Thông tin vào ngày 25/3 mây phóng xạ do sự cố nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản sẽ lan đến Việt Nam khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, khi lan đến Việt Nam liệu mây phóng xạ sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người dân.
Theo tính toán của các nhà khoa học, vào ngày mai, 25/3, mây phóng xạ do sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản sẽ lan đến Việt Nam. Tuy nhiên, trả lời VTC hôm 22/3, tiến sĩ Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân khẳng định, mây phóng xạ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người dân.
Theo tính toán của các nhà khoa học, vào ngày mai, 25/3, mây phóng xạ do sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản sẽ lan đến Việt Nam. Tuy nhiên, trả lời VTC hôm 22/3, tiến sĩ Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân khẳng định, mây phóng xạ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người dân.
Ông Nhân cũng cho hay, phóng xạ chỉ xuống các tỉnh phía Nam chứ không ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc.
Theo số liệu quan trắc từ trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) hôm 23/3, cho thấy, đám mây phóng xạ đã phát tán đến 3 ba vùng là Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Riêng với Việt Nam, theo kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt ngày 22 –23/3/2011, trong bụi khí chỉ quan trắc thấy các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ và K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất. Nhưng chưa có dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện trên lãnh thổ nước ta các đồng vị phóng xạ đặc trưng, như các đồng vị nhân tạo của Iốt (I) và Xê-di (Cs), liên quan các sự cố ở các lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Phukushima 1 (Nhật bản).
Hình ảnh mô phỏng về sự di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong các ngày 23, 24/3 ở vùng Đông Nam Á. Ảnh: Vaec.gov.vn. |
Dĩ nhiên, việc xuất hiện các đồng vị nhân tạo của Iốt (I) và Xê-di (Cs) cũng chưa nói gì về mức độ ảnh hưởng đên sưc khoẻ dân chúng. Trong bản báo cáo về số liệu phóng xạ môi trường công bố ngày 23/3 của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã nhấn mạnh rằng, mạng lưới Trạm quan trắc phóng xạ hạt nhân của tổ chức CTBTO được xây dựng cho mục đích phát hiện các vụ thử nổ hạt nhân.
Do vậy nó rất nhạy và có thể phát hiện được các hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp trong bầu khí quyển. Vì thế, mặc dù có thể phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ thông qua các trạm quan trắc của CTBTO nhưng chưa hẳn liều lượng phóng xạ tại nơi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Trung Tâm Dữ liệu quốc gia của Việt nam trong mạng lưới của Tổ chức CTBTO đặt tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sự di chuyển của đám mây phóng xạ từ số liệu của CTBTO được cập nhật hàng ngày. “Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu nguy hiểm, chúng tôi sẽ phát đi cảnh báo”, tiến sĩ Ngô Đăng Nhân khẳng định.
Lê Văn (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét