Ai đã từng đặt chân đến TP Đà Lạt thơ mộng trên Cao nguyên Lâm Viên hẳn không thể quên được cái không khí trong lành với không gian và khung cảnh khiến con người cảm thấy lãng mạn hơn.
Hơn 100 năm trước, hẳn người Pháp đã nghiên cứu kỹ khi xây dựng nơi đây thành một thành phố du lịch nghỉ dưỡng tuyệt vời của xứ sở nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Nhưng vài năm trở lại đây, dường như Đà Lạt không còn mộng mơ với những đồi thông xanh ngút ngàn, bạt ngàn sim tím bên những hồ nước trong xanh rất thơ mộng, mà thay vào đó là những “nhát chém” nham nhở núi đồi và rừng thông đang bị bức tử.
Mấy ngày nay dư luận rất bức xúc việc người ta bức tử rừng thông một cách trắng trợn và tàn ác. Những rừng thông xanh bị vạc quanh gốc, rồi bị đổ hóa chất cho chết khô, đến khi kiểm lâm và nhân dân phát hiện thì chuyện đã rồi. Tệ hại hơn, có những đồi thông trong đêm bị bốc cháy một cách bí ẩn, để rồi ngọn lửa đi qua chỉ còn trơ lại thân cây đen đủi. Chưa kể nạn chặt phá rừng của bọn “lâm tặc”, nhưng nói cho cùng những kẻ đốt rừng, đổ hóa chất hủy hoại cây, chặt trộm đều được coi là “lâm tặc” mà người đời khinh bỉ.
Rừng thông Đà Lạt đang bị con người tàn phá. (Nguồn: Internet)
Năm nào tôi cũng đến Đà Lạt, khi thì đi nghỉ dưỡng du lịch, khi thì kết hợp công việc và đi chơi, nên tôi cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng của cảnh quan nơi đây. Rất nhiều những dự án kinh doanh du lịch đang phá nát những mảng xanh của Đà Lạt, đồi thông đang bị chính bàn tay con người bào mòn, chỉ còn trơ ra những sườn đồi lồi lõm đến phũ phàng. Hồ Tuyền Lâm, 10 năm trước khi chưa hề có một dự án nào được cấp phép đầu tư vào đây thì nó là hồ nước thơ mộng và vẻ đẹp hoang sơ khiến lòng người xao xuyến. Nay với những dự án làm du lịch, sân golf, biệt thự đang làm cho cảnh quan quanh hồ bị biến đổi đến bất ngờ.
Nhiều thác nước nổi tiếng ở Đà Lạt như Prenn, Cam Ly, Datanla, Thung lũng tình yêu… đang bị mất dần bởi không có rừng thì làm gì có thác nước. Khí hậu ở Đà Lạt cũng đang bị ô nhiễm và nóng dần lên phần lớn cũng bởi sự tàn phá môi sinh của chính chúng ta. Nếu ai có dịp đến Đà Lạt đi thăm những cánh đồng rau mà nông dân chăm sóc mới biết sự ô nhiễm thế nào. Người bạn tôi, một kỹ sư nông nghiệp, hiện đang công tác ở một đơn vị thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam dẫn chúng tôi đi thăm cách trồng và chăm sóc rau ở Đà Lạt. Dường như người nông dân không thể không dùng đến hóa chất, thuốc trừ sâu bệnh trong sản xuất rau ở đây. Nguồn hóa chất này sau khi phun vào rau nó sẽ bị phát tán trong không khí, ngấm vào đất khiến ô nhiễm nguồn nước ngầm. Qua đây có thể thấy cái ô nhiễm nữa ở thành phố mộng mơ này chính là từ sản xuất nông nghiệp không khoa học.
Nhiều người nói với tôi rằng, bây giờ đến Đà Lạt rất chán, bởi cảnh quan thay đổi quá nhanh và không còn thơ mộng nữa. Riêng tôi tự hỏi, tại sao Đà Lạt không ưu tiên đối với những dự án làm du lịch xanh – có nghĩa là đầu tư vào chính cái mà thiên nhiên ban tặng. Tại sao một thành phố nhỏ bé, thơ mộng như thế lại có nhiều dự án đầu tư làm sân golf, biệt thự đến thế. Chính những đại dự án này đang dần làm thay đổi Đà Lạt giống như bao thành phố khác ở Việt Nam, không còn nét đặc trưng của khí hậu, đặc trưng của núi rừng cao nguyên xanh nữa.
Theo TT&VH
Hơn 100 năm trước, hẳn người Pháp đã nghiên cứu kỹ khi xây dựng nơi đây thành một thành phố du lịch nghỉ dưỡng tuyệt vời của xứ sở nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Nhưng vài năm trở lại đây, dường như Đà Lạt không còn mộng mơ với những đồi thông xanh ngút ngàn, bạt ngàn sim tím bên những hồ nước trong xanh rất thơ mộng, mà thay vào đó là những “nhát chém” nham nhở núi đồi và rừng thông đang bị bức tử.
Mấy ngày nay dư luận rất bức xúc việc người ta bức tử rừng thông một cách trắng trợn và tàn ác. Những rừng thông xanh bị vạc quanh gốc, rồi bị đổ hóa chất cho chết khô, đến khi kiểm lâm và nhân dân phát hiện thì chuyện đã rồi. Tệ hại hơn, có những đồi thông trong đêm bị bốc cháy một cách bí ẩn, để rồi ngọn lửa đi qua chỉ còn trơ lại thân cây đen đủi. Chưa kể nạn chặt phá rừng của bọn “lâm tặc”, nhưng nói cho cùng những kẻ đốt rừng, đổ hóa chất hủy hoại cây, chặt trộm đều được coi là “lâm tặc” mà người đời khinh bỉ.
Rừng thông Đà Lạt đang bị con người tàn phá. (Nguồn: Internet)
Năm nào tôi cũng đến Đà Lạt, khi thì đi nghỉ dưỡng du lịch, khi thì kết hợp công việc và đi chơi, nên tôi cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng của cảnh quan nơi đây. Rất nhiều những dự án kinh doanh du lịch đang phá nát những mảng xanh của Đà Lạt, đồi thông đang bị chính bàn tay con người bào mòn, chỉ còn trơ ra những sườn đồi lồi lõm đến phũ phàng. Hồ Tuyền Lâm, 10 năm trước khi chưa hề có một dự án nào được cấp phép đầu tư vào đây thì nó là hồ nước thơ mộng và vẻ đẹp hoang sơ khiến lòng người xao xuyến. Nay với những dự án làm du lịch, sân golf, biệt thự đang làm cho cảnh quan quanh hồ bị biến đổi đến bất ngờ.
Nhiều thác nước nổi tiếng ở Đà Lạt như Prenn, Cam Ly, Datanla, Thung lũng tình yêu… đang bị mất dần bởi không có rừng thì làm gì có thác nước. Khí hậu ở Đà Lạt cũng đang bị ô nhiễm và nóng dần lên phần lớn cũng bởi sự tàn phá môi sinh của chính chúng ta. Nếu ai có dịp đến Đà Lạt đi thăm những cánh đồng rau mà nông dân chăm sóc mới biết sự ô nhiễm thế nào. Người bạn tôi, một kỹ sư nông nghiệp, hiện đang công tác ở một đơn vị thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam dẫn chúng tôi đi thăm cách trồng và chăm sóc rau ở Đà Lạt. Dường như người nông dân không thể không dùng đến hóa chất, thuốc trừ sâu bệnh trong sản xuất rau ở đây. Nguồn hóa chất này sau khi phun vào rau nó sẽ bị phát tán trong không khí, ngấm vào đất khiến ô nhiễm nguồn nước ngầm. Qua đây có thể thấy cái ô nhiễm nữa ở thành phố mộng mơ này chính là từ sản xuất nông nghiệp không khoa học.
Nhiều người nói với tôi rằng, bây giờ đến Đà Lạt rất chán, bởi cảnh quan thay đổi quá nhanh và không còn thơ mộng nữa. Riêng tôi tự hỏi, tại sao Đà Lạt không ưu tiên đối với những dự án làm du lịch xanh – có nghĩa là đầu tư vào chính cái mà thiên nhiên ban tặng. Tại sao một thành phố nhỏ bé, thơ mộng như thế lại có nhiều dự án đầu tư làm sân golf, biệt thự đến thế. Chính những đại dự án này đang dần làm thay đổi Đà Lạt giống như bao thành phố khác ở Việt Nam, không còn nét đặc trưng của khí hậu, đặc trưng của núi rừng cao nguyên xanh nữa.
Theo TT&VH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét