Trọng Thành
Anh Dương Trung Quốc là chỗ bạn bè với chúng tôi, là một trong những Nghị sĩ “dám nói” giữa một Quốc hội mà nếu không bảo là “gật” – chẳng ai dám mạo phạm gọi xách mé như thế cả – thì xét cho cùng, sự thẳng thắn đóng góp những điều hữu ích tính đến nay quả cũng chưa được bao lăm người.
Quây bắt rùa lên bờ để chữa bệnh, Hồ Hoàn Kiếm, 08/03/2011.
(REUTERS/Kham)
(REUTERS/Kham)
Kể từ đầu tháng Hai đến nay, sức khỏe của rùa Hồ Gươm đã trở
thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của một bộ phận công luận tại Việt
Nam. Báo chí truyền thông chính thức và rất nhiều trang mạng liên tục đưa tin.
Hàng loạt hội thảo trong nước và quốc tế đã được tổ chức để bàn cách cứu
rùa.
thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của một bộ phận công luận tại Việt
Nam. Báo chí truyền thông chính thức và rất nhiều trang mạng liên tục đưa tin.
Hàng loạt hội thảo trong nước và quốc tế đã được tổ chức để bàn cách cứu
rùa.
Trong bối cảnh các nguy cơ khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam
đang có chiều hướng gia tăng, rất nhiều vấn đề xã hội, chính trị mang tính nước
sôi lửa bỏng đang được đặt ra, mối quan tâm khác thường được dành cho rùa Hồ
Gươm không khỏi khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.
đang có chiều hướng gia tăng, rất nhiều vấn đề xã hội, chính trị mang tính nước
sôi lửa bỏng đang được đặt ra, mối quan tâm khác thường được dành cho rùa Hồ
Gươm không khỏi khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.
Tại sao rùa Hồ Gươm lại nhận được sự quan tâm đặc biệt như vậy?
Tại sao vấn đề sức khỏe của rùa và sự ô nhiễm của môi trường hồ Hoàn Kiếm đã
được đặt ra khẩn thiết từ hơn chục năm nay, mà phải cho đến những ngày gần đây
chính quyền mới quyết định được giải pháp?
Tại sao vấn đề sức khỏe của rùa và sự ô nhiễm của môi trường hồ Hoàn Kiếm đã
được đặt ra khẩn thiết từ hơn chục năm nay, mà phải cho đến những ngày gần đây
chính quyền mới quyết định được giải pháp?
Thảm nạn của rùa Hồ Gươm không chỉ liên quan đến vấn đề bảo vệ
môi trường sống, bảo vệ một sinh vật rất quý hiếm. Trước số phận bi đát của con
rùa hàng trăm tuổi, là đối tượng của sự sùng kính, nhưng lại ốm yếu, bệnh tật,
và sống trong môi trường cực kỳ ô nhiễm trong một thời gian rất dài ngay giữa
thủ đô Việt Nam, không thể không đặt ra những câu hỏi về năng lực hành xử của
chính quyền tại Việt Nam. Và rộng hơn là vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo tín
ngưỡng và mê tín, giữa ứng xử của một chính quyền thế tục và ứng xử của một nhà
nước trộn lẫn những hành xử trong đời sống hiện hữu với niềm tin đặt vào một
“thế giới tâm linh” huyền bí.
môi trường sống, bảo vệ một sinh vật rất quý hiếm. Trước số phận bi đát của con
rùa hàng trăm tuổi, là đối tượng của sự sùng kính, nhưng lại ốm yếu, bệnh tật,
và sống trong môi trường cực kỳ ô nhiễm trong một thời gian rất dài ngay giữa
thủ đô Việt Nam, không thể không đặt ra những câu hỏi về năng lực hành xử của
chính quyền tại Việt Nam. Và rộng hơn là vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo tín
ngưỡng và mê tín, giữa ứng xử của một chính quyền thế tục và ứng xử của một nhà
nước trộn lẫn những hành xử trong đời sống hiện hữu với niềm tin đặt vào một
“thế giới tâm linh” huyền bí.
Để bước đầu hiểu rõ hơn các thực trạng liên quan đến rùa Hồ
Gươm, RFI đặt câu hỏi với nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Từ Sài Gòn, ông Dương Trung Quốc cho biết ý kiến. Mời quý vị theo dõi.
Gươm, RFI đặt câu hỏi với nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Từ Sài Gòn, ông Dương Trung Quốc cho biết ý kiến. Mời quý vị theo dõi.
RFI : Xin chào nhà sử học Dương Trung Quốc. Vừa rồi,
ở Việt Nam, như anh đã biết, có một sự kiện được nhiều công chúng quan tâm, tức
là hiện tượng rùa Hồ Gươm bị mắc bệnh nặng và liên tục nổi lên. Và sau đó, chính
quyền và các nhóm chuyên gia đã bàn thảo và đi đến quyết định đưa rùa lên bờ để
chữa trị. Vậy thì anh có thể cho biết nhận định của anh về vấn đề này được không
?
ở Việt Nam, như anh đã biết, có một sự kiện được nhiều công chúng quan tâm, tức
là hiện tượng rùa Hồ Gươm bị mắc bệnh nặng và liên tục nổi lên. Và sau đó, chính
quyền và các nhóm chuyên gia đã bàn thảo và đi đến quyết định đưa rùa lên bờ để
chữa trị. Vậy thì anh có thể cho biết nhận định của anh về vấn đề này được không
?
Ông Dương Trung Quốc: Đúng là cái sự kiện rùa Hồ Gươm,
hay đúng hơn là cứu rùa Hồ Gươm, đang thú hút sự quan tâm của cấp lãnh đạo đến
người dân bình thường. Nhưng trong sự quan tâm ấy cũng có rất nhiều ý kiến khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau.
hay đúng hơn là cứu rùa Hồ Gươm, đang thú hút sự quan tâm của cấp lãnh đạo đến
người dân bình thường. Nhưng trong sự quan tâm ấy cũng có rất nhiều ý kiến khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Tôi là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và sống rất gần Hồ
Gươm. Câu chuyện truyền thuyết về Đức Lê Lợi trả gươm thần cho rùa Thần, sau khi
chiến thắng giặc ngoại xâm đã có trong sử sách, ngay tên gọi Hồ Gươm cũng ghi
nhận huyền thoại ấy rồi. Nhưng mà tôi, và những người có độ tuổi như tôi sống
tại Hà Nội, thì thấy rằng sự gắn kết một câu chuyện truyền thuyết với một
“Cụ Rùa” có thực, đây là từ người ta hay dùng gần đây, thì chỉ là một chuyện xảy
ra gần đây, chứ không phải chuyện ngày xưa. Vả lại, chúng ta cũng biết
là, ngay bây giờ, ở đền Ngọc Sơn có một tiêu bản của cũng một “Cụ” nữa, đã “qua
đời” từ lâu rồi, mà ta giữ lại làm làm tiêu bản cho mọi người tham quan. Cũng có
nghĩa là không thể gắn “Cụ Rùa” hiện tồn với một câu chuyện truyền thuyết.
Gươm. Câu chuyện truyền thuyết về Đức Lê Lợi trả gươm thần cho rùa Thần, sau khi
chiến thắng giặc ngoại xâm đã có trong sử sách, ngay tên gọi Hồ Gươm cũng ghi
nhận huyền thoại ấy rồi. Nhưng mà tôi, và những người có độ tuổi như tôi sống
tại Hà Nội, thì thấy rằng sự gắn kết một câu chuyện truyền thuyết với một
“Cụ Rùa” có thực, đây là từ người ta hay dùng gần đây, thì chỉ là một chuyện xảy
ra gần đây, chứ không phải chuyện ngày xưa. Vả lại, chúng ta cũng biết
là, ngay bây giờ, ở đền Ngọc Sơn có một tiêu bản của cũng một “Cụ” nữa, đã “qua
đời” từ lâu rồi, mà ta giữ lại làm làm tiêu bản cho mọi người tham quan. Cũng có
nghĩa là không thể gắn “Cụ Rùa” hiện tồn với một câu chuyện truyền thuyết.
Câu chuyện rùa Hồ Gươm gắn với cả một sự tích liên quan đến
cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và tư tưởng Hòa bình của người Việt Nam. Gần đây,
có thể do việc rùa xuất hiện ngày càng nhiều khiến người ta càng quan tâm,
và đồng thời trong một bối cảnh xã hội, cái tâm
trạng xã hội hiện nay, người ta rất tin vào tất cả “những gì nằm ngoài đời sống
thực”. Cho nên, sự gắn kết dẫn đến chỗ linh thiêng hóa các thực thể đang tồn
tại.
cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và tư tưởng Hòa bình của người Việt Nam. Gần đây,
có thể do việc rùa xuất hiện ngày càng nhiều khiến người ta càng quan tâm,
và đồng thời trong một bối cảnh xã hội, cái tâm
trạng xã hội hiện nay, người ta rất tin vào tất cả “những gì nằm ngoài đời sống
thực”. Cho nên, sự gắn kết dẫn đến chỗ linh thiêng hóa các thực thể đang tồn
tại.
Nếu chúng ta gắn kết cái “Cụ Rùa” ấy với nhân chứng của lịch
sử, nhân vật của truyền thuyết thì sẽ phải ứng xử khác, mà cách ứng xử khác này,
đôi khi, sẽ không tác động tích cực vào mục tiêu rất quan trọng và cấp bách, là
cứu sống một sinh thể như vậy. Đấy chính là cái mà trong toàn bộ quá trình triển
khai việc này, (tôi thấy) rất lúng túng. Lúng túng từ cái việc đụng chạm vào
“Cụ” như thế nào? Rồi cứ gắn kết cho sự xuất hiện của “Cụ” rất nhiều ý
nghĩa khác nhau, cho nên dẫn đến việc chữa trị rất chậm trễ. Bây giờ,
gần như cấp bách đến độ, không thể không làm được, thì mới bắt đầu đụng chạm
vào.
sử, nhân vật của truyền thuyết thì sẽ phải ứng xử khác, mà cách ứng xử khác này,
đôi khi, sẽ không tác động tích cực vào mục tiêu rất quan trọng và cấp bách, là
cứu sống một sinh thể như vậy. Đấy chính là cái mà trong toàn bộ quá trình triển
khai việc này, (tôi thấy) rất lúng túng. Lúng túng từ cái việc đụng chạm vào
“Cụ” như thế nào? Rồi cứ gắn kết cho sự xuất hiện của “Cụ” rất nhiều ý
nghĩa khác nhau, cho nên dẫn đến việc chữa trị rất chậm trễ. Bây giờ,
gần như cấp bách đến độ, không thể không làm được, thì mới bắt đầu đụng chạm
vào.
RFI: Gần đây, tức là vào hồi cuối năm 2009, có chương
trình của Đức phối hợp với Việt Nam để làm sạch hồ, thì trong đó, dường như Giáo
sư Hà Đình Đức, người chuyên nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, được giao trách nhiệm
phụ trách chuyên môn phía Việt Nam. Giáo sư Hà Đình Đức, là người ủng hộ cho
quan điểm nối kết sự linh thiêng với sinh thể rùa Hồ Gươm, qua việc đề cao mối
liên hệ giữa những lần rùa nổi lên với các sự kiện quan trọng. Vậy phải chăng
việc một người có quan niệm như thế được phân công phụ trách chương trình liên
kết với các chuyên gia Đức làm sạch hồ, thì như anh nói, sẽ không hỗ trợ cho
việc tìm ra các giải pháp cụ thể, thực tế và có hiệu quả để giải quyết vấn đề
môi trường hồ và sức khỏe rùa, có phải không, thưa anh ?
trình của Đức phối hợp với Việt Nam để làm sạch hồ, thì trong đó, dường như Giáo
sư Hà Đình Đức, người chuyên nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, được giao trách nhiệm
phụ trách chuyên môn phía Việt Nam. Giáo sư Hà Đình Đức, là người ủng hộ cho
quan điểm nối kết sự linh thiêng với sinh thể rùa Hồ Gươm, qua việc đề cao mối
liên hệ giữa những lần rùa nổi lên với các sự kiện quan trọng. Vậy phải chăng
việc một người có quan niệm như thế được phân công phụ trách chương trình liên
kết với các chuyên gia Đức làm sạch hồ, thì như anh nói, sẽ không hỗ trợ cho
việc tìm ra các giải pháp cụ thể, thực tế và có hiệu quả để giải quyết vấn đề
môi trường hồ và sức khỏe rùa, có phải không, thưa anh ?
Ông Dương Trung Quốc: Anh Hà Đình Đức là người rất thân
thiết với bọn tôi. Phải nói anh ấy rất nhiệt tâm, và anh ấy cũng hoạt động rất
tích cực trong việc bảo vệ môi trường ở Hồ Gươm nói chung, và thứ hai là với “Cụ
Rùa”. “Cụ Rùa” cũng là cách nói rất trân trọng mà anh ấy nói về rùa Hồ Gươm. Anh
ấy cũng là người nghiên cứu nhiều.
thiết với bọn tôi. Phải nói anh ấy rất nhiệt tâm, và anh ấy cũng hoạt động rất
tích cực trong việc bảo vệ môi trường ở Hồ Gươm nói chung, và thứ hai là với “Cụ
Rùa”. “Cụ Rùa” cũng là cách nói rất trân trọng mà anh ấy nói về rùa Hồ Gươm. Anh
ấy cũng là người nghiên cứu nhiều.
Nhưng mà ở đây tôi muốn nói đến cái giải pháp. Giải pháp
không chỉ dựa trên cái gọi là “tâm linh”, mà nó là vấn đề khoa học. Và
nó còn là vấn đề phải có phương pháp nào để bảo đảm tính khả thi. Cho nên, cái
việc đưa một công nghệ của người Đức vào, không phải không tốn kém, thành phố
cũng sẵn sàng và cũng làm, nhưng cũng làm không đến nơi đến chốn được. Chỉ làm
nửa vời thôi. Lý do vì sao tôi không biết, có thể là thiếu tiền, thiếu phương
tiện, thiết bị, không khả thi, v.v. Cuối cùng là vẫn cứ lúng túng. Làm một thời
gian xong, thì bây giờ cái nước hồ về cơ bản vẫn chưa được khắc phục một cách
triệt để, và vẫn là một tác nhân tiêu cực đến rùa Hồ Gươm.
không chỉ dựa trên cái gọi là “tâm linh”, mà nó là vấn đề khoa học. Và
nó còn là vấn đề phải có phương pháp nào để bảo đảm tính khả thi. Cho nên, cái
việc đưa một công nghệ của người Đức vào, không phải không tốn kém, thành phố
cũng sẵn sàng và cũng làm, nhưng cũng làm không đến nơi đến chốn được. Chỉ làm
nửa vời thôi. Lý do vì sao tôi không biết, có thể là thiếu tiền, thiếu phương
tiện, thiết bị, không khả thi, v.v. Cuối cùng là vẫn cứ lúng túng. Làm một thời
gian xong, thì bây giờ cái nước hồ về cơ bản vẫn chưa được khắc phục một cách
triệt để, và vẫn là một tác nhân tiêu cực đến rùa Hồ Gươm.
RFI: Vừa rồi, liên quan đến cái linh thiêng nằm ngoài
hiện thực như anh nói, thì trong mấy ngày vừa qua, để chuẩn bị cho việc đưa rùa
Hồ Gươm lên chữa trị, có xuất hiện một số nghi lễ, dường như do chính quyền
thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan, được tổ chức tại đền Ngọc Sơn và tại
Tháp Rùa. Vậy anh nhận định như thế nào về các nghi lễ này?
hiện thực như anh nói, thì trong mấy ngày vừa qua, để chuẩn bị cho việc đưa rùa
Hồ Gươm lên chữa trị, có xuất hiện một số nghi lễ, dường như do chính quyền
thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan, được tổ chức tại đền Ngọc Sơn và tại
Tháp Rùa. Vậy anh nhận định như thế nào về các nghi lễ này?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi cho rằng cái nghi lễ, trước
hết là cái phương tiện để “an dân” đã, tức là làm cho mọi người an tâm. Bởi vì
muốn nhìn ở góc độ nào chăng nữa, thì cái quan trọng nhất là tác động vào tâm lý
xã hội, điều này thể hiện sự quan tâm, và trân trọng đối với việc làm kể trên.
Tôi nghĩ là việc ấy rất bình thường và trở nên quá bình thường ở Việt Nam rồi.
Bây giờ, các nhà lãnh đạo đều xuất hiện ở những nơi nào có đời sống tín ngưỡng,
đời sống tâm linh, và đời sống mà người dân đang quan tâm. Tôi cho rằng đây cũng
là mặt tích cực. Nhưng nếu chúng ta bị quá ràng buộc vào những cái đó, thì tôi
cho rằng chưa chắc đã là điều cần thiết.
hết là cái phương tiện để “an dân” đã, tức là làm cho mọi người an tâm. Bởi vì
muốn nhìn ở góc độ nào chăng nữa, thì cái quan trọng nhất là tác động vào tâm lý
xã hội, điều này thể hiện sự quan tâm, và trân trọng đối với việc làm kể trên.
Tôi nghĩ là việc ấy rất bình thường và trở nên quá bình thường ở Việt Nam rồi.
Bây giờ, các nhà lãnh đạo đều xuất hiện ở những nơi nào có đời sống tín ngưỡng,
đời sống tâm linh, và đời sống mà người dân đang quan tâm. Tôi cho rằng đây cũng
là mặt tích cực. Nhưng nếu chúng ta bị quá ràng buộc vào những cái đó, thì tôi
cho rằng chưa chắc đã là điều cần thiết.
RFI: Tức là trong trường hợp này, theo anh, nó không
ảnh hưởng nhiều đến việc mình đưa ra các giải pháp cụ thể, bởi vì thực tế là,
giải pháp đã được đề ra rồi?
ảnh hưởng nhiều đến việc mình đưa ra các giải pháp cụ thể, bởi vì thực tế là,
giải pháp đã được đề ra rồi?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi cho rằng nó chỉ là nghi thức
thôi, nó chỉ làm an dân, làm an lòng, và không chỉ là an dân, mà còn an cả các
nhà lãnh đạo nữa. Bởi vì các nhà lãnh đạo bây giờ cũng rất ngại những điều rủi
ro, cái rủi ro trong đời sống xã hội. Cho nên, yên tâm nhất là làm những gì dân
thích làm, thì mình cũng làm theo. Và bản thân có thể là chính những người lãnh
đạo họ cũng tin nữa.
thôi, nó chỉ làm an dân, làm an lòng, và không chỉ là an dân, mà còn an cả các
nhà lãnh đạo nữa. Bởi vì các nhà lãnh đạo bây giờ cũng rất ngại những điều rủi
ro, cái rủi ro trong đời sống xã hội. Cho nên, yên tâm nhất là làm những gì dân
thích làm, thì mình cũng làm theo. Và bản thân có thể là chính những người lãnh
đạo họ cũng tin nữa.
RFI: Nhưng liệu việc này, trước mắt có thể không ảnh
hưởng gì, bởi vì đã có quy trình để trị liệu cho rùa rồi, nhưng về lâu, về dài,
như anh phê bình lúc này, việc linh thiêng hóa quá mức các thực thể tồn tại
ngoài đời sống thực, thì về sau nó có thể tác động đến quá trình làm sạch hồ và
bảo vệ môi trường của hồ hay không?
hưởng gì, bởi vì đã có quy trình để trị liệu cho rùa rồi, nhưng về lâu, về dài,
như anh phê bình lúc này, việc linh thiêng hóa quá mức các thực thể tồn tại
ngoài đời sống thực, thì về sau nó có thể tác động đến quá trình làm sạch hồ và
bảo vệ môi trường của hồ hay không?
Ông Dương Trung Quốc: Nếu tiếp tục cách nhận thức như
thế này, chắc chắn, sinh thể này (tức rùa Hồ Gươm) một ngày nào đó cũng phải
biến mất trên cõi đời này. Vậy lúc đó sẽ giải thích như thế nào? Đấy là điềm gì?
Cho nên, quan điểm của tôi là: truyền thuyết là truyền thuyết, và cuộc
sống thực là cuộc sống thực, để mà ta có thể ứng xử với nó, có thể tác động đến
một cách tích cực, để duy trì các lợi ích lâu dài. Còn sự gắn kết đó, có
thể người dân, do những nhận thức khác nhau, tự họ gắn kết. Không nên tạo
thành một dư luận xã hội tuyệt đối hóa chuyện đó. Cái này, nó cũng giống
như một tín ngưỡng.
thế này, chắc chắn, sinh thể này (tức rùa Hồ Gươm) một ngày nào đó cũng phải
biến mất trên cõi đời này. Vậy lúc đó sẽ giải thích như thế nào? Đấy là điềm gì?
Cho nên, quan điểm của tôi là: truyền thuyết là truyền thuyết, và cuộc
sống thực là cuộc sống thực, để mà ta có thể ứng xử với nó, có thể tác động đến
một cách tích cực, để duy trì các lợi ích lâu dài. Còn sự gắn kết đó, có
thể người dân, do những nhận thức khác nhau, tự họ gắn kết. Không nên tạo
thành một dư luận xã hội tuyệt đối hóa chuyện đó. Cái này, nó cũng giống
như một tín ngưỡng.
RFI: Anh vừa nói đến chuyện “tín ngưỡng” và “tâm
linh”. Thái độ đối với những chuyện này rõ ràng có ảnh hưởng đến một ứng xử cụ
thể, như vấn đề làm sạch hồ và bảo vệ đời sống các sinh vật, trong đó có rùa Hồ
Gươm. Nhân chuyện này, bởi nó không chỉ liên quan đến chuyện bảo vệ Hồ Gươm và
một sinh vật quý, mà nó còn liên quan đến các tín ngưỡng của rất nhiều người
trong xã hội Việt Nam, tôi xin được đặt vấn đề, hiện nay tại Việt Nam, có nhiều
chỉ trích một số nhà lãnh đạo có đưa ra một số định hướng, tham gia trực tiếp
đến các hoạt động tín ngưỡng gây ra những tác động, mà báo chí và dư luận gọi là
thúc đẩy sự cuồng tín trong xã hội. Với tư cách là nhà sử học và một người hoạt
động trong nghị trường, anh có ý kiến như thế nào về chuyện này ?
linh”. Thái độ đối với những chuyện này rõ ràng có ảnh hưởng đến một ứng xử cụ
thể, như vấn đề làm sạch hồ và bảo vệ đời sống các sinh vật, trong đó có rùa Hồ
Gươm. Nhân chuyện này, bởi nó không chỉ liên quan đến chuyện bảo vệ Hồ Gươm và
một sinh vật quý, mà nó còn liên quan đến các tín ngưỡng của rất nhiều người
trong xã hội Việt Nam, tôi xin được đặt vấn đề, hiện nay tại Việt Nam, có nhiều
chỉ trích một số nhà lãnh đạo có đưa ra một số định hướng, tham gia trực tiếp
đến các hoạt động tín ngưỡng gây ra những tác động, mà báo chí và dư luận gọi là
thúc đẩy sự cuồng tín trong xã hội. Với tư cách là nhà sử học và một người hoạt
động trong nghị trường, anh có ý kiến như thế nào về chuyện này ?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng, tâm linh là một
phần của đời sống con người, mà đã có một thời kỳ người ta gắn với cái “mê tín
dị đoan”, và có một sự cấm đoán nhất định. Nhưng, từ cực này, hay nhảy sang cực
kia, đến giờ đây, có thể nói là người ta rất tôn trọng (tâm linh). Cái tôn trọng
này được luật pháp bảo vệ, nhưng đôi khi lại hơi thái quá. Ví dụ như cái hiện
tượng gắn với “lễ hội” chẳng hạn. Ví dụ như, lễ hội đền Trần, người ta nói rất
nhiều đến các cán bộ, công chức đến đó để cầu cúng chuyện thăng quan tiến chức,
không phải bằng chính cái năng lực của mình.
phần của đời sống con người, mà đã có một thời kỳ người ta gắn với cái “mê tín
dị đoan”, và có một sự cấm đoán nhất định. Nhưng, từ cực này, hay nhảy sang cực
kia, đến giờ đây, có thể nói là người ta rất tôn trọng (tâm linh). Cái tôn trọng
này được luật pháp bảo vệ, nhưng đôi khi lại hơi thái quá. Ví dụ như cái hiện
tượng gắn với “lễ hội” chẳng hạn. Ví dụ như, lễ hội đền Trần, người ta nói rất
nhiều đến các cán bộ, công chức đến đó để cầu cúng chuyện thăng quan tiến chức,
không phải bằng chính cái năng lực của mình.
Liên quan đến việc cứu rùa ở hồ Hoàn Kiếm, trong việc
hành xử của chính quyền, có thể hiểu được góc độ của sự quan tâm,
đầu tư, nhưng cũng có thể hiểu được rằng, (họ có) cái phía quá tin vào
những chuyện mang tính chất thuần túy tâm linh, vượt quá giới hạn, như vậy, cũng
không phù hợp với cung cách của một nhà nước gọi là “Laïque”, tức là nhà nước
không tôn giáo. Cho nên điều này cũng gây phản cảm. Một nhà lãnh đạo mà
cứ đứng xì xụp lạy như thế, thì có thể phần nào người dân cho là, anh ta cũng
tôn trọng “tín ngưỡng”, nhưng mặt khác, nếu con người hành xử theo tín ngưỡng
(như thế) ấy thì làm sao có thể điều hành được một nhà nước thế tục.
hành xử của chính quyền, có thể hiểu được góc độ của sự quan tâm,
đầu tư, nhưng cũng có thể hiểu được rằng, (họ có) cái phía quá tin vào
những chuyện mang tính chất thuần túy tâm linh, vượt quá giới hạn, như vậy, cũng
không phù hợp với cung cách của một nhà nước gọi là “Laïque”, tức là nhà nước
không tôn giáo. Cho nên điều này cũng gây phản cảm. Một nhà lãnh đạo mà
cứ đứng xì xụp lạy như thế, thì có thể phần nào người dân cho là, anh ta cũng
tôn trọng “tín ngưỡng”, nhưng mặt khác, nếu con người hành xử theo tín ngưỡng
(như thế) ấy thì làm sao có thể điều hành được một nhà nước thế tục.
RFI: Thưa anh, trong tương lai gần, có khả năng khắc
phục được sự chồng chéo, thiếu minh bạch kể trên không ?
phục được sự chồng chéo, thiếu minh bạch kể trên không ?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi không dùng khái niệm thiếu
minh bạch, mà tôi cho rằng, (trong tương lai rồi) sẽ làm cho rõ ràng ra: đời
sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần. Mà đã là đời sống tâm linh thì
không thể vụ lợi được, thì như vậy, nó sẽ trong sáng hơn. Đời sống xã hội được
xây dựng với một hệ thống giá trị dựa trên năng lực, đóng góp của con người, hơn
là cái may rủi, việc cầu xin những điều không xuất phát từ chính năng lực của
mình.
minh bạch, mà tôi cho rằng, (trong tương lai rồi) sẽ làm cho rõ ràng ra: đời
sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần. Mà đã là đời sống tâm linh thì
không thể vụ lợi được, thì như vậy, nó sẽ trong sáng hơn. Đời sống xã hội được
xây dựng với một hệ thống giá trị dựa trên năng lực, đóng góp của con người, hơn
là cái may rủi, việc cầu xin những điều không xuất phát từ chính năng lực của
mình.
RFI: Xin trân trọng cảm ơn nhà sử học Dương Trung
Quốc đã trả lời phỏng vấn.
Quốc đã trả lời phỏng vấn.
TT
Nguồn: Viet.rfi.fr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét