năm trước khi chưa xây công trình này, hễ cứ mưa lụt là nhiều gia đình mất ăn, mất ngủ. Có năm vì sợ lũ lớn, họ phải “bán tháo” đi 50% tổng đàn. Nắm được “điểm yếu” này, tư thương thường ép giá... Thậm chí, nhiều gia đình trắng tay vì đàn gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn trôi.
Ông Phan Phước Long - Chủ tịch UBND xã Điện Phong cho biết, với số tiền từ 5 - 7 triệu đồng người dân có thể xây dựng “chuồng tầng” cao ráo bằng bê tông cốt thép kiên cố. Hiện đã có trên 500 hộ chăn nuôi xây dựng theo mô hình này.
Ngoài Điện Phong, tại xã Đại Cường (Đại Lộc) cũng có khoảng 500 hộ dân đã xây dựng nhà tránh bão lũ cho vật nuôi, nhờ đó giảm đáng kể những thiệt hại do thiên tai gây ra.
PHẠM LỘC
Theo kế hoạch ban đầu, huyện sẽ giao Huyện Đoàn quản lý để tạo điểm sinh hoạt văn hóa, đoàn thể và khi thiên tai, bão lũ xảy ra sẽ bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ gặp nạn. Tuy nhiên, 4 tháng sau khi khánh thành, Huyện Đoàn vẫn chưa được giao quản lý công trình. Khu nhà khang trang đóng cửa, không đơn vị nào quản lý, cỏ mọc um tùm, mỗi khi mưa xuống nước ngập đầy sân vì hệ thống thoát nước chưa đảm bảo. Sân nhà tránh lũ được người dân sử dụng làm nơi quay đầu hoặc đỗ qua đêm cho các loại xe vận tải; cống thoát nước trước cổng bị sập bể. 
Anh Nguyễn Văn Bình - Phó Bí thư Huyện Đoàn cho biết: “Ngay sau khi nhà sinh hoạt cộng đồng tránh lũ khánh thành, chúng tôi đã lập tờ trình kèm theo kế hoạch cụ thể về việc quản lý, sử dụng công trình gửi lên huyện. Tuy nhiên, đến nay (25-10), chúng tôi vẫn chưa nhận được quyết định giao quyền quản lý, sử dụng công trình này. Nhiều quà tặng của bác Phan Diễn (tivi, tượng Bác Hồ) chúng tôi cất giữ, không dám mang lên nhà cộng đồng vì sợ bị mất cắp. Đây chính là điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, điểm sinh hoạt cho thanh niên, thiếu niên do nằm ngay trung tâm huyện. Nhưng vì chưa có “chìa khóa” nên Huyện Đoàn không dám tổ chức sinh hoạt” - anh Bình nói.
Lẽ ra hiện nay công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai ở Nam Trà My phải được mở cửa, có người túc trực, chuẩn bị chăn màn, chiếu võng, gạo, mì tôm, nước uống… để phòng khi mưa lũ ập tới bất ngờ có thể đón những gia đình gặp nạn vào tá túc. Song, do việc quyết định phân cấp quyền sử dụng của chính quyền huyện Nam Trà My còn “lùng bùng” nên vô tình gây lãng phí một công trình phúc lợi xã hội tiền tỷ.
QUỐC HẢI - NAM TRÀ

Bài 4:Hàng cho vùng cao
Với 50 điểm bán hàng của mạng lưới cửa hàng thương mại vùng cao, mùa mưa năm nay, người dân sẽ bớt nỗi lo về hàng hóa.

Đảm bảo cung ứng
Ông Nguyễn Kao - Giám đốc Công ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi Quảng Nam - doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng hàng hóa cho 8 huyện miền núi, thở phào nhẹ nhõm, khi lượng hàng đã đến được vùng cao trước ngày mưa bão. “Ngay từ tháng 8, 9, chúng tôi đã tập trung vận chuyển hàng đầy đủ lên vùng cao, rải khắp các cửa hàng theo nhu cầu của từng vùng” - ông Kao nói.
alt
Kho thóc dự trữ của cụm xã Trà Vân - Trà Vinh.
Không chỉ các mặt hàng thiết yếu như muối i-ốt, dầu hỏa, gạo, các loại hàng hóa khác cần cho cuộc sống của người dân vùng cao như xăng, dầu diezen… cũng đã được vận chuyển lên các công ty thương mại miền núi, phân rải về các cửa hàng, chuẩn bị chu đáo “đón” mùa mưa gió. Các doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần Lương thực và dịch vụ Quảng Nam, Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Nam, Chi nhánh xăng dầu Quảng Nam... cũng đã dự trữ, góp phần cung ứng hàng hóa cho dân miền núi ngày càng đa dạng và đầy đủ hơn. 
Theo thống kê từ Sở Công Thương, đến tháng 10-2010, đã có hơn 110 tấn muối, 40 tấn gạo, hơn 150.000 lít dầu diezen, 250.000 lít xăng, 55.000 lít dầu hỏa…, hàng nghìn thùng mì tôm và nhiều chủng loại hàng hóa khác, với tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng, đã được đưa lên miền núi. Giá trung bình mì tôm: 50.000 đồng/thùng; muối 3.000 đồng/kg; gạo 9.500 đồng/kg; xăng 19.000 đồng/lít; dầu diezen và dầu hỏa 15.000 đồng/kg… 
Sự can thiệp thường xuyên và kịp thời của mạng lưới thương mại miền núi đã không còn chỗ cho sự đầu cơ, nâng giá, làm rối loạn thị trường miền núi của một số tư thương trong những ngày mưa bão. Thông tin mới nhất trước mùa mưa bão năm nay, là mỗi cây xăng dầu trên miền núi được trang bị thêm một máy nổ, chấm dứt tình trạng điện cúp thì cũng “cúp” luôn xăng, dầu… như mọi năm.
alt
Tiếp nhận gạo cứu trợ.
Không đủ hàng cung ứng cho dân, không điều tiết nổi sự chông chênh của thị trường vùng cao trong mùa mưa bão là nỗi lo của doanh nghiệp (DN). Nhưng, nếu không tiêu thụ hết số hàng hóa dự trữ, không thể thu hồi vốn kịp, DN lại phải “cõng” thêm số nợ lãi ngân hàng thì cũng... gay go. Có phải chính điều này mà từ nhiều năm nay, DN ít nhiều không mặn mà với loại hình kinh doanh này. Băn khoăn của các DN thương mại không ngoài việc xin hỗ trợ vốn để mua hàng dự trữ trong mùa mưa bão. 
Bởi vay ngân hàng thì “quá khó”, mà giao thông trên miền núi rất khó khăn; chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng rất nhiều tới việc đưa hàng lên vùng cao. Ông Nguyễn Kao, Giám đốc Công ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi Quảng Nam đưa ra vài ý kiến, lý lẽ, xem ra có phần thuyết phục: “Nếu cấp cho DN một nguồn vốn dự trữ nhất định, để đảm bảo cho việc cung ứng hàng và bình ổn giá cho miền núi thì có lẽ DN đỡ khổ và có thể mặn mà hơn trong chuyện kinh doanh này. DN yên tâm phục vụ đồng bào. Nhưng, hiện nay, tỉnh đã bãi bỏ việc “giúp” cho DN một phần vốn và tự họ phải xoay xở, nên gặp khá nhiều khó khăn”.
Chủ động 
Tại huyện Phước Sơn, các cơ quan, ban ngành, 12 xã, thị trấn đã hoàn thành phương án phòng chống lụt bão năm 2010, theo phương châm 4 tại chỗ. Thành viên Ban chỉ huy PCLB từ huyện đến xã đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc di dân tại các khu vực xung yếu, có nguy cơ bị ngập, sạt lở, lũ quét, nhất là tại địa bàn các xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc, Phước Hòa, Phước Hiệp, Phước Năng... Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng... đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, hạn chế thiệt hại về cơ sở vật chất và tài sản của nhân dân. Huyện cũng đã thành lập 13 đơn vị ứng cứu nhanh với quân số hơn 530 người gồm đại đội dự bị động viên nhanh ở huyện và đội cứu hộ nhanh ở 12 xã, thị trấn, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xấu nhất do mưa bão gây ra.
Ông Đoàn Văn Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy PCLB huyện Phước Sơn cho biết: “Huyện đã xuất 200 tấn gạo, 57 tấn muối i-ốt, gần 14 tấn bắp giống vận chuyển về dự trữ đầy đủ tại các kho lương thực tại các xã, thị trấn, bố trí đủ cơ số thuốc tại các trạm y tế xã, đảm bảo cho hơn 22.000 dân của 4 xã vùng cao, 7 xã vùng trung và thị trấn đủ dùng trong 2 -3 tháng mưa bão và sẵn sàng bước vào vụ sản xuất đông xuân 2011”. 
Từ năm 2008, huyện Tây Giang đã xây dựng kho thóc phòng chống lũ tại chỗ ở 10/10 xã trong huyện. Kho thóc được xây dựng theo kiểu gươl, diện tích khoảng 25m2. Kinh phí xây dựng mỗi kho thóc là 5 triệu đồng do huyện hỗ trợ mua tấm lợp, gỗ thì khai thác tại chỗ, địa phương vận động nhân dân góp công xây dựng. Ngoài việc hỗ trợ xây dựng nhà kho, Tây Giang còn cấp mỗi xã 20 - 30 triệu đồng mua thóc dự trữ (mỗi kho dự trữ khoảng 4 - 5 tấn). Mô hình này đang được nhân rộng ở các địa phương miền núi của tỉnh.
Tại huyện Nam Trà My, do việc sản xuất của đồng bào thiểu số chủ yếu dựa vào nương rẫy nên năng suất lương thực đạt thấp và bấp bênh. Chính vì thế mỗi khi đến mùa mưa bão đời sống đồng bào gặp khó khăn, nhất là tình trạng thiếu lương thực dài ngày. Mùa mưa lũ năm 2009, hầu như nhân dân tại 10/10 xã đều thiếu lương thực. Tại huyện có hơn 100 tấn gạo nhưng do đường giao thông về các xã bị mưa lũ làm sạt lở nặng nên không thể dùng phương tiện để vận chuyển về cứu đói cho dân. Ở tại trụ sở các xã cũng chỉ có 1 kho dự trữ thóc được chừng vài tạ, chủ yếu để phục vụ hoạt động của xã nên không thể nào lo cái ăn cấp thiết cho nhân dân. 
Từ thực trạng đó, năm nay huyện Nam Trà My đã cho xây dựng 4 kho dự trữ (sức chứa khoảng 50 tấn/kho) tại 4 khu vực cụm xã Trà Vân, Trà Don, Trà Cang, Trà Nam để chủ động lương thực tại chỗ. Huyện đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 220 tấn gạo dự trữ trước mùa mưa. Trong đó 150 tấn được cấp trực tiếp cho các hộ (15kg/nhân khẩu). Huyện cũng chuyển 40 tấn lên các kho cụm xã để dự phòng; cấp hàng chục tấn gạo về cho các điểm trường học, nhất là các trường có học sinh nội trú, đảm bảo cho các em được ăn no để học tập. 
Nhờ làm tốt công tác dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khác nên trong mùa mưa bão năm 2009, nhiều địa phương miền núi của tỉnh như Tây Giang, Nam Trà My, Đông Giang... tuy bị ách tắc giao thông nhiều ngày nhưng vẫn đảm bảo được lương thực cho nhân dân. Theo thống kê, thời điểm mùa lũ năm 2009, toàn tỉnh có 67 điểm dự trữ với hơn 1.500 tấn gạo, 100 tấn muối, hàng chục nghìn thùng mì tôm và hơn 1 triệu lít xăng dầu.
Ông Nguyễn Văn Hoành - Trưởng phòng LĐ-TB&XH Nam Trà My cho biết: “Trước khi mưa lũ về, phòng đã cấp gạo cho từng hộ. Hiện người dân 9/10 xã đã nhận được gạo. Chỉ còn xã Trà Linh do tuyến đường lên xã đang thi công nên trong tuần tới chúng tôi sẽ chuyển lên cấp cho đồng bào. Riêng số gạo dự trữ sẽ sẵn sàng xuất kho khi người dân thiếu đói. Huyện đã đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân ăn no trong vòng 6 tháng. Do vậy mùa mưa năm nay không lo chuyện thiếu đói nữa”. 
Ông Lê Ngọc Kích - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My khẳng định: “Khắc phục trường hợp có gạo tại huyện mà không đưa được về cứu đói cho dân, mùa mưa năm nay, Nam Trà My đảm bảo không xảy ra tình trạng đó. Huyện đã yêu cầu các xã thành lập lực lượng xung kích sẵn sàng phối hợp với nhân dân chuyển gạo từ các kho dự trữ ở 4 xã đến các hộ dân”.
TRỊNH DŨNG - TẤN SỸ - HOÀNG THỌ
BÀI 5: NGƯ DÂN MÙA MƯA BÃO
Mùa mưa bão đã đến, không thể ra khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân Quảng Nam đã chủ động thích nghi trong điều kiện sản xuất mới.

Hơn 20 năm nay, ông Đỗ Văn Hào, một ngư dân ở thôn Hòa Bình, xã Tam Hòa (Núi Thành) sinh kế bằng nghề “đi bạn” câu mực khơi. Mỗi năm, với 4 chuyến biển ra khơi dài ngày, nguồn thu nhập của ông cũng đủ nuôi 3 đứa con ăn học. Mùa biển động, không thể sinh kế bằng nghề câu mực khơi, ông chuyển sang làm nghề chài lưới trên một nhánh sông nhỏ chảy qua trước nhà. 
alt
Ông Đỗ Văn Hào thả lưới trên sông.
Với mỗi ngày thả lưới “đánh dặm” cá đối, cá móm, cá sơn… như vậy, ông Hào thu chừng 10kg cá sông. “Mỗi ký cá “vụn” được vài nghìn đồng, ngày nhiều nhất cũng chỉ thu được gần 50 nghìn đồng. Ít ỏi như vậy nhưng gia đình chúng tôi cũng phải tận dụng từng khoảng thời gian để thả lưới kiếm tiền nuôi sống gia đình và… nuôi con ăn học” - ông Hào chia sẻ. 
“Đây là thời điểm ngư dân địa phương ít có thể ra khơi, đặc biệt là đánh bắt xa bờ như các nghề câu mực khơi, lưới vây ngày, lưới vây ánh sáng. Mặc dù sản lượng khai thác hải sản vào những thời điểm thế này có ít đi nhưng với tính linh hoạt ứng biến, nhiều ngư dân đã có nhiều hoạt động thiết thực cho gia đình và cho địa phương”
(Ông Nguyễn Đình Toàn, Trưởng phòng Quản lý nguồn lợi và khai thác thủy sản - Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam)
Cũng như gia đình ông Đỗ Văn Hào, hiện nay, hơn 200 hộ ngư dân ở thôn Hòa Bình và gần 100 hộ ngư dân ở thôn Hòa An (Tam Hòa) cũng đã phải tận dụng từng khoảng thời gian để thích ứng với điều kiện mới bằng các nghề… không sở trường. Với chiếc tàu 45CV, ông Trần Đức Hạnh tận dụng thời gian để bám biển. “Gia đình chúng tôi đã xây được một hầm đá trên tàu để mỗi chuyến biển có thể được dài hơi hơn” - ông Hạnh cho biết. Với mỗi chuyến biển trong 1 tuần, trừ hết khấu hao, gia đình ông thu được gần 7 triệu đồng. 
Nghề thúng mùa biển động
altĐối với nhiều ngư dân bãi ngang Duy Hải (Duy Xuyên) thời điểm này là mùa chính kiếm tiền. Nghề thúng của ngư dân bãi ngang Duy Hải bắt đầu vào ngày 16-8 (âm lịch) hằng năm bằng một nghi lễ đơn sơ nhưng không kém phần nghiêm trang tại lăng cá ông. Nghề đánh cá bằng thúng chai không nhất thiết trời nắng hay mưa, trừ khi có bão. Sóng càng to, biển càng động thì cá quần tụ về vùng biển gần bờ càng nhiều. Một chuyến biển, mỗi người đi thúng có khi kiếm vài triệu đồng nhưng cũng có hôm kéo lưới nhẹ tênh chỉ đủ một bữa canh ngọt cho cả gia đình.
Đường kính những chiếc thúng chai khoảng gần 2 - 3m, sâu khoảng 0,6 - 0,8m. Mọi dụng cụ đồ nghề như lưới, mái chèo, cơm nước mang theo… đều để trong đó. Thúng được đan bằng nan tre cỡ lớn, thành thúng cặp vành cứng chắc chắn. Để cho nước khỏi rỉ vào trong, người ta dùng dầu hắc trét kín, phơi khô rồi cho rời bờ. Thúng mới khoảng 1,5 triệu đồng/cái.
Ông Nguyễn Văn Thống - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho biết: “Xã có hơn 100 ngư dân chủ yếu ở 3 thôn Trung Phường, Thuận Trì và Tây Sơn Đông làm nghề thúng chai mùa biển động, chính vụ khoảng 4 tháng mùa mưa, kết thúc vào khoảng tháng giêng năm sau. Mùa biển lặng ngư dân chủ yếu tham gia khai thác với các thuyền công suất lớn ở ngư trường xa, số ít còn lại tiếp tục nghề thúng chai đánh bắt gần bờ. Nghề thúng chai đánh bắt gần bờ đã giúp cho bà con ngư dân có thêm thu nhập mùa biển động”.
TẤN CHÂU
Vào thời điểm thời tiết không thuận lợi như hiện nay, không thể bám biển dài ngày, ông cứ “canh me” thời tiết hơi ổn một tí là ra khơi -  những chuyến đi rất ngắn. Mỗi chuyến biển 1 ngày (tối đi, sáng về), gia đình ông cũng thu được gần triệu đồng để có thể trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình. 
Trong khi ngư dân tích cực chuyển nghề thích nghi với điều kiện sản xuất mới thì vào thời điểm này, ngành chức năng cũng tận dụng thời gian rảnh của ngư dân để đào tạo các lớp thuyền trưởng, máy trưởng và phổ biến rộng rãi những quy định về hàng hải và an toàn trên biển. Ông Lê Đình Tường - Phó Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết: “Hiện nay, kinh tế thủy sản nói chung, đánh bắt hải sản nói riêng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bởi vậy, vào mọi thời điểm, chúng tôi đều có cách hỗ trợ, khuyến khích thích hợp đối với ngư dân. Vào thời điểm này, khi mà các nghề lưới vây, lưới cản không có điều kiện ra khơi đánh bắt xa bờ, chúng tôi tranh thủ thời gian mở thêm các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cũng như tuyên truyền các quy định về hàng hải nói chung phục vụ quyền lợi và trách nhiệm của ngư dân khi hành nghề trên biển”. 
Tuy nhiên, vào thời điểm này, điều khiến ngành chức năng lo lắng là trong khi thời tiết đang có nhiều biến động thì trên biển vẫn còn một số tàu thuyền đang hoạt động khai thác. “An toàn trên biển là điều kiện cần thiết nhất đối với ngư dân. Lúc này, thời tiết không thuận lợi nhưng ngư dân trên địa bàn huyện vẫn còn đang mải mê ham đánh bắt. Vì thế, để hỗ trợ cho ngư dân, chúng tôi dành nhiều thời gian để liên hệ bằng các máy định vị và các máy kỹ thuật khác” - ông Trần Văn Hưng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Núi Thành cho biết. 
Đề cao tính an toàn trên biển, bởi vậy, lúc này hoạt động của các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển cũng được đề cao hơn. “Tinh thần đoàn kết là ưu thế rất lớn của ngư dân. Không chỉ hỗ trợ nhau trong sinh hoạt thường nhật, ngư dân đoàn kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, đặc biệt là trong mưa bão” - ông Hưng khẳng định.
QUANG VIỆT - TẤN CHÂU
BÀI 6: KINH NGHIỆM TỪ THỰC TẾ
Qua nhiều năm chống chọi với bão lũ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý để đối phó với thiên tai. Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang, kiêm Trưởng ban Chỉ huy phòng chống lụt bão   và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN)  tỉnh.
- Thưa Phó Chủ tịch, mùa mưa bão năm nay chúng ta đã có những phương án nào để chủ động phòng tránh, đối phó?
alt
- PCT Nguyễn Ngọc Quang: Thực tế cho thấy Quảng Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác này; đặc biệt trong cơn bão Xangsane (2006) chúng ta đã di dời thành công, nhanh chóng hơn 60.000 dân ở các huyện ven biển và vùng ngập sâu. Sau đó, tỉnh đã tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và xây dựng nhiều chương trình, biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai ngày càng khắc nghiệt. Trong đó, chú trọng đẩy nhanh việc xây dựng các công trình công cộng như trụ sở UBND, trường học, trạm xá... với quy mô kiên cố để có thể làm chỗ tránh trú bão, lũ cho người dân trong một số tình huống khẩn cấp. Từ nguồn vốn tái thiết sau thiên tai, tỉnh đã triển khai đến giai đoạn 2 việc kiên cố hóa các công trình công cộng này, và sắp tới Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ để triển khai giai đoạn 3. 
Cạnh đó, tỉnh đã xây dựng kịch bản phòng tránh thiên tai theo  nhiều tình huống có thể xảy ra. Chẳng hạn di dời, sơ tán dân trong tình huống khẩn cấp thì tuân thủ nguyên tắc “thôn theo thôn, xã theo xã, huyện theo huyện”, tùy mức độ nghiêm trọng của thiên tai mà ứng phó theo từng cấp... Phương án tiếp đó là chính quyền các cấp hỗ trợ, hoặc động viên nhân dân chủ động mua sắm phương tiện thuyền, ca nô, lương thực, thực phẩm dự trữ trong thời gian ngắn... 
Thời gian qua, một số dự án phi chính phủ triển khai cũng đã đưa yêu cầu nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, người dân có thông tin kịp thời hơn để chủ động phòng tránh... Tỉnh cũng đã trang bị cho lực lượng chức năng nhiều phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống, ứng cứu; công tác phối hợp các lực lượng quân đội, công an, biên phòng trên địa bàn tỉnh và quân khu đã làm rất tốt... Tỉnh cũng đã đi kiểm tra việc thi công, quản lý các hồ, đập, thủy lợi, thủy điện, làm việc với các chủ dự án và yêu cầu họ thực hiện việc điều tiết lũ đúng quy trình, chủ động thông tin đến người dân, tránh việc tạo lũ nhân tạo như năm vừa rồi.
alt
Phương châm 5 tại chỗ được đặt lên hàng đầu.
Trong các phương án phòng chống thiên tai của tỉnh, phương châm “5 tại chỗ” đã phát huy rất tốt. Chủ yếu là người dân có tư thế chủ động trước nhiều tình huống, tự cứu mình trước. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng, tình trạng chết người ít xảy ra trong lũ mà thường là do chủ quan, sơ suất sau lũ.
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng - thủy văn trung ương và địa phương, mùa mưa bão từ khoảng tháng 8 đến tháng 12-2010, tình hình hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng diễn biến rất phức tạp, quỹ đạo của các cơn bão đi vào biển Đông khó lường. Trong đó, tầm khoảng tháng 10, 11 có thể bị ảnh hưởng từ 1 - 2 cơn bão. Cạnh đó, có thể chịu 6 - 8 đợt mưa to đến rất to, khi xảy ra hệ thống thời tiết kết hợp (xuất hiện đồng thời bão hoặc áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa đông bắc và dải hội tụ nhiệt đới...) có thể xuất hiện các đợt mưa đặc biệt to...
Thực tế tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay cũng bắt đầu có những diễn biến xấu như xuất hiện lốc và dông sét mạnh, xảy ra chủ yếu ở các huyện miền núi của tỉnh làm 3 người chết, hàng chục người bị thương, gần 1.000 căn nhà, phòng học và trạm y tế bị tốc mái, tổng thiệt hại hơn 15 tỷ đồng. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới năm nay xuất hiện muộn, chủ yếu đi vào các tỉnh phía bắc nhưng hoàn lưu gây mưa rất to ở các huyện đồng bằng của tỉnh, trong đó, cơn bão số 3 (xuất hiện vào cuối tháng 8) đã gây ra mưa với lượng mưa phổ biến từ 80 -100mm, riêng Hội An có lượng mưa xấp xỉ hơn 270mm...                    H.LY
- Vấn đề dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm được chỉ đạo chuẩn bị và thực hiện như thế nào thưa ông?
- Đây cũng là kinh nghiệm xương máu từ thực tiễn phòng chống lụt bão những năm vừa qua. Tỉnh xác định dứt khoát: trước mùa mưa bão mọi thứ cần thiết phải được tập kết đầy đủ; các thành viên của Ban chỉ huy PCLB&TKCN của tỉnh được phân công trách nhiệm đi kiểm tra các địa phương, trên cơ sở đó tỉnh sẽ tiến hành phân bổ gạo và các nguồn vật tư khác. Việc này triển khai đến tận các xã, có khi đến tận thôn bản, những nơi có địa hình có nguy cơ bị chia cắt lớn... Các công ty lương thực được tỉnh cho tạm ứng trước kinh phí để dự trữ gạo và các mặt hàng khác, tập kết về các địa điểm thuận lợi... để khi xảy ra thiên tai thì những doanh nghiệp này sẽ hỗ trợ cung ứng kịp thời cho người dân, chứ không phải đến khi thiên tai qua đi mới kêu cứu trợ.
- Qua vụ tai nạn trôi xe khách, chết người ở Hà Tĩnh vừa qua, theo ông, phương tiện và lực lượng cứu hộ, cứu nạn mang lại cho chúng ta kinh nghiệm nào không?
- Tôi không rõ tỉnh bạn làm thế nào, nhưng cái này do lực lượng chốt chặn không kiên quyết. Bởi nếu lũ trôi xe như thế chắc chắn cường độ rất lớn, để người ta vượt chốt trong tình huống đó thì dứt khoát sẽ có sự cố. Tỉnh ta cũng có nhiều đoạn đường ngập lụt nguy hiểm như tỉnh bạn nhưng việc này chúng ta làm chặt chẽ.
Thực tế ở Quảng Nam cũng đã từng xảy ra việc trôi thuyền của dân ra biển như ở Duy Xuyên, trôi nhà dân trong vùng ngập lũ, hay vụ 14 người làm vàng bị cô lập do lũ..., Song chúng ta đã có biện pháp kịp thời, hiệu quả. Vấn đề đối phó với thiên tai, theo tôi là nên chuẩn bị kỹ phương án, cụ thể như thế nào sẽ theo tình huống mà đối phó.
- Bao giờ Quảng Nam có bản đồ ngập lụt thưa ông?
- Tổ chức JICA (Nhật Bản) đang hỗ trợ chúng ta xây dựng bản đồ ngập lụt, tỉnh giao việc này cho Sở NN&PTNT tổ chức phối hợp thu thập thông tin, dữ liệu. Trước đây tỉnh đã hợp đồng với một đơn vị nhưng họ làm không đạt, nay JICA hỗ trợ chúng ta, dự kiến là hoàn thành vào năm 2012. Vấn đề ở chỗ đầu vào của chúng ta hơi mỏng, ví dụ hệ thống đo mưa quá thưa thớt, việc thống kê số liệu cũng chưa tốt. Tỉnh đề nghị đơn vị thực hiện công trình bản đồ ngập lụt phục vụ tốt hơn việc dự báo ngắn hạn, tính toán cụ thể tốc độ, mức độ lũ... Nếu công trình này hoàn thành sẽ phục vụ rất tốt cho việc chỉ đạo, điều hành phòng chống lũ lụt của tỉnh.
- Xin cảm ơn Phó Chủ tịch.
Sáng kiến trong công tác ứng cứu
altĐoàn Công binh H70 là lực lượng chủ công trong công tác PCLB&TKCN của Quân khu 5. Đơn vị thường sử dụng phương tiện cơ động là thuyền nhôm hoặc thuyền CMPOZIC của bộ VS-1500 gắn máy đẩy Yamaha hoặc Mariner công suất 40CV không có hệ thống điện chiếu sáng. Trong quá trình làm nhiệm vụ ứng cứu ban đêm, bộ đội phải dùng đèn pin nên tầm quan sát rất hạn chế, dễ mất phương hướng, nguy cơ mất an toàn cao.

Khắc phục hạn chế trên, Phòng Kỹ thuật Đoàn Công binh H70 đã nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt hệ thống đèn pha chiếu sáng gồm: 1 bộ nắn dòng điện trích từ máy ra để nạp điện cho bình ắc quy, 1 bình điện 12V-50Ah, hệ thống dây điện, công tắc, cầu chì, đèn báo nạp; dàn đèn pha 2 cái, mỗi đèn công suất 50W, lắp trên giá quay, điều chỉnh được tầm, hướng, có thể sử dụng như đèn công tác (ảnh).

Kết quả thực nghiệm và tiến hành huấn luyện ban đêm tại đơn vị cho thấy, hệ thống đèn pha chiếu sáng lắp trên thuyền nhôm gắn máy đẩy đã giúp người lái, người cứu hộ trong điều kiện ban đêm quan sát tốt từ 100m trở lại, nhìn rõ mặt người; tầm nhìn, góc nhìn rộng (thay đổi được), thiết bị điều khiển dễ dàng, linh hoạt, dễ chế tạo, có thể áp dụng rộng rãi cho các đơn vị được trang bị phương tiện làm nhiệm vụ PCLB&TKCN.NGỌC DIỆP
DOÃN HOÀNG (thực hiện)


Không có nhận xét nào: