TOÀN VĂN BÀI TRẢ LỜI PV CỦA ÔNG NGUYỄN HUY QUÝ
Lời toà soạn: Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từ những năm 70 và 80 cho đến năm 1991 của thế kỷ trước, khi quan hệ hai nuớc thực hiện bình thường hoá đã từng có đoạn hồi ức không tốt đẹp.
Khi Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện KHXH Việt Nam vừa được thành lập năm 1993, thì Giáo sư Nguyễn Huy Quý - một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề Trung Quốc đã được giao làm Viện trưởng cho đến khi về hưu tháng 8/2002. Vị chuyên gia Việt Nam “thông tỏ Trung Quốc” này từng du học tại Khoa lịch sử Đại học Bắc Kinh vào những năm 50 của thế kỷ trước, năm nay dù đã 74 tuổi, nhưng vẫn “nghỉ mà không hưu”, luôn quan tâm đến quan hệ qua lại của hai nước Việt Trung và sự phát triển của mỗi nước. Gần đây, giáo sư Nguyễn Huy Quý khi nhận lời phỏng vấn riêng của Hoàn cầu Thời báo, đã bày tỏ lạc quan về tương lai của quan hệ Việt, Trung. Ông đặc biệt nhắc nhở: các thế lực ngoại bang không liên quan đã bắt đầu dính líu vào vấn đề Biển Nam Hải (tức Biển Đông) hòng gây mâu thuẫn Việt Trung, đối với việc này Trung Quốc “không nên mắc bẫy”.
Quan hệ Trung-Việt là quan hệ “đồng văn, đồng chủng, đồng chí”
Hoàn Cầu Thời Báo(HCTB): Là một học giả Việt Nam nghiên cứu về vấn đề Trung Quốc, ông đánh giá như thế nào về quan hệ giữa hai quốc gia trong quá khứ?
Nguyễn Huy Quý(NHQ): Tôi thường nói, hai nước Trung Quốc và Việt Nam có “tam đồng”: cùng văn hoá, cùng chủng tộc và cùng là đồng chí . Quan hệ hai nước là quan hệ “tam đồng”. Không như những quốc gia ASEAN khác, Việt Nam và Trung Quốc có cùng nguồn gốc văn hoá. Trung Quốc có 56 dân tộc ít người, Việt Nam có 54, có tới 10- 20 dân tộc ít người cư trú ở cả hai bên đường biên. Nhà lãnh đạo Nông Đức Mạnh của Việt Nam là người Tày. Theo nghiên cứu, dân tộc thiểu số đông người nhất của Việt Nam này và dân tộc Choang của Trung Quốc cùng là một, sống ở hai bên biên giới. Hơn nữa, cả hai đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Những điều này rất quan trọng. Nó giống như mối quan hệ giữa Mỹ và Anh không giống như quan hệ giữa Mỹ với những quốc gia phương tây khác. Vì Mỹ và Anh không chỉ gần gũi về chính trị, mà dân tộc cũng tương đồng. Do đó, Việt Nam và Trung Quốc cũng cần có quan hệ đặc biệt. Có điều, do những nguyên nhân lịch sử, nên mới xuất hiện một số vấn đề.
Trong thời gian quan hệ Trung Việt không tốt, tôi rất đau buồn. Khi đó, có rất nhiều học giả Việt Nam chuyên nghiên cứu về vấn đề Trung Quốc bị buộc phải chuyển ngành, ví dụ người chuyên nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc và văn học Trung Quốc thì chuyển sang nghiên cứu lịch sử Liên Xô hoặc văn học Pháp; người nghiên cứu triết học cổ Trung Quốc chuyển sang nghiên cứu triết học Mác-Lê, nhưng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu vấn đề Trung Quốc. Sau khi quan hệ hai nước bình thường hoá vào những năm 90 của thế kỷ trước, tôi vô cùng phấn khởi. Tôi cho rằng, quan hệ hai nuớc từ sau khi bình thường hoá tuy cũng có lúc căng thẳng, nhưng những điều đó không thể phản ánh quan hệ chân thực giữa hai nước. Những năm này, khi đến Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macao, tôi đều tiến hành trao đổi học thuật. Cách đây ít lâu tôi sang An Huy tham gia một hội nghị học thuật, quả đúng là tôi phát hiện ra quan hệ hai nước đã trở nên yên ổn , không căng thẳng như trước nữa. Nhưng một số học giả Việt Nam vẫn có quan điểm bất đồng với một số bài viết về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.
HCTB: Một số học giả Trung Quốc cho rằng trong giới truyền thông Việt Nam có lúc xuất hiện tiếng nói không thân thiện với Trung Quốc. Vậy ông thấy giới truyền thông hai nước đã đưa tin về quan hệ Trung-Việt như thế nào?
NHQ: hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa hiện tồn tại ở Việt Nam đối với Trung Quốc mà nói cũng có chỗ rất tốt. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là nên xử lý quan hệ hai nước như thế nào. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, trong đó có giới truyền thông vì đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm. Có một số phóng viên Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ chính trị phương Tây, thậm chí có phóng viên không biết Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Đó là một vấn đề nghiêm trọng. Trên quốc tế, cũng có những tiếng nói cố tình gây chia rẽ, chủ yếu là những Việt kiều đã bỏ chạy ra nước ngoài chống chính phủ hiện hành ở Việt Nam. Họ lợi dụng tinh thần dân tộc Việt Nam để kích động, chia rẽ những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quan hệ Việt Trung không tốt thì bọn họ càng phấn khởi. Giới truyền thông của hai nước cần hiểu rõ vấn đề này. Quan hệ hai nước có lúc tồn tại mâu thuẫn, nhưng giới truyền thông không được dẫn tới hiểu lầm. Tôi thường nói với những người của giới truyền thông Việt Nam: quan hệ hai nước Việt Trung rất quan trọng, hai nước, hai Đảng phải đoàn kết chặt chẽ, không đưa những tin, bài không chân thực, không được cực đoan, cần đưa nhiều ý kiến xây dựng.
HCTB: Là một học giả Việt Nam, ông nghĩ thế nào về bất đồng giữa hai nước trong vấn đề Nam Hải(Biển Đông)?
NHQ: Trước đây Trung Việt tồn tại ba tranh chấp chính về lãnh thổ: vấn đề đường biên giới trên bộ, phân chia Vịnh Bắc Bộ và Nam Hải(Biển Đông). Hiện nay chỉ còn lại vấn đề Nam Hải(Biển Đông). Quan hệ Trung Việt chịu ảnh hưỏng ở mức độ rất lớn vào vấn đề Nam Hải(Biển Đông), Đối với hai nước mà nói vấn đề Nam Hải (Biển Đông) đều rất quan trọng. Trên quan điểm của một học giả, tôi thấy cả hai bên đều có những thái độ và tuyên bố “quá mức” và “cứng rắn”, xa rời thực tế, rất khó thực hiện. Cả hai bên đều không thể bàn bạc vấn đề phức tạp này trong bối cảnh thiếu nghiên cứu và mang theo tình cảm dân tộc. Đó là một vấn đề không thể giải quyết được trong thời gian ngắn, nội bộ Trung Việt cần tạo dựng được một môi trường tốt đẹp.
HCTB: năm nay, Hoa Kỳ đã bày tỏ muốn dính líu vào vấn đề Nam Hải(Biển Đông). Ông nghĩ sao về việc này?
NHQ: các thế lực bên ngoài này không liên quan gì đến vấn đề Nam Hải(Biển Đông), nhưng họ đang gây mâu thuẫn giữa hai nước Việt Trung
HCTB: Hiện có một luận điểm cho rằng: để kiềm chế và cân bằng với Trung Quốc, Việt Nam đang tiếp cận Mỹ. Có phải như vậy khôngi?
NHQ: Người ta nói rằng, khi quan hệ Trung-Việt tốt đẹp, Việt Nam tránh xa Mỹ; nhưng khi Việt Nam cảm thấy áp lực của Trung Quốc đối với Vịệt Nam lớn lên, thì lại sẽ tiếp cận Mỹ. Thực ra đó không phải là bản chất của vấn đề, mà chỉ là đường lối ngoại giao của Việt Nam. Toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều muốn cân bằng quan hệ đối ngoại của mình. Đó là hiện thực. Việt Nam có vấn đề, đó là Mỹ cũng gây sức ép đối với chế độ chính trị của Việt Nam. Về mặt ngoại giao, Việt Nam sẽ thực hiện cân bằng giữa Trung Quốc và các nước phương Tây cũng như trong các vấn đề quốc tế. Đồng thời Việt Nam cũng nâng cao cảnh giác với Mỹ.Các quan chức cao cấp của Việt Nam cũng nói tới "Diễn biến hoà bình", lo ngại cách làm của Mỹ đối với Việt Nam trong vấn đề tôn giáo, nhân quyền. Ở Mỹ hiện có hơn 1 triệu Việt kiều, phần lớn sang đó thời chính quyền nguỵ trước đây, trong đó có một số người vẫn muốn lật đổ chính quyền Việt Nam hiện nay, nên chúng tôi đặc biệt cảnh giác với bộ phận người này. “Lợi dụng Việt Nam bao vây Trung Quốc” là cách suy nghĩ của Mỹ. Cho nên, nếu Trung Quốc có ý kiến về việc “Việt Nam cải thiện quan hệ với Mỹ” là đã mắc bẫy ngưòi Mỹ rồi !
HCTB: Ở trong nước Việt Nam có sự phân biệt “thân Trung Quốc”, “thân Mỹ”, “thân Nga” không?
NHQ: Tôi cho rằng trong nội bộ Việt Nam không có sự phân biệt thân Trung Quốc và thân Mỹ. Nếu gặp sự kiện có liên quan thì tuỳ vấn đề cụ thể mà phân tích cụ thể.
Giữa Việt Nam và Trung Quốc có cạnh tranh là điều bình thường
HCTB: Trước đây Phương Tây thường nói đến “Thuyết Trung Quốc đe doạ”. Giờ đây họ lại nói đến “Thuyết Trung Quốc cứng rắn”. Ông nghĩ gì về những luận điệu này?
NHQ: Tôi tin tưởng 100% rằng, hiện nay Trung Quốc không và trong tương lai khi hùng mạnh, Trung Quốc cũng sẽ không xâm lược bất kỳ quốc gia nào mà họ đã công nhận. Tuy nhiên, đối với các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc thì lại là một vấn đề khác. Nếu những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc xẩy ra xung đột giữa Trung Quốc với họ, thì đó không phải là xâm lược, mà chỉ là hành động Trung Quốc sử dụng để thu hồi chủ quyền. Ví dụ trong vấn đề đảo Điếu Ngư(Senkaku), Trung Quốc sẽ không công kích lên phần lãnh thổ của Nhật Bản, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt, có khả năng sẽ xảy ra các cuộc xung đột vũ trang tại vùng phụ cận đảo Điếu Ngư(Senkaku).
Nếu anh hỏi người Việt Nam về vấn đề này, phần lớn họ sẽ trả lời như tôi. Dân chúng Việt Nam cũng có cảm giác có nguy cơ như vậy. Là một học giả, tôi thường nói với người dân Việt Nam, Trung Quốc nói “trỗi dậy hoà bình”, nên khả năng xảy ra xung đột là rất nhỏ. Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh chính sách ngoại giao hoà bình, sẽ không sử dụng vũ lực đối với Việt Nam. Tôi đã viết bài trên tạp chí của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nói việc hai nước xung đột trên Nam Hải(Biển Đông) chỉ là sự kiện “ngoài ý muốn”, cần thấy Việt Trung hữu hảo mới là dòng chảy chính (chủ lưu).
Có người đã nêu, “Trung Quốc là Trung Quốc của thế giới, thế giới là thế giới của Trung Quốc”, cho rằng Trung Quốc đang dùng thực lực kinh tế để tổ hợp lại (chỉnh hợp) Đông Nam Á, thậm chí tổ hợp lai cả thế giới. Họ muốn đề xuất để Trung Quốc lãnh đạo thế giới; còn người lãnh đạo Trung Quốc thì nói “Trung Quốc không tách khỏi thế giới, thế giới không tách khỏi Trung Quốc”. Điều này vô cùng hợp lý. Tôi cho rằng, sức mạnh cứng của Trung Quốc đã đầy đủ, bây giờ đã đến lúc họ nên tăng cường sức mạnh mềm thì trong tương lai mới có thể trở thành một siêu cường quốc . Trung Quốc cần kết hợp văn hoá đông phương với chủ nghĩa xã hội, như thế sẽ thoả đáng hơn.
Trong tâm lý người Việt Nam, đặc biệt là ở tầng cấp cao Việt Nam đều vô cùng mong muốn phát triển quan hệ tốt với Trung Quốc. Điều này không những thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam mà còn giữ được chế độ của mình. Vì thế, tôi rất lạc quan về mối quan hệ Trung-Việt.
HCTB: Ông đánh giá thế nào về sự hợp tác kinh tế Việt Trung?
NHQ: Đối với Trung Quốc mà nói,, Việt Nam là nhịp cầu để Trung Quốc tiến vào thị trường lớn ASEAN. Về mặt kinh tế, Việt Trung vừa có hợp tác vừa có cạnh tranh, cạnh tranh Việt Trung là bình thường, cũng giống như sự cạnh tranh giữa các tỉnh trong nội địa Trung Quốc, giữa các tỉnh trong nuớc của Việt Nam cũng có cạnh tranh.
HCTB: tháng 6 năm nay, Quốc hội Việt Nam đã phủ quyết dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trị giá 56 tỉ đô la. Có dư luận cho rằng Việt Nam không muốn hợp tác với Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt cao tốc. Ông nghĩ sao về sự việc này?
NHQ: tôi cho rằng, không phải là Việt Nam không yên tâm với Trung Quốc. Mà đây là một kế hoạch xây dựng lớn có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam, sẽ làm rối loạn sự phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn hiện có của Việt Nam. Phương Tây đã giúp Việt Nam làm Đường Hồ Chí Minh, nhưng hiện nay thấy tác dụng không lớn. Có lẽ phải mấy chục năm nữa Việt Nam mới tính đến một công trình lớn như đường sắt cao tốc Bắc Nam.
HCTB: Theo ông, trong quá trình phát triển của Việt Nam, có những mặt nào Trung Quốc có thể chú ý hoặc rút kinh nghiệm?
NHQ: Trung Quốc nói “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội,” còn Việt Nam nói “thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội”, đó chỉ là hai cách biểu đạt về một cách làm mà thôi. Tôi cho rằng, Việt Nam cần học hỏi Trung Quốc. Dư luận phương Tây cho rằng cải cách chế độ dân chủ của Việt Nam nhanh hơn Trung Quốc và dân chủ của Việt Nam nhiều hơn của Trung Quốc một ít, nhưng cách nói này không đúng. Tôi không thể nói cách làm của nước nào tốt hơn.
HCTB: Trong bảng xếp hạng quốc tế về “chỉ số hạnh phúc” do một cơ quan Anh công bố năm ngoái, Việt Nam đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Vì sao người Việt Nam có cảm giác hạnh phúc cao như thế?
NHQ: Tính cách của người Việt là luôn lạc quan. Dù điều kiện sống của họ gian khổ, nhưng họ vẫn mỉm cười với cuộc sống. Lấy ví dụ, Một công ty ở Hà Nội vừa đóng cửa gần đây khiến 2.000 người bị thất nghiệp. Nhưng, chỉ 2 ngày sau, những người này đều đã yên ổn. Một số người đã về quê, có người đến làm việc ở những công ty khác. Có học giả Trung Quốc hỏi tôi, vì sao Việt Nam có thể giải quyết vấn đề khó khăn này một cách mau chóng? Tôi cho rằng, chủ yếu là do Việt Nam không lớn như Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc đang tồn tại hai vấn đề lớn: một là, những vấn đề xuất hiện ở các thành phố lớn không dễ giải quyết; thứ hai, sự phát triển tại những vùng sâu vùng xa vẫn tương đối chậm.
(Cốc Lộc - Phóng viên bản báo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét