Bà Trần Lệ Xuân từng đảm nhiệm vai trò Đệ nhất Phu nhân
Tin cho hay cựu Đệ nhất Phu nhân Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam Trần Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu, vừa qua đời ở tuổi 87.
Nhật báo Người Việt trụ sở tại California, Hoa Kỳ, dẫn lời một nguồn tin thân cận với bà cho hay bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã qua đời "hồi 2 giờ sáng Chủ nhật, trùng ngày lễ Phục Sinh 2011, tại một bệnh viện ở Rome, Ý".
Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Hà Nội trong một gia đình danh giá: thân mẫu của bà là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, nhà vua cuối cùng của triều Nguyễn.
Thân phụ của bà là Luật sư Trần Văn Chương, người từng giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.
Thời bé, bà Trần Lệ Xuân học trường Albert Sarraut và tốt nghiệp tú tài.
Năm 1943 bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu đồng thời bắt đầu theo Công giáo. Ông Ngô Đình Nhu là em trai và là cố vấn cho Tổng thống VNCH lúc đó là ông Ngô Đình Diệm, vì vậy bà Trần Lệ Xuân còn được gọi là 'Bà Cố vấn'.
Vì Tổng thống Diệm không có vợ, nên bà cũng được coi là Đệ nhất Phu nhân VNCH (1955-1963).
Gây tranh cãi
Vai trò của bà Trần Lệ Xuân trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam được cho là gây tranh cãi.
Lúc đó, bà cũng là dân biểu và là Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới.
Với các phát biểu và hành động thẳng thừng, nhiều khi bị chỉ trích là bất cẩn và quá khích, bà bị cáo buộc "lộng quyền", và có người cho rằng đã góp phần làm tăng sự bất mãn đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới cuộc đảo chính ngày 01/11/1963.
Khi xảy ra đảo chính và cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân và con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đang công cán nước ngoài. Kể từ đó, bà sống lưu vong, không quay trở lại Việt Nam.
Những năm cuối đời, bà sống tại Rome, Ý.
Ông bà Ngô Đình Nhu có bốn người con, hai trai, hai gái. Trưởng nữ Lệ Thủy qua đời vì tai nạn giao thông năm 1968.
Bà Trần Lệ Xuân còn được biết tới như người đã vẽ kiểu chiếc áo dài cách tân có cổ thuyền, hay còn gọi là 'Áo dài Trần Lệ Xuân'.
Tin cho hay cựu Đệ nhất Phu nhân Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam Trần Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu, vừa qua đời ở tuổi 87.
Nhật báo Người Việt trụ sở tại California, Hoa Kỳ, dẫn lời một nguồn tin thân cận với bà cho hay bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã qua đời "hồi 2 giờ sáng Chủ nhật, trùng ngày lễ Phục Sinh 2011, tại một bệnh viện ở Rome, Ý".
Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Hà Nội trong một gia đình danh giá: thân mẫu của bà là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, nhà vua cuối cùng của triều Nguyễn.
Thân phụ của bà là Luật sư Trần Văn Chương, người từng giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.
Thời bé, bà Trần Lệ Xuân học trường Albert Sarraut và tốt nghiệp tú tài.
Năm 1943 bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu đồng thời bắt đầu theo Công giáo. Ông Ngô Đình Nhu là em trai và là cố vấn cho Tổng thống VNCH lúc đó là ông Ngô Đình Diệm, vì vậy bà Trần Lệ Xuân còn được gọi là 'Bà Cố vấn'.
Vì Tổng thống Diệm không có vợ, nên bà cũng được coi là Đệ nhất Phu nhân VNCH (1955-1963).
Gây tranh cãi
Vai trò của bà Trần Lệ Xuân trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam được cho là gây tranh cãi.
Lúc đó, bà cũng là dân biểu và là Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới.
Với các phát biểu và hành động thẳng thừng, nhiều khi bị chỉ trích là bất cẩn và quá khích, bà bị cáo buộc "lộng quyền", và có người cho rằng đã góp phần làm tăng sự bất mãn đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới cuộc đảo chính ngày 01/11/1963.
Khi xảy ra đảo chính và cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân và con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đang công cán nước ngoài. Kể từ đó, bà sống lưu vong, không quay trở lại Việt Nam.
Những năm cuối đời, bà sống tại Rome, Ý.
Ông bà Ngô Đình Nhu có bốn người con, hai trai, hai gái. Trưởng nữ Lệ Thủy qua đời vì tai nạn giao thông năm 1968.
Bà Trần Lệ Xuân còn được biết tới như người đã vẽ kiểu chiếc áo dài cách tân có cổ thuyền, hay còn gọi là 'Áo dài Trần Lệ Xuân'.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét