Máy bay phản lực tấn công, đánh chặn Panavia Tornado là sản phẩm công nghệ quốc phòng của tập đoàn liên doanh đa quốc gia Panavia gồm Anh (British Aerospace), Tây Đức (MBB) và Italy (Alenia Aeronautica).
Chiến đấu cơ tiêm cường kích Panavia Tornado. |
Panavia Tornado trong Không quân Đức. |
Có nhiều phiên bản Panavia Tornado khác nhau đã được nghiên cứu và sản xuất như Tornado Panavia tấn công, trinh sát, khống chế đường không…Đây là loại máy đã đóng một vai trò chủ đạo trong các chiến dịch tấn công quân sự của NATO trong 3 cuộc chiến tranh Bosnia, Nam Tư và Iraq.
Panavia Tornado của Không quân Ả Rập Saudi. |
Panavia Tornado bắt đầu được Anh, Tây Đức và Italy bắt tay nghiên cứu, chế tạo từ năm 1968. Mẫu Panavia Tornado đầu tiên được tiến hành thử nghiệm vào năm 1974. Năm 1979, việc sản xuất và đưa vào trang bị hàng loạt máy bay chiến đấu Panavia Tornado chính thức được bắt đầu.
Panavia Tornado của Không quân Hoàng Gia Anh. |
Tiêm cường kích Panavia Tornado được thiết kế dành cho 2 phi công. Các phiên bản Panavia Tornado được chia thành các loại sau: Tiêm kích tấn công Tornado IDS (Strike), Khống chế, đánh chặn đường không Tornado ADV (Air Defense Variant); Ném bom tàng hình, tác chiến điện tử Tornado ECR (Electronic Combat/Reconaissance).
Hiện tại Không quân Hoàng Gia Anh đang duy trì và khai thác khoảng 8 đơn vị không quân tiền tuyến có sử dụng máy bay chiến đấu Panavia Tonardo.
Trước đó, những đơn vị không quân có trang bị Panavia Tornado của quân đội Anh phải thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất và đánh chặn tầm xa trong các chiến dịch quân sự ở nước ngoài.
Trước năm 1999, Không quân Hoàng Gia Anh sử dụng 2 phiên bản được đặt ký hiệu là GR.1B (tấn công đường biển) và GB.1A (đánh chặn và trinh sát đường không).
Từ năm 1999, Không quân Hoàng Gia Anh đã nhận được các biến thể nâng cấp từ Panavia Tornado GB.1 lên Panavia Tornado GB.4 với buồng lái phi công kiểu mới tương thích với các thiết bị điều khiển vũ khí chính xác cao ứng dụng công nghệ laser, hồng ngoại.
Trong khi đó, Không quân Đức (Luftwaffe) có khoảng 276 tiêm kích tấn công Panavia Tornado IDS. Các chiến đấu cơ này về sau cũng được nâng cấp qua một chương trình tương tự GR.4 của Không quân Hoàng Gia Anh, đặc biệt là trang bị thêm các thiết bị phát hiện mục tiêu cũng như tăng cường khả năng tác chiến điện tử bằng thiết bị “thả mồi giả” đánh lừa ra đa dò tìm của đối phương.
Không quân Đức trang bị cho các chiến đấu cơ Panavia Tornado nâng cấp của mình các loại vũ khí mới như bom công phá điều khiển bằng công nghệ lade BLU-109 và GBU-22 Paveway III; tên lửa hành trình chiến thuật KEPD 350 Taurus; tên lửa tự vệ không đối không IRIS-T.
Hải quân Đức (Marineflieger) hiện nay có khoảng 50 chiếc chiến đấu cơ tấn công Panavia chủ yếu làm nhiệm vụ tấn công đường không thông thường chống tàu nổi của đối phương bằng tên lửa chống hạm Kormoran.
Không quân Italy, có 3 đơn vị được trang bị máy bay ném bom, chiến đấu Panavia. Một trong 3 đơn vị không quân Panavia Tornado của Italy có nhiệm vụ tấn công chống tàu nổi cũng với trang bị tên lửa không đối hạm Kormoran. Quân đội Italy cũng đã cải tiến và nâng cấp được 15 chiến đấu cơ Panavia Tornado có khả năng tác chiến điện tử, chế áp và phòng ngự đường không.
96 chiến đấu cơ Panavia Tornado của Ả Rập Saudi được biên chế cho 3 đơn vị không quân, trong số này có 12 chiếc làm nhiệm vụ trinh sát, cảnh báo đường không. Gần đây, Không quân Ả Rập Saudi đã ký kết một hợp đồng nâng cấp 80 chiếc Panavia Tornado để tiếp tục duy trì chúng trong đội hình tiêm cường kích chủ lực của mình.
Video máy bay chiến đấu Panavia Tornado trình diễn tại một “airshow” được tổ chức vào năm 2003:
(Theo_VTC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét