Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị chuẩn bị cho Hội nghị Những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á (HACGAM) lần thứ 7, khai mạc sáng 7-7 tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển, trung tướng Phạm Đức Lĩnh, cho biết sắp tới lực lượng cảnh sát biển sẽ được trang bị thêm tàu, máy bay.
Lực lượng cảnh sát biển Vùng 1 huấn luyện sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: TTXVN. |
Phương tiện hiện đại
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh. Ảnh: N.H . |
Trước tình hình vừa qua, chúng tôi đã tổ chức lại phương thức hoạt động để duy trì sự có mặt của cảnh sát biển càng nhiều ngày trên biển càng tốt, đặc biệt là các vùng biển giáp ranh và vùng chồng lấn với các nước; tăng cường lực lượng hoạt động ở khu vực này, đảm bảo quản lý hết vùng biển của VN. Thứ nhất là để ngư dân ta thấy có lực lượng cảnh sát biển thì bà con yên tâm hơn, nhất là khi có tình huống gì, cảnh sát biển kịp thời giúp bà con, ứng cứu. Thứ hai là trong quá trình hoạt động trên biển, nếu thấy ngư dân ta vượt qua vùng biển nước khác, chúng tôi cũng sẽ cảnh báo, lưu ý bà con chỉ đánh bắt ở vùng biển của mình.
Với bờ biển dài và vùng biển rộng, nguồn nhân lực và cả trang thiết bị, phương tiện hiện nay liệu có đảm bảo cho lực lượng cảnh sát biển thực thi nhiệm vụ?
Vùng biển của ta diện tích gấp 3 lần đất liền. Lực lượng cảnh sát biển VN đã tăng cường tuần tra kiểm tra trên biển, duy trì sự có mặt trên biển. Tuy nhiên, với vùng biển xa, chúng ta chưa thể đi hết, chưa duy trì sự có mặt thường xuyên được.
Ngoài ra, trang bị của ta còn hạn chế, chưa đảm bảo đi ở vùng biển xa, trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9-10 hoặc đi dài ngày trên biển. Chính phủ đang có định hướng đầu tư thêm cho lực lượng cảnh sát biển phương tiện tàu thuyền, máy bay ngày càng hiện đại hơn để hoạt động xa bờ, dài ngày, và trong điều kiện thời tiết phức tạp.
Ông có thể cho biết cụ thể hơn về việc trang bị các phương tiện hoạt động cho lực lượng cảnh sát biển?
Sắp tới ưu tiên đầu tư thêm tàu, máy bay. Dự kiến đầu năm 2012 sẽ có tàu hoạt động xa bờ, dài ngày, trong điều kiện thời tiết phức tạp. Ngoài ra, Chính phủ cũng trang bị cho cảnh sát biển máy bay để thực hiện tuần thám hết vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN VN. Việc đầu tư phương tiện sẽ thực hiện từng bước. Trước mắt đầu tư tàu có độ giãn nước lớn, hoạt động dài ngày.
Các tàu trang bị tới đây còn có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, trên tàu có cả sàn đỗ máy bay trực thăng, có buồng quân y, có giường bệnh, cùng lúc cấp cứu được nhiều người. Khi có tàu này thì bà con có thể yên tâm là khi cần lực lượng cảnh sát biển sẽ có mặt.
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền
Được biết, lực lượng cảnh sát biển được giao làm cơ quan đầu mối hợp tác chung về nghề cá giữa VN và Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ. Hiện việc hợp tác đó diễn ra thế nào?
"Nếu nước ngoài đến thăm dò dầu khí của Việt Nam, đã là chủ quyền biển của mình, mình bảo vệ đến cùng. Chúng ta không có chuyện nhún nhường" Trung tướng Phạm Đức Lĩnh - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển |
Khi có va chạm xảy ra giữa ngư dân hai nước, rồi va chạm giữa lực lượng giám sát trên biển của phía TQ với ngư dân nước mình thì việc hợp tác thông tin giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước sẽ như thế nào?
Cảnh sát biển đã đề nghị Chính phủ cho phép thành lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển VN và cảnh sát biển TQ. Chúng tôi đang đề nghị cố gắng thành lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển hai bên, nếu không được toàn bộ thì cũng được mấy tỉnh có liên quan trực tiếp đến vùng biển của mình.
Trong khi chờ đường dây nóng được thiết lập, hai bên hợp tác thông tin theo cơ chế nào?
Sẽ có quy chế khi lập đường dây nóng, ví dụ khi có vấn đề gì trên biển, họ thông báo cho mình và ngược lại khi mình phát hiện ra mình thông báo cho họ. Hai bên sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất để tạo điều kiện cho bà con ngư dân, tránh tình trạng như vừa rồi, đơn phương giải quyết thì nó có những cái chưa thật thoải mái.
Ngoài hợp tác với các nước để nâng cao năng lực, cảnh sát biển VN có thêm đề xuất gì với Chính phủ trong tình hình ngày càng phức tạp như hiện nay, khi mà phía TQ ngoài lực lượng hải quân, họ còn xây dựng các lực lượng khác hoạt động, giám sát trên biển?
Việc giữ an ninh trật tự trên biển, bảo vệ quyền chủ quyền và tài phán quốc gia đòi hỏi sức mạnh cả hệ thống chính trị, không một lực lượng nào tự mình làm được. Tất cả các lực lượng hiện có hoạt động trên biển đều phải tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển mà lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng hoặc một số đơn vị kiểm ngư chỉ là lực lượng nòng cốt. Chúng tôi đã từng bước phối hợp và sẽ tăng cường phối hợp chặt hơn giữa các lực lượng: hải quân, biên phòng, giao thông vận tải, Bộ NN-PTNT, tập đoàn dầu khí và các lực lượng khác có liên quan hoạt động trên biển.
Trong trường hợp nước khác đến thăm dò, khai thác dầu khí của VN, cảnh sát biển sẽ thực thi nhiệm vụ ra sao?
Nếu nước ngoài đến thăm dò dầu khí của VN, đã là chủ quyền biển của mình, mình bảo vệ đến cùng. Chúng ta không có chuyện nhún nhường. Đây không phải là vùng biển chồng lấn, tranh chấp gì cả, đây là của VN. VN là thành viên của Công ước Luật Biển quốc tế 1982, ta làm đúng trách nhiệm của nước thành viên, và chúng ta yêu cầu nước khác cũng làm như vậy.
Còn nếu họ đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN?
Chúng ta kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra. Còn họ đặt giàn khoan, đương nhiên họ vi phạm chủ quyền của ta vốn đã được luật pháp quốc tế công nhận, chúng ta sẽ bằng mọi cách không để việc này xảy ra, bằng mọi phương thức: đấu tranh pháp lý, ngoại giao… như trên tôi đã nói, phải phát huy sức mạnh tổng hợp và bằng mọi hình thức để đấu tranh.
Vậy Hội nghị Những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 có đưa vấn đề biển Đông và chủ quyền biển Đông ra bàn thảo hay không?
Không. Ta chỉ nêu chung về duy trì hòa bình, đảm bảo an ninh trật tự trên biển, duy trì môi trường hòa bình, muốn đạt được mục tiêu đó thì phải tăng hợp tác giữa cảnh sát biển các nước, song phương và đa phương, như chống ô nhiễm môi trường, tìm kiếm cứu nạn, chống tội phạm xuyên quốc gia…
Hợp tác phải từng bước đơn giản tới bước cao hơn. Có những vấn đề dần hợp tác với nhau. VN đang có sáng kiến đề xuất diễn tập trên mạng, để hiểu nhau hơn, đi đến hợp tác sâu hơn, cao hơn.
Tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh trên biển Hội nghị cấp làm việc của HACGAM lần thứ 7 có sự tham gia của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, TQ, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Phát biểu khai mạc hội nghị, trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển VN, nhấn mạnh hội nghị này là bước chuẩn bị rất quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của Hội nghị HACGAM lần thứ 7 dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới tại VN. Các đại biểu dự hội nghị sẽ tập trung trao đổi và chia sẻ quan điểm về các thách thức an ninh hiện nay đối với khu vực, nhất là những thách thức an ninh trên biển và vai trò của lực lượng cảnh sát biển - những người thực thi luật pháp trên biển, để từ đó thảo luận và đề xuất các sáng kiến, xây dựng chương trình, nội dung và các tài liệu liên quan cho Hội nghị HACGAM lần thứ 7, với chủ đề “Tăng cường hợp tác thiết thực, chia sẻ thông tin, an ninh và an toàn trên biển” do Cảnh sát biển VN đăng cai tổ chức. |
Theo Bảo Cầm
Thanh Niên
Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét