Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Nghe tiếng trống chầu…

Quảng Nam - Đà Nẵng là một trong những cái nôi của nghệ thuật tuồng với sự có mặt của các nghệ sĩ được tôn sùng là hậu tổ, như các NSND Nguyễn Nho Túy, Nguyễn Phẩm, Nguyễn Lai, Ngô Thị Liễu và nhà soạn tuồng Tống Phước Phổ…
Tuồng là loại hình sân khấu kịch hát truyền thống độc đáo. Từ nghệ thuật dân gian, trải qua quá trình lâu dài của lịch sử cùng sự sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã đưa tuồng trở thành bộ môn sân khấu có tính bác học. 

Dưới thời vua Tự Đức, triều đình rất ủng hộ và quan tâm tới nghệ thuật này nên không chỉ tuồng cung đình phát triển mạnh mà khắp nhân gian đều có diễn tuồng, gọi là tuồng dân gian (hay còn gọi tuồng đồ). Dù ở thứ bậc nào thì tuồng đều có nét độc đáo và sức mê hoặc lòng người.
Theo NSND Trần Đình Sanh, cái độc đáo, đặc sắc ở tuồng  chính là sự tổng hợp của các nghệ thuật diễn xuất, từ múa, hát, nói đến phục trang, hóa trang, mang đậm tính cách điệu, ước lệ và tượng, là đặc trưng riêng của loại hình sân khấu tự sự phương Đông. Dân gian có câu: “Có tích mới dịch nên tuồng”, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đặc điểm của kịch bản tuồng là vậy, nó được thể hiện chủ yếu bằng thể biền ngẫu, tứ tuyệt, lục bát hay hát đối... Cái không biết, đúng hơn là cái chưa biết dành cho khán giả, chính là trình độ, tài năng diễn xuất của nghệ sĩ, diễn viên. Thế mới biết, “Tinh là thế, thục là thế, một chân hia, một đường giáo biết mấy công phu/ Thần là đây, khí là đây, một ánh mắt, một giọng cười bao năm rèn giũa”…
alt
Vì xuất phát từ thể loại sân khấu tự sự nên khâu hóa trang nhân vật cũng đã “thông tin” cho khán giả nhận biết người trung, kẻ gian. Hóa trang bao gồm phục trang và kẻ mặt (dặm mặt hay kéo mặt). Phục trang của tuồng bao gồm bộ giáp, mãng, mang bào, long chấn, áo nhật bình, giáp nữ, áo sĩ, áo bá nạp, áo cà sa, áo quân lính, áo thế nữ và phục trang các vai yêu. 
Trong bộ giáp lại bao gồm áo giáp, lưng xiêm, quần giáp và cờ lệnh. Bộ giáp là phục trang cho các tướng quân khi xuất trận. Riêng loại phục trang mãng lại có nhiều màu sắc, mỗi màu thường chỉ mỗi tính cách nhân vật. Ví như mãng vàng chỉ dùng cho vua lúc lâm triều, mãng tía dành cho thái sư nịnh thần, mãng đỏ dùng cho các bậc trung thần, mãng xanh cho đại thần. Vai kép văn, võ mặc long chấn. Trong khi đó, áo nhật bình lại chỉ dành cho các vai nữ khuê các, nhưng tùy vị trí xã hội của mỗi nhân vật mà có các màu sắc khác nhau, như màu vàng dành cho hoàng hậu, công chúa, hoàng cô... Người xưa hay nói “cân, đai, áo, mão” có lẽ cũng xuất phát từ phục trang của tuồng, là sự ước lệ về thứ bậc, vị thế của người nào đó.
Một trong những bộ phận cấu thành nghệ thuật hóa trang tuồng là kẻ mặt hay còn gọi là dặm mặt, kéo mặt. Tuồng thuộc trường phái biểu hiện, tức diễn viên dùng động tác, ngữ điệu, ngữ khí để minh họa nhân vật. Hay nói cách khác, tuồng được xem là nghệ thuật ngoại hình. Việc kẻ mặt nhân vật chính là một trong những quy ước giữa sân khấu tuồng và khán giả để mọi người hiểu rằng nhân vật đó thuộc loại người nào: trung hay nịnh, văn hay võ, hiền lành hay độc ác, điềm tĩnh hay nóng tính. Xưa, ông Phan Văn Trị có thơ rằng: “Người trung mặt đỏ, đôi tròng bạc/ Đứa nịnh râu đen, mấy sợi còi”.
Trong nghệ thuật tuồng, việc sử dụng các kẻ mặt được quy ước cho tính cách nhân vật, như: mặt mốc là nịnh thần gian xảo; mặt trắng thường dành cho các nam, nữ thư sinh; mặt đỏ là người xuất thân từ vùng biển, thuộc người  trí tướng, nghĩa khí; mặt đỏ bầm cũng chỉ nhân vật trí tướng, sức mạnh hơn người nhưng là nhân vật phản diện, hoang dâm vô độ; mặt đen chỉ người xuất thân từ miền núi, là võ tướng, tính khí nóng nảy. Ngoài màu sắc, các yếu tố khác trong kẻ mặt cũng hàm chứa tính cách nhân vật theo cách ví von trong dân gian, như: “mặt lưỡi cày là tay đoản hậu”; “đàn ông rộng miệng thì sang”; “mặt chữ điền, râu liên tu là người đôn hậu”... Chính những yếu tố quy ước dân gian này mà tuồng luôn gần gũi với công chúng.
alt
Mặt nạ tuồng. Ảnh: tư liệu
Các vở tuồng đã được các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ xây dựng, gìn giữ và phát triển thành những vở chuẩn mực không chỉ nội dung mà còn ở các nhân vật. Tính đặc sắc của tuồng cũng thể hiện qua yếu tố này. Nói cách khác, tới nay, bộ môn nghệ thuật tuồng đã xây dựng nên một hệ thống các nhân vật điển hình, cả về phục trang và kẻ mặt.
Người chấp sự phải đánh sao cho ngọn roi bạt từ phải qua trái, vừa đánh vừa đếm, nếu dư hay thiếu là sai, là có lỗi với thánh thần. Người miền Trung và miền Nam gọi tuồng là hát bộ. Ở đây chính là sự thưởng thức từ nghệ thuật ngoại hình đến tiết tấu và giai điệu được thể hiện bởi người nghệ sĩ. Thêm vào đó là sự thôi thúc đến bồn chồn của những hồi kèn, tiếng trống “Một đôi hòm, một manh chiếu, sân đình, rạp lá; vẫn rập rình biển rộng trời cao. Ba ngọn giáo, ba lá cờ, kèn giục, trống khua; tiếng rập rình binh hùng, tướng hổ”.
Ví dụ các vai đào thì có đào cảnh (mắt phượng, mày ngài, môi trái tim), đào chiến (mắt và lông mày dựng đứng), đào ác (mắt ti hí, miệng rộng, lông mày cong lớn). Trong hệ thống vai kép thì có các vai kép trắng, gồm kép văn (mắt, lông mày dịu dàng), kép võ (mắt và lông mày hơi đứng), kép phản diện (mắt xếch, lông mày đứng); các vai kép mặt tròng xéo bao gồm tròng xéo non (thiếu niên), tròng xéo lở (thanh niên), tròng xéo già (trung niên), tròng xéo đỏ, tròng xéo xám, tròng xéo đen. 
Các vai lão trong tuồng cũng được chia làm các loại: lão trắng, lão đỏ, lão võ, lão văn, lão nông, lão mặt tròng lõa. Hệ thống vai tướng có tướng lớn, tướng nhỏ, tướng lác (tức tướng bất tài), tướng phiên (là tướng của các nước lân bang). Khái niệm tướng trong nghệ thuật tuồng không phải chỉ chức vụ mà là chỉ tính cách nhân vật. Mặt tướng thường kẻ rằn ri đen trắng, màu da có thể đen, xám, trắng tùy theo tính cách của nhân vật. Các vai khác cũng vậy, tùy tính cách của nhân vật mà kẻ mặt, ví như điểm khác nhau giữa các vai đào, vai kép thường biểu thị ở vẻ mặt và lông mày. Ngoài ra, còn có các vai nịnh, vai yêu tinh và vai hề.
Ngoài theo dõi cốt truyện thông qua múa, hóa trang, phục trang thì hát tuồng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Vì vậy, nó đứng đầu trong “lục tự”, gồm “thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần”. Để thể hiện tối đa tính cách nhân vật, các nghệ sĩ đã sáng tạo ra rất nhiều các loại điệu, như hát nam, hát khách, xướng, thán, oán, ngâm, vịnh, tẩu... Trong mỗi điệu lại có nhiều làn hát khác nhau tùy theo tâm trạng nhân vật để áp dụng vào từng hoàn cảnh. Ví dụ, hát nam thì có nam bình (vui vẻ), nam ai (buồn bã), nam thương, nam pha; hát khách thì có khách đẹp, khách thường, khách thán... Khán giả đến với tuồng thường không chỉ say mê thưởng thức mà còn bình luận từng làn hát, giọng hát của mỗi nghệ sĩ, diễn viên.
Nét độc đáo và đặc trưng của nghệ thuật tuồng là tính ước lệ, được biểu hiện rõ nét nhất phần vũ đạo. Ví dụ, trong lớp tuồng “Mạnh Lương bắt ngựa”, chỉ với khoảng thời lượng ngắn ngủi, không thoại nhưng người nghệ sĩ đã diễn xuất hành động khi Mạnh Lương nhảy vào thành và phát hiện chuồng ngựa, mở cổng, chọn ngựa, thuần phục và dắt ngựa đi một cách điêu luyện, tinh tế và tình cảm.
Xưa, ở các làng xã, trong các dịp lễ tế xuân thu đều có xây chầu và hát bội. Xây chầu, nôm na là đánh trống khai hội. Theo cụ Sơn Nam, lệ xưa, xây chầu gồm ba hồi trống, hồi thứ nhất 80 roi, hồi thứ hai 100 roi và hồi thứ ba 120 roi đánh theo điệu “tiền bần hậu phú”.
HỒNG QUANG NĂM

Không có nhận xét nào: