Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Sinh viên tại chức sẽ về đâu nếu nhà nước không nhận họ?

2010-12-08
Vừa rồi trong kỳ họp HĐND, Sở Nội vụ của thành phố Đà Nẵng có tờ trình về biên chế tuyển công chức mới. Theo đó, từ năm 2011 thành phố này sẽ không tuyển những sinh viên tốt nghiệp tại chức vào làm tại các cơ quan nhà nước.
RFA
Một lớp học ở Đại Học Văn Hóa, Hà Nội

Tuy các thành phố khác chưa nói đến quy chế này, nhưng văn bản này đã gây ra nhiều ý kiến phản ánh. Số phận những sinh viên học hệ tại chức sẽ đi về đâu nếu họ không được làm việc cho nhà nước? 

Giá trị văn bằng tại chức: tùy người đối diện?



Đào tạo tại chức là một dạng đào tạo cho những đối tượng không có điều kiện vào đại học vì không đủ điểm vào trường chính quy hay vì muốn nâng cao nghiệp vụ trong thời gian đi làm việc. Các lớp hệ tại chức thường diễn ra vào buổi tối. Vì đặc điểm này, đối với các cơ quan nhà nước, hệ tại chức như một “cứu cánh” để tiến thân.
Nếu các cơ quan nhà nước không nhận sinh viên tốt nghiệp tại chức vào làm việc thì chắc chắn các công ty tư nhân sẽ là giải pháp. Việc hạn chế môi trường làm việc này cũng làm những sinh viên tốt nghiệp theo hệ tại chức không khỏi lo lắng.
Chị B.Q.P.Nga, tốt nghiệp tại chức ngành Du Lịch, cho biết mình cũng có chút lo lắng nếu các cơ quan nhà nước không nhận sinh viên có văn bằng tại chức. Chị giải thích như sau:
Nó chỉ là bằng tại chức thôi chứ không phải chính quy, nếu nhiều công ty mình xin vô thì có thể có sự phân biệt. Nếu so sánh hai bằng đó thì nó sẽ nhận bằng chính quy nhiều hơn
Chị B.Q.P.Nga
“Nó chỉ là bằng tại chức thôi chứ không phải chính quy, nếu nhiều công ty mình xin vô thì có thể có sự phân biệt. Nếu so sánh hai bằng đó thì nó sẽ nhận bằng chính quy nhiều hơn”.
Khác với Chị Nga, N.T.T. Vy, một nhân viên kế toán, cho biết ý kiến của mình về vấn đề này như sau:
“Mình thấy rất bức xúc. Và mình thấy quan điểm như vậy là quá sai bởi vì không phải đào tạo tại chức là người ta không có
Sinh viên ôn bài tại một quán cà phê trong sân trường Đại học RMIT Sài Gòn. AFP PHOTO
Sinh viên ôn bài tại một quán cà phê trong sân trường Đại học RMIT Sài Gòn. AFP PHOTO
đủ kinh nghiệm làm việc đó, chẳng qua là một lý do nào đó người ta phải đi học tại chức”.
Vy cho biết mình đã có bằng Trung cấp Kế toán và sau một thời gian làm việc, Vy muốn nâng cao nghiệp vụ cũng như muốn thăng tiến trong sự nghiệp mà phải quay lại trường ĐH Kinh tế học hệ tại chức.
Có thể nói, sinh viên tìm tới hệ tại chức được phân làm 3 thành phần chính. Thứ nhất, thành phần không đủ khả năng vào đại học nhưng không muốn học trung cấp hay cao đẳng, họ tìm đến hệ tại chức để có tấm bằng đại học.
Mình thấy rất bức xúc. Và mình thấy quan điểm như vậy là quá sai bởi vì không phải đào tạo tại chức là người ta không có đủ kinh nghiệm làm việc đó, chẳng qua là một lý do nào đó người ta phải đi học tại chức
N.T.T. Vy
Thứ hai, cán bộ nhà nước muốn kiếm một tấm bằng để nâng cao vị trí hay hợp thức hóa vị trí của mình. Thứ ba, những người làm việc cho các công ty tư nhân muốn thăng tiến trong sự nghiệp nhưng không muốn bỏ công việc hiện tại, họ đành tìm đến những lớp học ban đêm của hệ tại chức.
Trong 3 thành phần sinh viên ấy, các sinh viên thuộc nhóm không đủ khả năng vào hệ chính quy sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu họ không được nhận vào các cơ quan nhà nước. Điều này có nghĩa là cơ hội tìm việc của họ sẽ ít đi.
Thực sự luật mới này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mọi người bởi vì những người đã muốn làm cho nhà nước thì không cần phải “lo”, còn đã “lo” thì không ai muốn vào làm ở cơ quan nhà nước
Chị Phương
Tiếp chuyện với chúng tôi, chị Phương, hiện đang học tại chức trường Hoa Sen, từng làm nhiều năm cho nhà nước trước khi làm cho công ty tư  nhân, cho biết thực sự luật mới này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mọi người bởi vì những người đã muốn làm cho nhà nước thì không cần phải “lo”, còn đã “lo” thì không ai muốn vào làm ở cơ quan nhà nước. Chị nói:
“Ở Việt Nam đã muốn làm cho nhà nước thì phải có “gốc” ( những người có người thân làm cho nhà nước). Sợ (không có việc) hay không chưa biết được”.

Giáo viên chính quy - Văn bằng tại chức

Ngoại trừ những người không vào được đại học vì không đủ năng lực, những người làm cho các công ty nhân với đầy đủ khả năng, thường tìm đến hệ tại chức vì muốn vừa nâng cao nghiệp vụ, vừa giữ công việc hiện tại của mình. Chị Vy nói thêm:
“Nói chung sức của người học tại chức với chính quy cũng ngang nhau khi đi học vô chuyên ngành. Nhiều lúc Vy thấy những nhiều học tại chức có chuyên ngành còn giỏi hơn những người học chính quy nữa”.
Nói chung sức của người học tại chức với chính quy cũng ngang nhau khi đi học vô chuyên ngành. Nhiều lúc Vy thấy những nhiều học tại chức có chuyên ngành còn giỏi hơn những người học chính quy nữa
Điều này thoạt tiên nghe có vẻ nghịch lý khi nhiều người quen nhìn hệ tại chức như một cái phao rỗng, nhưng ở một mặt khác điều này cũng không có gì khó giải thích. Có sự phân biệt giữa hệ tại chức và hệ chính quy nhưng không hề có phân biệt giữa giáo viên chính quy hay giáo viên tại chức. Có nghĩa là các sinh viên hệ tại chức vẫn được đào tạo bài bản bởi các giáo viên chính quy. Chị Phương cho biết:
“Thật ra tại chức hay chính quy thì cũng giống  nhau thôi, chẳng qua là giáo viên luân chuyển hết trường này qua trường
Một lớp học tại chức. Source SGGP.org
Một lớp học tại chức. Source SGGP.org
khác. Ví dụ những trường thuộc ĐH Kinh tế thì đào tạo tại chức rất chất lượng vì có nhiều giáo viên có tiếng”.
Chính vì thấy mình không hề thua kém các sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy, sinh viên tại chức tìm cho mình những cơ hội khác ở các công ty trong nước và quốc tế đầy tự tin.
Là một người có trong tay 2 bằng cấp, một là cao đẳng chính quy và một là ĐH tại chức, chị Phương tự tin nói với chúng tôi:
Có sự phân biệt giữa hệ tại chức và hệ chính quy nhưng không hề có phân biệt giữa giáo viên chính quy hay giáo viên tại chức. Có nghĩa là các sinh viên hệ tại chức vẫn được đào tạo bài bản bởi các giáo viên chính quy.
“Khả năng kiếm tiền hay khả năng tư duy thì không liên quan đến chuyện bằng cấp hay đại học đâu. Tức là có những người học rất giỏi, lại siêng năng cần cù làm việc, nghiên cứu sách vở thường xuyên và đậu đại học hay thạc sĩ nhưng khả năng khả năng làm việc đôi khi lại không tốt. Thậm chí những người học tại chức đôi khi lại làm nhiều tiền hơn những người học công lập”.
Khả năng kiếm tiền hay khả năng tư duy thì không liên quan đến chuyện bằng cấp hay đại học đâu. Tức là có những người học rất giỏi, lại siêng năng cần cù làm việc, nghiên cứu sách vở thường xuyên và đậu đại học hay thạc sĩ nhưng khả năng khả năng làm việc đôi khi lại không tốt
Chị Phương
Vấn đề không ở chỗ “chính quy” hay” tại chức” mà nằm ở khả năng giải quyết công việc. Những ai có năng lực làm việc chắc chắn không gặp trở ngại gì nếu các cánh cửa nhà nước không mở ra với họ vì họ có thể gõ các doanh nghiệp tư nhân khác khác.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không phải ai cũng có cơ hội được chứng minh năng lực của họ với người tuyển dụng. Nói cách khác, hồ sơ xin việc của những sinh viên tốt nghiệp tại chức có thể bị gạt ngay từ đầu trước khi họ được gọi phỏng vấn.
Đây là hậu quả của việc lơi lỏng trong công tác kiểm tra chất lượng đào tạo tại chức cảu Bộ Giáo Dục và Đào tạo
Và cuối cùng thì dư luận đã chứng kiến những tác hại từ sự lơi lỏng này đối với những sinh viên không may mắn như thế nào.

Không có nhận xét nào: