Những người biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày Chủ nhật 10/7/11.
Reuters
Theo hãng tin Đức DPA, hôm nay, 11/07/2011, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức Human Rights Watch đã chỉ trích Việt Nam sau vụ công an bắt giữ ít nhất 10 người đã tham gia cuộc biểu tình trước sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, ngày hôm qua.
Theo đại diện Human Rights Watch, thì chính phủ Việt Nam cần phải tôn trọng những công ước quốc tế về các quyền cơ bản của con người mà họ đã ký kết.
Liên tiếp trong sáu Chủ nhật vừa qua, người dân Việt Nam đã biểu tình trước cơ quan đại diện Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối những hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, công an Việt Nam đã mạnh tay trấn áp và bắt giữ ít nhất một chục người, trong đó có cả những nhà báo thuộc các hãng thông tấn nước ngoài. Theo một số nguồn tin thì tất cả những người này đã được trả tự do.
Ông Robertson cho rằng những cuộc biểu tình phản đối là cần thiết trong một giai đoạn nhất định để gây sức ép với Trung Quốc, tuy nhiên, chính quyền đã không cho phép biểu tình nữa khi họ bắt đầu tiến hành thương lượng với phía Trung Quốc.
Ngày 26/06 vừa qua, sau chuyến công du Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của các lãnh đạo cao cấp Việt Nam, hai nước đã ra một thông cáo báo chí chung, nói đến sự cần thiết phải định hướng công luận.
Trong những ngày sau đó, chính quyền Trung Quốc đã nhắc nhở Việt Nam tôn trọng những cam kết đạt được trong chuyến viếng thăm của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Sự kiện này gây lo ngại trong công luận Việt Nam. Do vậy, đầu tháng Bẩy, một nhóm nhân sĩ và trí thức đã ký kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết nội dung những thỏa thuận.
Theo thông tin trên mạng, thì Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cử người tìm cách liên lạc để sắp xếp một cuộc gặp với các nhân sĩ, trí thức ký tên vào bản kiến nghị này.
Liên tiếp trong sáu Chủ nhật vừa qua, người dân Việt Nam đã biểu tình trước cơ quan đại diện Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối những hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, công an Việt Nam đã mạnh tay trấn áp và bắt giữ ít nhất một chục người, trong đó có cả những nhà báo thuộc các hãng thông tấn nước ngoài. Theo một số nguồn tin thì tất cả những người này đã được trả tự do.
Ông Robertson cho rằng những cuộc biểu tình phản đối là cần thiết trong một giai đoạn nhất định để gây sức ép với Trung Quốc, tuy nhiên, chính quyền đã không cho phép biểu tình nữa khi họ bắt đầu tiến hành thương lượng với phía Trung Quốc.
Ngày 26/06 vừa qua, sau chuyến công du Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của các lãnh đạo cao cấp Việt Nam, hai nước đã ra một thông cáo báo chí chung, nói đến sự cần thiết phải định hướng công luận.
Trong những ngày sau đó, chính quyền Trung Quốc đã nhắc nhở Việt Nam tôn trọng những cam kết đạt được trong chuyến viếng thăm của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Sự kiện này gây lo ngại trong công luận Việt Nam. Do vậy, đầu tháng Bẩy, một nhóm nhân sĩ và trí thức đã ký kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết nội dung những thỏa thuận.
Theo thông tin trên mạng, thì Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cử người tìm cách liên lạc để sắp xếp một cuộc gặp với các nhân sĩ, trí thức ký tên vào bản kiến nghị này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét