Đô đốc Mỹ Mike Mullen phát biểu tại đại học Nhân dân Bắc Kinh, 10/07/2011
REUTERS
Ngay trong ngày đầu tiên công du Trung Quốc, tham mưu trưởng quân đội Mỹ Mike Mullen khẳng định, Hoa Kỳ kiên quyết duy trì sự hiện diện của mình tại Biển Đông, nơi đang có căng thẳng sau một loạt hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam và Philippines.
Nếu có một tuyên bố đang được nhiều nước châu Á trông đợi, thì đó chính là tuyên bố vào hôm nay, 10/07/2011, của đô đốc Mike Mullen, tham mưu trưởng quân đội Mỹ. Phát biểu tại Bắc Kinh, nhân ngày đầu tiên trong chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Mike Mullen khẳng định là Hoa Kỳ kiên quyết duy trì sự hiện diện của mình tại Biển Đông, nơi mà tình hình đang căng thẳng sau một loạt hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam và Philippines.
Trong những tháng qua, Bắc Kinh đã gia tăng đáng kể các hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông. Nổi cộm nhất là vụ đưa tàu vào sâu trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, rồi đổ lỗi cho Việt Nam khai thác trái phép vùng biển của Trung Quốc.
Đối với Manila, Bắc Kinh cũng hành động tương tự. Ngoài việc cho tàu vào hù dọa tàu thăm dò dầu khí cho Philippines, họ còn bắn dọa ngư thuyền Phi, cho chuyên chở vật liệu đến xây dựng tại các khu vực mà Manila xác định thuộc chủ quyền của mình.
Trong một cuộc họp báo, đô đốc Mike Mullen trước hết đã bày tỏ thái độ quan ngại của Mỹ trước khả năng các sự cố xẩy ra gần đây dẫn đến xung đột võ trang : “Lo ngại chính của tôi, trong số nhiều mối quan ngại khác, đó là nguy cơ các sự cố gần đây châm ngòi cho một sự tính toán sai lầm, và cho một tai họa mà không ai dự đoán được”.
Đối với lãnh đạo quân đội Mỹ, Hoa Kỳ đã hiện diện lâu dài trong khu vực châu Á, vì thế, Hoa Kỳ cũng có “một trách nhiệm lâu dài”. Trong tinh thần đó, ông Mike Mullen cho biết là Mỹ đang nỗ lực “ủng hộ mạnh mẽ cách giải quyết hòa bình các tranh chấp” trong khu vực.
Cho dù nhấn mạnh đến mong muốn của Hoa Kỳ về một giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đô đốc Mike Mullen vẫn khẳng định : "Mỹ sẽ không rời khỏi khu vực. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực đã rất quan trọng với các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập kỷ qua, và sẽ tiếp tục đóng vai trò như vậy".
Theo các nhà quan sát, tuyên bố khẳng định sự hiện diện lâu dài của Mỹ tại Biển Đông là thêm một lời đáp trả của Washington đối với một loạt những tuyên bố gần đây của Bắc Kinh, cho rằng Hoa Kỳ không được quyền can dự vào vấn đề Biển Đông, để yên cho các nước trong vùng giải quyết vấn đề trong khuôn khổ song phương.
Vấn đề là theo như nhận định của hầu hết các chuyên gia phân tích, chiến thuật đàm phán song phương do Trung Quốc chủ trương không ngoài mục tiêu “chia để trị” và dùng uy lực nước lớn để chèn ép các quốc gia nhỏ yếu hơn mình.
Trong một bài xã luận công bố hôm thứ sáu 08/07 vừa qua, nhật báo Anh ngữ China Daily của nhà nước Trung Quốc lại lên tiếng kêu gọi Hiệp Hội Đông Nam Á - ASEAN - là không nên chấp nhận cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào tranh chấp song phương. Theo giới quan sát, đó là một lời chỉ trích nhắm vào cam kết của Mỹ là sẵn sàng giúp đỡ Philippines, cũng như quyết định cử chiến hạm đến Đà Nẵng tham gia các “hoạt động” hải quân hỗn hợp với Việt Nam từ ngày 15/07 tới đây.
Ngoài thông điệp gởi tới Trung Quốc, lẽ dĩ nhiên, tuyên bố của đô đốc Mike Mullen còn nhằm mục tiêu trấn an các nước châu Á, đang lo ngại về nguy cơ bị Hoa Kỳ bỏ rơi vì cần phải hòa hoãn với Trung Quốc.
Trong những tháng qua, quan hệ quân sự Mỹ-Trung đã hòa hoãn trở lại một cách đáng kể so với cách đây một năm, và chuyến đi thăm Trung Quốc lần này của tham mưu trưởng quân đội Mỹ là một cử chỉ nối tiếp theo chuyến công du Hoa Kỳ của tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng về căn bản, quan điểm của Mỹ vẫn không thay đổi so với tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Diễn đàn An ninh Khu vực của khối ASEAN tại Hà Nội vào năm ngoái.
Trong những tháng qua, Bắc Kinh đã gia tăng đáng kể các hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông. Nổi cộm nhất là vụ đưa tàu vào sâu trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, rồi đổ lỗi cho Việt Nam khai thác trái phép vùng biển của Trung Quốc.
Đối với Manila, Bắc Kinh cũng hành động tương tự. Ngoài việc cho tàu vào hù dọa tàu thăm dò dầu khí cho Philippines, họ còn bắn dọa ngư thuyền Phi, cho chuyên chở vật liệu đến xây dựng tại các khu vực mà Manila xác định thuộc chủ quyền của mình.
Trong một cuộc họp báo, đô đốc Mike Mullen trước hết đã bày tỏ thái độ quan ngại của Mỹ trước khả năng các sự cố xẩy ra gần đây dẫn đến xung đột võ trang : “Lo ngại chính của tôi, trong số nhiều mối quan ngại khác, đó là nguy cơ các sự cố gần đây châm ngòi cho một sự tính toán sai lầm, và cho một tai họa mà không ai dự đoán được”.
Đối với lãnh đạo quân đội Mỹ, Hoa Kỳ đã hiện diện lâu dài trong khu vực châu Á, vì thế, Hoa Kỳ cũng có “một trách nhiệm lâu dài”. Trong tinh thần đó, ông Mike Mullen cho biết là Mỹ đang nỗ lực “ủng hộ mạnh mẽ cách giải quyết hòa bình các tranh chấp” trong khu vực.
Cho dù nhấn mạnh đến mong muốn của Hoa Kỳ về một giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đô đốc Mike Mullen vẫn khẳng định : "Mỹ sẽ không rời khỏi khu vực. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực đã rất quan trọng với các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập kỷ qua, và sẽ tiếp tục đóng vai trò như vậy".
Theo các nhà quan sát, tuyên bố khẳng định sự hiện diện lâu dài của Mỹ tại Biển Đông là thêm một lời đáp trả của Washington đối với một loạt những tuyên bố gần đây của Bắc Kinh, cho rằng Hoa Kỳ không được quyền can dự vào vấn đề Biển Đông, để yên cho các nước trong vùng giải quyết vấn đề trong khuôn khổ song phương.
Vấn đề là theo như nhận định của hầu hết các chuyên gia phân tích, chiến thuật đàm phán song phương do Trung Quốc chủ trương không ngoài mục tiêu “chia để trị” và dùng uy lực nước lớn để chèn ép các quốc gia nhỏ yếu hơn mình.
Trong một bài xã luận công bố hôm thứ sáu 08/07 vừa qua, nhật báo Anh ngữ China Daily của nhà nước Trung Quốc lại lên tiếng kêu gọi Hiệp Hội Đông Nam Á - ASEAN - là không nên chấp nhận cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào tranh chấp song phương. Theo giới quan sát, đó là một lời chỉ trích nhắm vào cam kết của Mỹ là sẵn sàng giúp đỡ Philippines, cũng như quyết định cử chiến hạm đến Đà Nẵng tham gia các “hoạt động” hải quân hỗn hợp với Việt Nam từ ngày 15/07 tới đây.
Ngoài thông điệp gởi tới Trung Quốc, lẽ dĩ nhiên, tuyên bố của đô đốc Mike Mullen còn nhằm mục tiêu trấn an các nước châu Á, đang lo ngại về nguy cơ bị Hoa Kỳ bỏ rơi vì cần phải hòa hoãn với Trung Quốc.
Trong những tháng qua, quan hệ quân sự Mỹ-Trung đã hòa hoãn trở lại một cách đáng kể so với cách đây một năm, và chuyến đi thăm Trung Quốc lần này của tham mưu trưởng quân đội Mỹ là một cử chỉ nối tiếp theo chuyến công du Hoa Kỳ của tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng về căn bản, quan điểm của Mỹ vẫn không thay đổi so với tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Diễn đàn An ninh Khu vực của khối ASEAN tại Hà Nội vào năm ngoái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét