Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Việt Nam và Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua đàm phán

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết giải quyết các tranh chấp trên biển Đông và các tranh chấp biên giới khác thông qua các cuộc đàm phán.
“Trung Quốc quan tâm đặc biệt tới mối quan hệ với Việt Nam và sẽ duy trì các mối liên lạc cấp cao, tăng cường sự tin tưởng về chính trị lẫn nhau với Việt Nam và giải quyết một cách hợp lý các vấn đề biên giới và trên biển Đông,” Bộ Ngoại giao và các phương tiện thông tin Trung Quốc dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết.

Ông Ôn Gia Bảo đã thông báo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng Trung Quốc sẽ phối hợp với Việt Nam để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thúc đẩy thương mại, và tăng cường liên kết với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam cũng muốn giải quyết một cách hợp lý vấn đề biển Đông và các vấn đề khác thông qua đàm phán hữu nghị với Trung Quốc, để duy trì phát triển các mối quan hệ song phương.”
Việc xây dựng “đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc là “chính sách nhất quán” của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.
Hai thủ tướng đã có cuộc hội đàm tại thành phố Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, nơi hai nhà lãnh đạo đã tham dự một diễn đàn phát triển kinh tế tại các khu vực tương đối nghèo, nằm sâu trong lục địa miền tây Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, liên quan đến vụ các ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang tránh bão tại Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hôm 14/10 các quan chức Việt Nam đã cáo buộc lực lượng hải quân Trung Quốc đã ngược đãi các ngư dân Việt Nam.
Ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam, cho biết Hiệp hội đang chuẩn bị một công hàm chính thức phản đối Trung Quốc về vụ việc này.
Ông Thắng đã xác nhận các phương tiện thông tin địa phương cho rằng các ngư dân Việt Nam đã bị bắn trong khi họ đang cố gắng tiếp cận Quần đảo Hoàng Sa để tránh cơn bão Ketsana hồi cuối tháng 9, và, sau nhiều ngày trú ẩn trên quần đảo này, họ đã bị lực lượng hải quân Trung Quốc trói và đánh đập trước khi được thả. Ông đã gọi những hành động này là “không thể chấp nhận được.”
Xét cả về lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế, Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể thay đổi của Việt Nam, nhưng đã bị Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm, và một số quốc gia khác tranh chấp chủ quyền.
Căng thẳng về chủ quyền tại biển Đông đã gia tăng kể từ tháng 5, khi các quốc gia trong khu vực đệ trình báo cáo chủ quyền của mình lên Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh đã phản đối các báo cáo của Việt Nam, Malaysia và các quốc gia khác là vi phạm chủ quyền của họ tại khu vực này.

Quyết Thắng (Theo Monstersandcritics)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

"Việt Nam và Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua đàm phán"

Tôi nghĩ đây là cái trò lừa lọc của bọn Tàu (và cả của những người lãnh đạo của VN hiện nay). Cứ việc ký kết "giải quyết qua đàm phán" để rồi có cớ ép không cho người dân Việt Nam đứng lên chống giặc Tàu qua các hình thức tích cực khác mà thôi. Bọn giặc Tàu không cần giải quyết gì ráo. Tại sao chúng lại phải đàm phán để trả lại cái gì chúng đã cướp được và nắm trong tay? Có thằng ăn cướp nào làm chuyện đó đâu, nhất là thằng ăn cướp mạnh hơn kẻ bị cướp. Chúng cứ việc chiếm cứ và không nói gì hết. Thỉnh thoảng, đóng vai "kẻ cả" gọi lãnh đạo VN qua trình diện hay phái người qua thăm VN. Hai bên nêu cao Tình Hữu NGhị 16 chữ vàng (khè) và rồi lãnh đạo VN lại có dịp cười toe toét, bắt tay chụp hình và tiếp tục .........im re, vỗ về dân đen "để đó, chính phủ sẽ đàm phán vì đã ký kết như thế". Ký kết là để ký và mỗi lần Tàu khơi động một kế hoạch gì ở HS-TS thì Nguyễn Phương Nga ngồi bật dậy, hùng hồn mở cassette thu sẵn câu "Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cải", mở hết âm lương phát đi phát lại và qua TTXVN loan tải cho dân đen biết, chứng tỏ "nhà nước VN quyết bảo về lãnh hải của Tổ Quốc". Chấm hết. Máy hết pin, ch`ơ thay pin mới rồi sẽ phát tiếp! Ngư dân Việt loạng choạng thì Tàu bắt nhốt, bắt nộp tiền, cuối cùng kiệt quệ và "bỏ nghề đi biển". Đó là chuyện của dân nếu cần thì nhà nước hổ trợ ít tiền để chuyển qua "trồng tỏi"!

Nếu là "thông qua đàm phán" thì trong thời gian đàm phán, không ai có thể tự mình cho mình cái quyền làm chủ để rồi bắt nhốt những ai "xâm phạm". Khi nào chính phủ VN bắt Tàu chấp nhận rằng ngư dân VN có quyền đánh các ở ngư trường của họ ở TS-HS thì thằng dân đen tôi đây mới tin.

Tóm lại đây chỉ là cái trò lừa dân để rồi mai đây "gạo đã thành cơm". LÃnh đạo VN đâu có "kém trí" đâu mà bị Tàu nó lừa. CHỉ là cũng dùng chiêu này để lừa dân thôi. Để mà xem. Cùng lắm Tàu cho lại VN dăm ba cái đảo nhỏ xíu gần VN nhất còn bao nhiêu đảo giàu tài nguyên thì "em hãy dâng cho quan thầy đi". La lối cho lắm thì dân cũng im thôi. Thác Bản Giốc là kinh nghiệm thực tế không thấy sao?

Nhà nước VN hãy can đảm hỏi lòng dân xem dân muốn gì?

Nhân Lê