Sau hơn nửa tháng đưa rùa Hồ Gươm về chân Tháp Rùa chữa bệnh, vấn đề được không chỉ giới khoa học mà nhiều người dân đặc biệt quan tâm là đây có phải loài mới hay không? Chiều qua (22-4), kết quả này chính thức được GS-TS Lê Trần Bình (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học) công bố.
Rùa Hồ Gươm (Rafetus Vietnamensis)
Đây là tên gọi chính thức của cá thể rùa Hồ Gươm theo cách gọi trong nước cũng như theo danh pháp quốc tế được GS Lê Trần Bình khẳng định thông qua kết quả phân tích ADN. Phương pháp giám định gene được lựa chọn là dùng gene ti thể - một trong những phương pháp hiện đại nhất thế giới hiện nay - để xác định loài. Ba mẫu (máu, bông dùng rửa vết thương và một ít da) đã được sử dụng để giải mã gene. “So sánh mẫu gene thu được từ cá thể rùa Hồ Gươm với một số mẫu gene rùa khổng lồ hiện được lưu giữ tại chùa Hưng Ký (Hà Nội) và Quảng Phú (Thanh Hóa) đã được phân tích trước đó cho thấy giống nhau một cách tuyệt đối. Đây là loài động vật đặc hữu của cả nước, có vùng phân bố thuộc lưu vực ba con sông là sông Hồng, sông Mã, sông Đà ở miền Bắc Việt Nam” - GS Lê Trần Bình khẳng định.
TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, những ngày tới sẽ làm mái che tại bể dưỡng thương nơi rùa đang sống nhằm đề phòng thời tiết quá nắng nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá thể này. Ở đây cũng cho thiết kế một đài phun nước để làm mát và cung cấp thêm ôxi. Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị với thành phố cho phép đưa rùa ra bể quây rộng khoảng 1.000m2 tại chân Tháp Rùa để rùa có điều kiện tái hòa nhập với môi trường sống tự nhiên bấy lâu. Riêng về công tác chữa trị, dự kiến khoảng một tuần/lần sẽ đưa rùa lên để kiểm tra và bôi thuốc. Trong quá trình cải tạo hồ, nhất thiết cần có sự giám sát thường xuyên các chỉ số môi trường để không ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa.
Được biết, UBND thành phố Hà Nội đã giao cho các ngành chức năng khẩn trương nạo vét bùn, cải tạo môi trường Hồ Gươm. Những ngày gần đây, công việc này đã được đẩy nhanh tiến độ và có thể hoàn thành trong khoảng 2 tháng tới.
Tại cuộc họp của Tổ khám, chẩn đoán, chữa trị cho rùa Hồ Gươm tổ chức chiều qua, các chuyên gia khẳng định rằng, việc chữa trị cho rùa có nhiều tín hiệu tích cực. Đến nay, sức khỏe của rùa Hồ Gươm tốt hơn so với khi bắt đầu chữa trị là ngày 4-4. Những vết thương trên mai, cổ, chân và diềm mai đều dần lành trở lại. Tuy nhiên, nếu quá trình cải tạo môi trường Hồ Gươm không được đẩy nhanh tiến độ thì việc sớm đưa rùa trở lại với hồ sẽ phải chậm lại.
(Theo HNM)
Chăm sóc rùa Hồ Gươm tại bể dưỡng thương. Ảnh: Đan Nhiễm |
Được biết, UBND thành phố Hà Nội đã giao cho các ngành chức năng khẩn trương nạo vét bùn, cải tạo môi trường Hồ Gươm. Những ngày gần đây, công việc này đã được đẩy nhanh tiến độ và có thể hoàn thành trong khoảng 2 tháng tới.
Nhân viên y tế bôi thuốc chữa bệnh ngoài da cho rùa Hồ Gươm. Ảnh: Hà Hồng |
GS-TS Lê Trần Bình cho biết thêm: “Chúng tôi chưa so sánh giữa cá thể rùa Hồ Gươm với cá thể rùa Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Thực tế, đã có thông tin cho rằng, rùa Đồng Mô tương đồng với cá thể rùa Hưng Ký. Nếu chiếu theo tính chất bắc cầu, thì rùa Hồ Gươm cũng tương đồng với rùa Đồng Mô. Tuy nhiên, trong khoa học không ai làm thế. Cũng không thể khẳng định rùa Hồ Gươm có cùng loài với hai cá thể đang sống ở Trung Quốc vì nước này chưa công bố lên ngân hàng gene quốc tế. Từ dữ liệu gene có được, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là hướng đến xây dựng sơ đồ tiến hóa của loài này”.
Cũng theo kết quả giải mã gene, cá thể rùa Hồ Gươm được xác định là thuộc giống cái. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định trước đó của nhiều chuyên gia thông qua phân tích kích thước, đuôi, màu da, độ bóng của da và vai có răng cưa hay không.
Cần đẩy nhanh tiến độ cải tạo môi trường Hồ Gươm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét