Tui vẫn băn khoăn tự hỏi: Không hiểu vì sao, vợ các quan chức càng to thì đi chùa càng xịn?. Như vậy có thể suy ra, họ cầu được cho chồng có chức tước, bổng lộc…
Hèn chi dân tình cứ thế mà theo, mong được như họ. Vợ các bác ấy ham đi thế, thì nói chuyện tệ nạn này tệ nạn khác ở các chùa chiền, lễ hội là nói để cho vui, chứ ai đứng ra mà chấn chỉnh...vợ mình?
2. Mấy hôm nay coi ti vi, thấy các chùa ngoài Bắc, dân tình đến cổng chùa đổi theo tỷ giá 10 ăn 8 (10 nghìn tiền chẵn lấy 8 nghìn tiền lẻ) và rải khắp chùa, nhét vào cả tay Phật, lạ vô cùng.
Tối này coi ti vi mới nghe GS Trần Lâm Biền giải thích, là do ngoài Bắc bỏ ngắt quãng đi một giai đoạn dài, sau phục lại nên theo không kịp văn hoá tâm linh, mới sinh ra thế. Ở miền Trung và miền Nam thì không có chuyện đó vì ai cũng biết làm công quả thì bỏ vào hòm công đức. Ông Biền nói đại ý: "Đất nước mà ai cũng đi hối lộ cho thần linh, mặc cả mua bán chức tước bổng lộc với thần linh, là do văn hoá không theo kịp kinh tế". Họa!..
3. Ông Biền kể một giai thoại ở chùa Cổ Lễ quê ông rất hay. Rằng, hồi đó làng đúc chuông đồng hiến chùa, có một người ăn mày đến góp một đồng tiền đồng, dân làng chê tiền của ăn mày không lấy, người ăn mày giận, ném đồng tiền ra ruộng. Chuông đúc đi đúc lại đánh vẫn không kêu. Kiểm lại mới thấy chuyện người ăn mày vứt đồng tiền, bèn huy động cả làng ra đồng tìm lại. Mãi cho đến khi tìm được, bỏ đồng tiền vào nấu chảy đúc chuông lại mới vang.
Đại đức Thích Minh Tiến gọi đó là phát tâm. Lễ chùa không phải nhiều ít mà cốt ở tâm. Thế mới gọi là tâm linh, có tâm mới linh.
Nhắc mới nhớ chuyện một mệnh phụ phu nhân ở Hà Nội, cách đây 6 năm, tặng một ngôi chùa ở miền Trung 5 tỷ đồng để đúc một bức tượng Phật. Bức tượng được bà chỉ đạo sửa đi sửa lại mãi, cuối cùng nó hao hao giống mặt bà. Không biết phải gọi đó là phát…diện hay phát tâm.
3. Ông Biền kể một giai thoại ở chùa Cổ Lễ quê ông rất hay. Rằng, hồi đó làng đúc chuông đồng hiến chùa, có một người ăn mày đến góp một đồng tiền đồng, dân làng chê tiền của ăn mày không lấy, người ăn mày giận, ném đồng tiền ra ruộng. Chuông đúc đi đúc lại đánh vẫn không kêu. Kiểm lại mới thấy chuyện người ăn mày vứt đồng tiền, bèn huy động cả làng ra đồng tìm lại. Mãi cho đến khi tìm được, bỏ đồng tiền vào nấu chảy đúc chuông lại mới vang.
Đại đức Thích Minh Tiến gọi đó là phát tâm. Lễ chùa không phải nhiều ít mà cốt ở tâm. Thế mới gọi là tâm linh, có tâm mới linh.
Nhắc mới nhớ chuyện một mệnh phụ phu nhân ở Hà Nội, cách đây 6 năm, tặng một ngôi chùa ở miền Trung 5 tỷ đồng để đúc một bức tượng Phật. Bức tượng được bà chỉ đạo sửa đi sửa lại mãi, cuối cùng nó hao hao giống mặt bà. Không biết phải gọi đó là phát…diện hay phát tâm.
4. Nói mới nhớ tiếp, dạo này mấy bà ngoài Bắc cũng hay vào miền Trung đặt hàng mả (chắc do tiếng hàng mả miền Trung xuất khẩu ra nước ngoài). Nhiều người đặt cả một chiếc Audi Q7 trong nội thất có đồ chơi y như thật, giá một chiếc chục triệu đồng. Họ đặt cả du thuyền, trực thăng…Nhưng vui nhất là đặt hình của người đẹp chân dài.
Ông hàng mả ngồi nhậu với tui kể: Đắt nhất là Tăng Thanh Hà và Thanh Hằng…Tăng Thanh Hà thì tui có biết nhưng Thanh Hằng không biết là ai. Ổng bảo: "Ra đây ra đây!". Nhìn tui mới thấy quen quen, hình như là cô quảng cáo cho dầu gội đầu. Hu hu.
Tui hỏi ổng: "Họ đặt mấy cô này để gửi cho ai, chẳng lẽ quảng đại đến mức gửi cho chồng quá cố?". Ông hàng mả bảo: "Không phải, họ gửi cho con, mấy cậu đua xe sớm hưởng dương". Tui nói: "Răng không gửi mũ bảo hiểm?". Ổng bảo: "Thằng đó xuống dưới đi du thuyền, không cần mũ bảo hiểm". Tui nói: "Rứa thì gửi áo phao, không chìm như tàu ở Hạ Long giờ". Ổng cười nói: Chuyện ni ổng chưa nghĩ ra, chắc phải “tham mưu” cho mấy bả mới được. Tui nói: "Kiểu ni không chừng mai kia ông phải "sản xuất" cả bằng tiến sĩ, bằng lái máy bay, du thuyền, công trình khoa học...cho mấy bả mua đốt cho con dưới ấy khỏi đi học mà vẫn có". Ông hàng mả cười khì khì: "Có rồi ông ơi, có từ lâu rồi!".
5. Lại kể, đang uống rượu với ông làm nghề hàng mả ở xóm trọ của mấy đứa công nhân đồng hương, thì chuông điện thoại của ổng đổ. Ông lấy bút ra ghi. Đoạn hỏi: "Chị nói lại coi, ai? Tăng Thanh Hà, rồi. Ai, Minh Thư à?". Hỏi xong ổng bịt điện thoại lại, quay sang bọn tui, hỏi: "Minh Thư là ai mấy ông?" Tụi tui mô tả là nhân vật trong phim nọ phim kia, ổng nói với người đặt: "Rồi! Một Tăng Thanh Hà, một Minh Thư". Hì hì. Không biết Tăng Thanh Hà và Minh Thư xuống dưới có đánh lộn không nữa? Ồ, mà đôi khi con bả có đến 2 đứa hưởng dương cũng nên.
Tui hỏi ổng: "Họ đặt mấy cô này để gửi cho ai, chẳng lẽ quảng đại đến mức gửi cho chồng quá cố?". Ông hàng mả bảo: "Không phải, họ gửi cho con, mấy cậu đua xe sớm hưởng dương". Tui nói: "Răng không gửi mũ bảo hiểm?". Ổng bảo: "Thằng đó xuống dưới đi du thuyền, không cần mũ bảo hiểm". Tui nói: "Rứa thì gửi áo phao, không chìm như tàu ở Hạ Long giờ". Ổng cười nói: Chuyện ni ổng chưa nghĩ ra, chắc phải “tham mưu” cho mấy bả mới được. Tui nói: "Kiểu ni không chừng mai kia ông phải "sản xuất" cả bằng tiến sĩ, bằng lái máy bay, du thuyền, công trình khoa học...cho mấy bả mua đốt cho con dưới ấy khỏi đi học mà vẫn có". Ông hàng mả cười khì khì: "Có rồi ông ơi, có từ lâu rồi!".
5. Lại kể, đang uống rượu với ông làm nghề hàng mả ở xóm trọ của mấy đứa công nhân đồng hương, thì chuông điện thoại của ổng đổ. Ông lấy bút ra ghi. Đoạn hỏi: "Chị nói lại coi, ai? Tăng Thanh Hà, rồi. Ai, Minh Thư à?". Hỏi xong ổng bịt điện thoại lại, quay sang bọn tui, hỏi: "Minh Thư là ai mấy ông?" Tụi tui mô tả là nhân vật trong phim nọ phim kia, ổng nói với người đặt: "Rồi! Một Tăng Thanh Hà, một Minh Thư". Hì hì. Không biết Tăng Thanh Hà và Minh Thư xuống dưới có đánh lộn không nữa? Ồ, mà đôi khi con bả có đến 2 đứa hưởng dương cũng nên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét