Con tằm Đại Lộc xe tơ
Bãi dâu Đại Lộc lờ mờ bên sông…
Nhờ phù sa sông mẹ bồi đắp, những ruộng dâu ven sông trở nên bạt ngàn xanh ngút tầm mắt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm từng phát đạt, từng có Xí nghiệp Ươm tơ Giao Thủy vang danh một thời.
Thời ấy, mọi chuyện "phải không", mua sắm, ăn học... của nhiều gia đình ở Đại Lộc, chủ yếu dựa vào con tằm. Con tằm đem lại nguồn thu nhập chính, "Làm ruộng ba năm không bằng nuôi tằm một lứa".
Tuy nhiên, nuôi tằm cũng vất vả trăm bề "Làm ruộng ăn cơm nằm/Nuôi tằm ăn cơm đứng". Vất vả là bởi, tằm không thể nhịn đói được lâu mà phải ăn liên tục, cứ 3 - 4 giờ, bất kể ngày đêm, khuya sớm, phải cho tằm ăn một lần. Làm ruộng, trời mưa hay mệt mỏi có thể không ra đồng đôi bữa cũng chẳng sao, nhưng nuôi tằm phải đội mưa đội gió hái dâu. Chưa hết, dâu ướt phải nai lưng ra quạt (hồi ấy chưa có quạt máy như bây giờ), vì tằm ăn dâu ướt là sinh bệnh ngay.
Những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ trước, trừ khi dâu mới trồng chưa có lá, còn thì nuôi tằm hầu như quanh năm. Lứa tằm này chưa chín đã bắt đầu "phen" lứa khác. Đại gia đình, từ trẻ đến già, đều tham gia vào công việc này như một dây chuyền công nghiệp: người hái dâu, người cho tằm ăn, người trông bủa tằm, bắt kén. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Nhiệm vụ của bọn trẻ con là bắt tằm chín cho lên bủa và giữ bủa, canh chừng ruồi bu, kiến đậu. Làm riết rồiđâm ghiền và… thương con tằm lúc nào chẳng biết.
Tằm là con vật sạch sẽvà hiền lành nhất thế gian, hễ dâu kém sạch một chút hay môi trường chung quanh mất vệ sinh là đổ bệnh. Mỗi ngày phải thay phân cho tằm một lần, nếu không tằm cũng không thể "sống chung với phân" - dù đó là phân của mình - quá một ngàyđược. Nó chẳng bao giờ gây hấn với bất cứ con vật nào. Nó sinh ra chỉ để làm kén, nhả tơ, lặng lẽ...
Nhờ nuôi tằm mà cha mẹ tôi và hàng nghìn gia đình khác cải thiện được kinh tế gia đình, có tiền cho con ăn học. Sau đó, vì chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cây dâu dần vắng bóng trên đồng ruộng. Số người nuôi tằm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, Xí nghiệp Ươm tơ Giao Thủy cũng giải thể. Để rồi, mỗi lần về ngang qua chỗ xí nghiệp đứng chân trước đây, không người dân nào của Đại An, Đại Hòa không nhớ đến tiếng thoi rộn rã một thời, và cảm thấy lòng bứt rứt như thiếu vắng điều gì. Những chiếc nong nuôi tằm trước kia nay nằm chỏng chơ.Đũi tằm cũng xếp xó.
Đồng đất Đại An, Đại Hòa trước kia nổi tiếng với những "bãi dâu lờ mờ bên sông", bây giờ cũng có tiếng với vùng rau chuyên canh; mỗi héc ta cho thu nhập trên dưới 50 triệu đồng. Mặc dù Nhà nước có chủ trương khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, ưu đãi cho những nông dân đi tiên phong trong việc này, nhưng người dân vẫn hờ hững, vì làm rau màu thu nhập cao hơn nhiều, lại ít tất bật hơn.
Hình ảnh cô thôn nữ nghiêng nghiêng vành nón lá, tay thoăn thoắt hái dâu, tay ươm tơ dệt lụa, đã thành dĩ vãng, có chăng chỉ còn trong những bài thơ, câu hát: "Tay em hái lá dâu non/Tay em chăm nong tằm đỏ/Tay ươm tơ dệt lụa...". Mặc tấm áo lụa tơ tằm mượt mát, hỏi mấy ai còn nhớ, con tằm đã phải rút ruột nhả tơ. Nhớ quá đi thôi tiếng rào rào của tằm ăn rỗi...
Bãi dâu Đại Lộc lờ mờ bên sông…
Câu ca xưa ghi dấu bóng hình thương yêu: cây dâu và con tằm Đại Lộc. Đó là nơi mà một nhà thơ từng mô tả: "Người ơi Giao Thủy đôi dòng nước/ Gặp gỡ nhau chi để ngại ngùng…". Giao Thủy, nơi gặp gỡ của dòng Thu Bồn và Vu Gia, là nôi tằm tơ của Đại Lộc.
Nhờ phù sa sông mẹ bồi đắp, những ruộng dâu ven sông trở nên bạt ngàn xanh ngút tầm mắt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm từng phát đạt, từng có Xí nghiệp Ươm tơ Giao Thủy vang danh một thời.
Thời ấy, mọi chuyện "phải không", mua sắm, ăn học... của nhiều gia đình ở Đại Lộc, chủ yếu dựa vào con tằm. Con tằm đem lại nguồn thu nhập chính, "Làm ruộng ba năm không bằng nuôi tằm một lứa".
Tuy nhiên, nuôi tằm cũng vất vả trăm bề "Làm ruộng ăn cơm nằm/Nuôi tằm ăn cơm đứng". Vất vả là bởi, tằm không thể nhịn đói được lâu mà phải ăn liên tục, cứ 3 - 4 giờ, bất kể ngày đêm, khuya sớm, phải cho tằm ăn một lần. Làm ruộng, trời mưa hay mệt mỏi có thể không ra đồng đôi bữa cũng chẳng sao, nhưng nuôi tằm phải đội mưa đội gió hái dâu. Chưa hết, dâu ướt phải nai lưng ra quạt (hồi ấy chưa có quạt máy như bây giờ), vì tằm ăn dâu ướt là sinh bệnh ngay.
Những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ trước, trừ khi dâu mới trồng chưa có lá, còn thì nuôi tằm hầu như quanh năm. Lứa tằm này chưa chín đã bắt đầu "phen" lứa khác. Đại gia đình, từ trẻ đến già, đều tham gia vào công việc này như một dây chuyền công nghiệp: người hái dâu, người cho tằm ăn, người trông bủa tằm, bắt kén. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Nhiệm vụ của bọn trẻ con là bắt tằm chín cho lên bủa và giữ bủa, canh chừng ruồi bu, kiến đậu. Làm riết rồiđâm ghiền và… thương con tằm lúc nào chẳng biết.
Tằm là con vật sạch sẽvà hiền lành nhất thế gian, hễ dâu kém sạch một chút hay môi trường chung quanh mất vệ sinh là đổ bệnh. Mỗi ngày phải thay phân cho tằm một lần, nếu không tằm cũng không thể "sống chung với phân" - dù đó là phân của mình - quá một ngàyđược. Nó chẳng bao giờ gây hấn với bất cứ con vật nào. Nó sinh ra chỉ để làm kén, nhả tơ, lặng lẽ...
Nhờ nuôi tằm mà cha mẹ tôi và hàng nghìn gia đình khác cải thiện được kinh tế gia đình, có tiền cho con ăn học. Sau đó, vì chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cây dâu dần vắng bóng trên đồng ruộng. Số người nuôi tằm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, Xí nghiệp Ươm tơ Giao Thủy cũng giải thể. Để rồi, mỗi lần về ngang qua chỗ xí nghiệp đứng chân trước đây, không người dân nào của Đại An, Đại Hòa không nhớ đến tiếng thoi rộn rã một thời, và cảm thấy lòng bứt rứt như thiếu vắng điều gì. Những chiếc nong nuôi tằm trước kia nay nằm chỏng chơ.Đũi tằm cũng xếp xó.
Đồng đất Đại An, Đại Hòa trước kia nổi tiếng với những "bãi dâu lờ mờ bên sông", bây giờ cũng có tiếng với vùng rau chuyên canh; mỗi héc ta cho thu nhập trên dưới 50 triệu đồng. Mặc dù Nhà nước có chủ trương khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, ưu đãi cho những nông dân đi tiên phong trong việc này, nhưng người dân vẫn hờ hững, vì làm rau màu thu nhập cao hơn nhiều, lại ít tất bật hơn.
Hình ảnh cô thôn nữ nghiêng nghiêng vành nón lá, tay thoăn thoắt hái dâu, tay ươm tơ dệt lụa, đã thành dĩ vãng, có chăng chỉ còn trong những bài thơ, câu hát: "Tay em hái lá dâu non/Tay em chăm nong tằm đỏ/Tay ươm tơ dệt lụa...". Mặc tấm áo lụa tơ tằm mượt mát, hỏi mấy ai còn nhớ, con tằm đã phải rút ruột nhả tơ. Nhớ quá đi thôi tiếng rào rào của tằm ăn rỗi...
PHAN LÊ CHÂU NỮ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét