Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi các quốc gia châu Á hợp tác tốt hơn trong vấn đề an ninh để tránh những bất đồng tại khu vực đã và đang gia tăng mâu thuẫn từ việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.
Ông Hồ Cẩm Đào chỉ đưa ra các ý tưởng không mấy rõ ràng về một “khái niệm an ninh mới”.Tuy nhiên nhận xét của ông dường như nhằm để trấn an những nước láng giềng vốn cảm thấy lo ngại trước mức tăng trưởng kinh tế như vũ bão của Trung Quốc và việc Bắc Kinh tăng cường cỗ máy quân sự.
“Chúng ta cần phải tìm kiếm điểm chung trong khi gác bỏ khác biệt và tăng cường an ninh chung”, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu tại hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở đảo Hải Nam, Trung Quốc.
“Chúng ta phải từ bỏ não trạng Chiến tranh Lạnh và bỏ lối tiếp cận triệt thoái”
“Chúng ta cần hậu thuẫn cho một khái niệm an ninh mới lấy nền tảng là sự tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và hợp tác”.
Phát biểu của Chủ tịch nhà nước Trung Quốc được chú ý nhiều một phần bởi thông điệp được đưa ra tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, hội nghị mà Trung Quốc quảng cáo là phiên bản châu Á của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại thành phố Davos Thụy Sĩ.
Cùng hiện diện trong sự kiện này với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Hwang-sik và cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda.
Chúng ta phải từ bỏ não trạng Chiến tranh Lạnh và bỏ lối tiếp cận triệt thoái
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào
Trung Quốc kêu gọi hợp tác thêm trong bối cảnh Bắc Kinh trong hai năm qua có một số tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng về chủ quyền đảo hoặc quyền khai thác tài nguyên biển.
Chính Bác Ngao là đảo ngoài khơi biển Nam Trung Hoa - là khu vực đường biển quan trọng đã và đang là tâm điểm tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và năm nước trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc đã tìm cách để giảm bớt những quan ngại về việc Bắc Kinh đòi chủ quyền biển toàn bộ khu vực cũng như các đảo mà nói rằng nó sẽ không cản trở vận tả biển và thương mại của tàu bè qua khu vực này.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh gọi là biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) là lợi ích cốt lõi của quốc gia và đã các tàu đánh cá của Philippines và Việt Nam.
Những vụ này đã gây phản ứng dữ dội trong khu vực đã khiến các nước này xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, cường quốc có hải quân đóng vài trò chi phối trong khu vực.
Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã và đang tăng cường liên minh quân sự với Hoa Kỳ, một phần là kết quả của việc Trung Quốc tăng cường đầu tư quân sự và việc Bắc Kinh không lên án hành động khiêu khích của đồng minh cộng sản Bắc Triều Tiên.
“Não trạng Chiến tranh Lạnh” là điều mà Trung Quốc coi như sự đe dọa, đặc biệt là ở Mỹ và Phương Tây.
Trong khi Trung Quốc chính thức nói họ không có liên minh quân sự nào, Bắc Kinh đã tìm cách tăng cường sự tin tưởng thông qua các chuyến thăm song phương và tập trận chung với lực lượng các nước trong khu vực cũng như xa hơn khu vực.
Đến dự diễn đàn Bác Ngao, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev kêu gọi các nước có phản ứng phối hợp nhằm đối phó với những thảm họa.
Trong khi đó, Tổng thống Brazil, bà Dilma Roussef thì cùng các lãnh đạo khác thì chú trọng tới các vấn đề mậu dịch và kinh tế toàn cầu, vốn là trọng tâm chính của Diễn đàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét