Làm thế nào để diệt trừ tham nhũng?
Fareed Zakaria
Đây là chỉ số tham nhũng, do Tổ chức Minh bạch Quốc tế nghiên cứu. Các màu đỏ: càng đỏ ở một quốc gia, nói đó càng có nhiều quan chức tham nhũng của mình. Các chỗ màu vàng, lại ít tham nhũng hơn. |
Một trong số bốn người trên hành tinh này phải trả một khoản tiền hối lộ trong năm ngoái. Người ta ước tính: thế giới đã phải chi tới 1 ngàn tỷ Mỹ kim/năm, cho tệ nạn hối lộ/tham nhũng. Riêng Afghanistan, Liên Hiệp Quốc nói rằng hối lộ chiếm một phần tư GDP hàng năm của nước này.
Vì thế, tôi rất tò mò muốn nghe về một ý tưởng sáng tạo đối phó với nạn tham nhũng, từ một trong những nơi bị nạn tham nhũng tràn ngập nhất: Ấn Độ.
Trưởng Cố vấn kinh tế Ấn, nhà kinh tế Kaushik Basu, mới đây đăng trang web cá nhân của mình một bài viết trong đó ông đề nghị thực hiện việc cho hợp thức hóa một số cách thức để hối lộ.
Tham nhũng là một vấn đề lớn và đang tái diễn ở Ấn Độ. Hơn một nửa dân số người Ấn Độ nói rằng họ đã phải trả một khoản tiền hối lộ năm ngoái. Đa số những khoản tiền hối lộ đó, được Kaushik Basu gọi là "hối lộ quấy rối – harassment bribes" – các khoản thanh toán bất hợp pháp để có được dịch vụ cơ bản, như thêm 100 rupee để có được giấy phép lái xe hoặc một giấy phép bình thường.
Đây là những loại hối lộ Kaushik Basu muốn luật chống hối lộ phải thay đổi. Theo luật Ấn Độ hiện nay, cả người cho hối lộ và người lấy tiền hối lộ đều phạm tội. Nếu họ bị bắt, cả hai đều bị xử phạt một số tiền bằng nhau, ví dụ như 100 rupee. Vậy, nhà nước được thu vô 200 rupee.
Kaushik Basu có một đề nghị cấp tiến hơn vì ông đề nghị phạt các quan chức nhân viên nhà nước, người lấy tiền hối lộ, 200 rupee và tha người đưa tiền hối lộ. Vậy, nhà nước thu vô, cũng cùng một lượng tiền phạt, nhưng người đã phải trả tiền hối lộ lại không bị phạt. Thay vào đó, quí vị nhận được tiền hối lộ của quí vị trở lại.
Vậy điều này làm giảm tệ trạng tham nhũng như thế nào?
Lý thuyết trò chơi mô phỏng [game theory simulation] của Kaushik Basu cho thấy hối lộ nói chung sẽ giảm vì những người bị đòi cho hối lộ có thể trả tiền hối lộ và họ vẫn có thể đi khiếu nại mà không lo lắng rằng họ sẽ bị truy tố. Và các nhân viên quan chức tham nhũng nhận hối lộ sẽ biết rằng: nếu họ lấy tiền hối lộ, họ phải đối mặt với hình phạt gấp đôi. Đây là một ý tưởng hấp dẫn. Nó đã bị rất nhiều chỉ trích ở Ấn Độ, nhưng các nhà phê bình không nhận thấy điểm này. Ấn độ cần có tư duy sáng tạo để chữa trị căng bệnh ung thư thối nát của tham nhũng vì nó càng ngày càng tồi tệ hơn nữa, và không chỉ ở Ấn Độ thôi, mà còn các nơi khác, như trong bản đồ dưới đây, cho thấy.
Vậy, nước tham nhũng ít nhất trên thế giới là nước nào? Singapore.
Khoảng năm thập kỷ trước đây, đất nước nhỏ bé này vừa được độc lập, và dù cho có đạt được những thành tựu nhanh chóng, Singapore cũng có một văn hóa baksheesh “xin-cho nhũng nhiễu” ở thế giới thứ ba, như bình thường. Điều đó bị thay đổi dưới thời Lý Quang Diệu. Lý Quang Diệu quyết định trả tiền nhân viên quan chức chính phủ ngang bằng với những người trong khu vực tư nhân. Điều đó tiêu diệt những khích lệ cho các cán bộ muốn tham nhũng.
Nhưng giải pháp Singapore tốn nhiều tiền, nhất là đối với các nước lớn với hệ thống quan liêu lớn, nhưng nó vẫn có thể là một giao kèo có lợi nhiều cho Singapore, khi cứu xét tệ trạng tham nhũng làm tổn hại nhiều đến các nền kinh tế trên thế giới như thế nào.
Một ý tưởng sáng tạo khác đề ra từ Châu Phi. Tỷ phú người Sudan Mo Ibrahim thường tự hỏi tại sao lục địa của mình có nguồn tài sản và tài nguyên thiên nhiên giàu có nhất, nhưng lại là những người nghèo nhất.
Nhận thấy rằng tệ trạng tham những trong cấp lãnh đạo là vấn đề chính. Mo Ibrahim đã cố gắng đề ra các khích lệ dành cho những người lãnh đạo ở cấp quốc gia. Ông lập ra Giải thưởng Ibrahim hàng năm và trao tặng 5 triệu USD cho một nhà lãnh đạo châu Phi, nếu không tham nhũng trong thời gian cầm quyền và rời bỏ chính trường một cách yên ổn. Người đoạt giải thưởng, sau đó, sẽ nhận được thêm $ 200,000/năm, trọn đời.
Đây có phải là một khích lệ tuyệt vời không cho châu Phi? Vấn đề là họ không thể tìm thấy một người, để đề cử vào Giải thưởng Ibrahim năm 2009 và 2010. Ban giám khảo đã từ chối trao giải thưởng cho những người không thực sự xứng đáng.
Điểm chính của đây này không phải là sự vô vọng. Tham nhũng hay hối lộ không phải là phẩm chất văn hóa bẩm sinh. Singapore cho thấy văn hóa có thể thay đổi được mà. Các cuộc nghiên cứu cho thấy những tội ác này là do quán tính.
Nếu tất cả mọi người đều làm như thế, thì mọi người có động cơ để đòi và lấy hối lộ. Nhưng làm thế nào để quí vị đi tới một khối điểm quan trọng khi mọi người cùng ngừng làm việc đó? Khi mà chính sách thông sáng của chính phủ và sự lãnh đạo tốt đẹp từ khu vực tư nhân và công cộng sẽ giúp tệ trạng này giảm bớt đi.
Đây là điều có thể làm được vì đây là năm của sự thay đổi. Và hãy nhớ rằng, cơn nổi giận từ quần chúng chống lại chính phủ trong thế giới Ả Rập năm nay đã được thúc đẩy bởi sự nhận thức rằng các chính quyền họ đã rời xa quần chúng, tàn ác và tham nhũng. Vì vậy, hãy thử những ý tưởng mới lạ hơn, như một trong những ý tưởng của Kaushik Basu ở Ấn Độ.
F. Z.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét