"Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế đất nước" Bà NGUYỄN PHƯƠNG NGA(người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam)
|
"Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế đất nước" Bà NGUYỄN PHƯƠNG NGA(người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam)
|
"Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế đất nước" Bà NGUYỄN PHƯƠNG NGA(người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam)
|
* Trung Quốc với mưu đồ khai thác dầu khí ở biển Đông
Chúng ta có thể khẳng định vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc đến cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thậm chí xét về khoảng cách so với đường cơ sở theo Công ước Luật biển 1982 thì còn dưới 200 hải lý.
Tàu hải quân Việt Nam (phải) truy đuổi hai tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép thềm lục địa phía Nam ngày 27-6-2009 - Ảnh: Lê Đức Dục |
Nhà giàn DK1 và tàu hải quân Việt Nam là chỗ dựa của ngư dân hoạt động ở thềm lục địa phía Nam - Ảnh: Bùi Thanh |
"Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế đất nước" Bà NGUYỄN PHƯƠNG NGA(người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam)
|
Lập luận của Trung Quốc dựa trên yêu sách của họ về đường lưỡi bò. Cho đến nay không có bất cứ nhà nghiên cứu, nhà khoa học nào, kể cả của Trung Quốc, chỉ ra được cơ sở của đường biên giới này.
Việc cắt cáp tàu Bình Minh 02 là hành động hết sức nguy hiểm của Trung Quốc. Họ đã dùng tàu thuyền tuần tra, bắt bớ ngư dân, cấm đánh cá... và bây giờ tiến tới ngăn cản, phá hoại hoạt động bình thường của các nước trong khu vực.
Theo thông lệ quốc tế, Việt Nam có thể gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc về việc này để có giá trị lưu chiểu và đưa vụ việc này ra trọng tài Luật biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời cần có hành động để bảo vệ chủ quyền như kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn... như Malaysia và Philippines đã hành động.
Nếu chúng ta không đấu tranh cương quyết, sẽ làm cho hành động của Trung Quốc tiếp tục leo thang. Việt Nam muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, nhưng điều đó không có nghĩa là không có bất cứ hành động nào để bảo vệ chủ quyền trước các hành vi xâm lấn chủ quyền.
H.GIANG ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét