Ngay trước thềm chuyến viếng thăm cấp Nhà nước bốn ngày của ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc tới Hoa Kỳ, kênh truyền hình CCTV của TQ hôm nay dự đoán thượng đỉnh Mỹ - Trung sẽ xử lý tám khía cạnh "tế nhị" trong bang giao giữa hai cường quốc.
Trước đó, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ báo Mỹ Washington Post hôm thứ Hai, nhà lãnh đạo của Trung Quốc hé lộ bốn trọng điểm sẽ được bàn bạc như là các mục tiêu chính từ góc nhìn chiến lược của Trung Quốc.
Trước hết mục tiêu của thượng đỉnh, theo vị lãnh đạo 69 tuổi của Trung Quốc, là thúc đẩy đối thoại và liên hệ giữa hai bên, gỡ bỏ tinh thần và não trạng là di sản mà ông gọi là 'số không' của thời Chiến tranh Lạnh.
Tiếp theo, hai bên cần đề cập một cách hợp lý, xác đáng các vấn đề quan ngại chính của mỗi bên, trong khi mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực rộng lớn và tích cực sử dụng đầu tư nước ngoài cũng như mở thêm các kênh và các lĩnh vực nhằm tạo điều kiện cho đầu tư.
Và cuối cùng, vẫn theo ông Hồ người được cho là sẽ bàn giao các chức vụ của mình tại Đại hội Đảng lần tới ở Trung Quốc, hai bên Trung - Mỹ cần làm việc và hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm đóng góp cho phục hồi kinh tế thế giới.
Phỏng vấn chuyên gia
Trên trang mạng của kênh truyền hình quốc tế CCTV do Bắc Kinh quản lý, hôm 18 tháng Giêng, mười sáu chuyên gia Mỹ và Trung đã được mời tham dự các bàn tròn phỏng vấn quanh tám vấn đề mà đài này cho là mấu chốt trong cuộc gặp giữa ông Hồ và Tổng thống Obama.
Các vấn đề hay khía cạnh cụ thể đó là Hoa Kỳ cần gỡ bỏ các rào cản nhập khẩu công nghệ cao với Trung Quốc, nỗ lực của hai phía chống lại biến đổi khí hậu.
Bàn thảo các quan hệ quân sự Trung - Mỹ, xem xét tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Bàn bạc các vấn đề và khác biệt xung quanh đồng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Thảo luận về các nỗ lực của của Trung Quốc liên quan tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới sản phẩm, hàng hóa của Hoa Kỳ.
Và cuối cùng, bên cạnh nội dung thảo luận về xử lý cán cân thâm thủng mậu dịch vốn được cho là nghiêng một cách bất lợi về phía Washington, Trung Nam Hải có thể muốn đặt câu hỏi với Tòa Bạch Ốc về điều được cho là sự trở lại của Mỹ ở châu Á.
Nghi thức đặc biệt
Trong khi ông Hồ Cẩm Đào được phía Mỹ dự kiến tiếp đón với các nghi thức đặc biệt trọng thể trong chuyến đi bốn ngày từ tuần này, tờ báo Anh, the Guardian hôm thứ Hai, dự đoán sẽ có những vấn đề mà ông Obama phải đặt ra thẳng thắn trong thương thảo thượng đỉnh.
Trong số đó, nổi bật lên theo tờ nhật báo này sẽ là việc các nghị sỹ thuộc đảng dân chủ, đảng cầm quyền của Tổng thống Obama, gây sức ép thông qua lưu hành một bức thư kiến nghị, lấy chữ ký của các nghị sỹ quốc hội, yêu cầu Tổng thống Obama yêu sách Bắc Kinh chấm dứt việc vi phạm các đạo luật thương mại quốc tế, nhất là trong quan hệ làm ăn với Mỹ.
Đây là một lĩnh vực mà nhiều bình luận gia và giới phân tích cho là "đầy tính nhạy cảm" trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu về kinh tế và tài chính của thế giới vốn vừa hợp tác vừa cạnh tranh, trong giai đoạn hiện nay và tới đây.
Sức ép của nhiều nghị sỹ từ quốc hội và các tổ chức vận động hành lang còn được dự đoán là đủ mạnh để buộc ông Obama phải lên tiếng "rõ ràng hơn" về các vấn đề nhân quyền mà Trung Quốc được cho là có thành tích 'hết sức đáng lo ngại' trong nhiều năm gần đây.
Một trong số đó là việc Bắc Kinh tiếp tục cầm tù nhà hoạt động vì dân chủ, ông Lưu Hiểu Ba, tân chủ nhân của giải Nobel Hòa Bình danh giá năm vừa qua, cùng nhiều nhà bất đồng chính kiến khác.
Trước đó, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ báo Mỹ Washington Post hôm thứ Hai, nhà lãnh đạo của Trung Quốc hé lộ bốn trọng điểm sẽ được bàn bạc như là các mục tiêu chính từ góc nhìn chiến lược của Trung Quốc.
Trước hết mục tiêu của thượng đỉnh, theo vị lãnh đạo 69 tuổi của Trung Quốc, là thúc đẩy đối thoại và liên hệ giữa hai bên, gỡ bỏ tinh thần và não trạng là di sản mà ông gọi là 'số không' của thời Chiến tranh Lạnh.
Tiếp theo, hai bên cần đề cập một cách hợp lý, xác đáng các vấn đề quan ngại chính của mỗi bên, trong khi mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực rộng lớn và tích cực sử dụng đầu tư nước ngoài cũng như mở thêm các kênh và các lĩnh vực nhằm tạo điều kiện cho đầu tư.
Và cuối cùng, vẫn theo ông Hồ người được cho là sẽ bàn giao các chức vụ của mình tại Đại hội Đảng lần tới ở Trung Quốc, hai bên Trung - Mỹ cần làm việc và hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm đóng góp cho phục hồi kinh tế thế giới.
Phỏng vấn chuyên gia
Trên trang mạng của kênh truyền hình quốc tế CCTV do Bắc Kinh quản lý, hôm 18 tháng Giêng, mười sáu chuyên gia Mỹ và Trung đã được mời tham dự các bàn tròn phỏng vấn quanh tám vấn đề mà đài này cho là mấu chốt trong cuộc gặp giữa ông Hồ và Tổng thống Obama.
Các vấn đề hay khía cạnh cụ thể đó là Hoa Kỳ cần gỡ bỏ các rào cản nhập khẩu công nghệ cao với Trung Quốc, nỗ lực của hai phía chống lại biến đổi khí hậu.
Bàn thảo các quan hệ quân sự Trung - Mỹ, xem xét tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Bàn bạc các vấn đề và khác biệt xung quanh đồng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Thảo luận về các nỗ lực của của Trung Quốc liên quan tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới sản phẩm, hàng hóa của Hoa Kỳ.
Và cuối cùng, bên cạnh nội dung thảo luận về xử lý cán cân thâm thủng mậu dịch vốn được cho là nghiêng một cách bất lợi về phía Washington, Trung Nam Hải có thể muốn đặt câu hỏi với Tòa Bạch Ốc về điều được cho là sự trở lại của Mỹ ở châu Á.
Nghi thức đặc biệt
Trong khi ông Hồ Cẩm Đào được phía Mỹ dự kiến tiếp đón với các nghi thức đặc biệt trọng thể trong chuyến đi bốn ngày từ tuần này, tờ báo Anh, the Guardian hôm thứ Hai, dự đoán sẽ có những vấn đề mà ông Obama phải đặt ra thẳng thắn trong thương thảo thượng đỉnh.
Trong số đó, nổi bật lên theo tờ nhật báo này sẽ là việc các nghị sỹ thuộc đảng dân chủ, đảng cầm quyền của Tổng thống Obama, gây sức ép thông qua lưu hành một bức thư kiến nghị, lấy chữ ký của các nghị sỹ quốc hội, yêu cầu Tổng thống Obama yêu sách Bắc Kinh chấm dứt việc vi phạm các đạo luật thương mại quốc tế, nhất là trong quan hệ làm ăn với Mỹ.
Đây là một lĩnh vực mà nhiều bình luận gia và giới phân tích cho là "đầy tính nhạy cảm" trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu về kinh tế và tài chính của thế giới vốn vừa hợp tác vừa cạnh tranh, trong giai đoạn hiện nay và tới đây.
Sức ép của nhiều nghị sỹ từ quốc hội và các tổ chức vận động hành lang còn được dự đoán là đủ mạnh để buộc ông Obama phải lên tiếng "rõ ràng hơn" về các vấn đề nhân quyền mà Trung Quốc được cho là có thành tích 'hết sức đáng lo ngại' trong nhiều năm gần đây.
Một trong số đó là việc Bắc Kinh tiếp tục cầm tù nhà hoạt động vì dân chủ, ông Lưu Hiểu Ba, tân chủ nhân của giải Nobel Hòa Bình danh giá năm vừa qua, cùng nhiều nhà bất đồng chính kiến khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét