- Ngày 22/3, nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Hà Tĩnh bất ngờ phát hiện một cặp câu đối cổ thời Nguyễn hình lá chuối rất đặc biệt.
Sáng 23/3, trao đổi với VietNamNet, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, câu đối trên được phát hiện tại nhà thờ dòng họ Lê thuộc xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Câu đối có chiều dài 1,3m, rộng 0,3m, nhìn từ xa trông giống như tàu là chuối xanh nhưng thực tế chất liệu được làm bằng gỗ quý. Trên bề mặt có khắc nổi 7 chữ Hán, xung quanh được trang trí các họa tiết hoa lá. Đặc biệt phía dưới câu đối còn có hình thằn lằn phỏng theo mô típ dân gian.
Sáng 23/3, trao đổi với VietNamNet, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, câu đối trên được phát hiện tại nhà thờ dòng họ Lê thuộc xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Câu đối có chiều dài 1,3m, rộng 0,3m, nhìn từ xa trông giống như tàu là chuối xanh nhưng thực tế chất liệu được làm bằng gỗ quý. Trên bề mặt có khắc nổi 7 chữ Hán, xung quanh được trang trí các họa tiết hoa lá. Đặc biệt phía dưới câu đối còn có hình thằn lằn phỏng theo mô típ dân gian.
Câu đối được khắc nổi trên nền hình tàu lá chuối xanh (Ảnh: Thanh niên) |
Theo ông Hạnh, câu đối trên rất lạ ở chỗ những câu đối cùng thời thường chỉ được viết trên các khối gỗ hình chữ nhật nhưng đôi câu đối này lại được khắc trên hình lá chuối.
Hiện Bảo tàng Hà Tĩnh đang tiến hành phân tích ý nghĩa của 2 câu đối này. Theo đánh giá ban đầu, nhiều khả năng nội dung của câu đối có liên quan đến danh thần Lê Trọng Nhạ - một quan văn dưới triều Nguyễn, từng đậu Tiến sĩ khoa thi Bính Ngọ năm 1846 và được nhà Nguyễn phong tước Hầu và ban sắc thần.
Để ghi nhớ công ơn của ông, người dân làng Vịnh xưa (nay là xã Cẩm Vịnh) đã lập đền thờ, lưu danh với quê hương đất nước.
Minh Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét