Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Tổng giám đốc IMF bị cáo buộc tấn công tình dục

 Tường An, thông tín viên RFA

2011-05-16
Nước Pháp chấn động về việc ông Dominique Strauss-Karl bị cáo buộc cưỡng hiếp tình dục
AFP
Tổng giám đốc quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) bị cảnh sát Hoa Kỳ đưa ra khỏi một trạm cảnh sát ở New York vào ngày 15 tháng năm 2011 vì bị tố cáo cưởng bức tình dục một nữ hầu phòng

Tin ông Dominique Strauss-Karl, người Pháp và đang giữ chức Tổng giám đốc quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) bị cảnh sát Hoa Kỳ bắt giữ tại phi trường John Kennedy, New York vào trưa ngày 14-5, chỉ 10 phút trước khi máy bay cất cánh trở về Pháp vì bị tố cáo  cưỡng bức tình dục một nữ hầu phòng 32 tuổi tại khách sạn Sofitel, khu Manhattan, New York như một trái bom nổ vào chính trường Pháp và Quỹ  tiền tệ Quốc Tế ( IMF). Thông tín viên Tường An ghi nhận phản ứng của một số người Việt tại Pháp và gửi về bài tường trình sau đây :

Một dạng ám sát chính trị mới ?

Tin ông Dominique Strauss-Karl bị cảnh sát Hoa kỳ bắt giữ vì bị cáo buộc đã cưỡng bức tình dục một phụ nữ làm việc trong khách sạn nơi ông tạm trú đã làm rúng động cả nước Pháp. Có nhiều ý kiến khác nhau : kẻ tin, người vẫn còn nghi ngại. Riêng trong giới người Việt cư ngụ tại Pháp, từ những người lâu nay vẫn theo dõi sát sao tình hình chính trị Pháp cho đến những người lâu này vẫn thờ ơ với chính trị cũng đều sửng sốt và chú tâm theo dõi diễn biến sự việc.

Ông Vũ Quốc Thúc, Giáo sư luật và kinh tế đã về hưu  kể lại sự bàng hoàng của ông khi nhận được tin này :
Khi mới nghe cái tin đó ai cũng sững sốt, chuyện đó động trời quá, một nhân vật quan trọng như vậy đó mà bị dính vào chuyện như thế này không ai có thể ngờ được. Tôi chưa có thể dự kiến nổi. Quả thật là động trời !
Ông Vũ Quốc Thúc
Khi mới nghe cái tin đó ai cũng sửng sốt, chuyện đó động trời quá, một nhân vật quan trọng như vậy đó mà bị dính vào chuyện như thế này không ai có thể ngờ được. Tôi chưa có thể dự kiến nổi. Quả thật là động trời !

Và đó cũng là tâm trạng của nhà báo Nguyễn văn Huy, cư ngụ tại ngoại ô Paris. Cách đây không lâu, báo chí Pháp đã phanh phui về chuyện ông Dominique Strauss-Karl, một đảng viên đảng xã hội ( Parti Socialiste - PS)  mà lại  đi xe đắt tiền, chủ nhân của hai ngôi nhà sang trọng ở Paris, may bộ áo trị giá 35000 đô-la …v.v. bây giờ lại thêm xì căng đan này, nhà báo Nguyễn văn Huy tỏ vẻ thất vọng nếu đó là một đòn chính trị mà người ta dùng để bôi nhọ ông Dominique Strauss-Karl:

Sáng nay cũng như mọi người, tình cờ tôi bật truyền hình lên tôi như trên trời rớt xuống, tôi thấy bàng hoàng hết sức, tôi nghĩ sai lầm tin tức nào đó. Tại vì cách đây khoảng 1 tuần thì người ta có cái phong trào để hạ thấp uy tín, bôi nhọ ông vì ổng là 1 trong những người trong tương lai sẽ ra tranh cử Tổng Thống.
Thay vì đưa ra những dự án hay chủ trương để thay đổi nước Pháp thì người ta chú trọng đến cái thùng rác coi ổng bỏ cái gì trong đó để biết ổng ăn cái gì.  Trình độ quá thấp, tập trung vào những cái không liên quan gì đến chủ trương chính trị nên sau đó thì tôi nghĩ rằng người ta muốn bôi nhọ ông
Nhà báo Nguyễn văn Huy
Người ta thấy rằng ổng có một mức sống hơi xa hoa chẳng hạn như đi xe Porsche, ở nhà sang hay mặc áo quần đắt tiền. Tôi thấy rằng những cuộc tranh cãi chính trị trong tương lai chỉ nhắm vào bề ngoài tôi thấy rằng tôi hơi buồn cho nước Pháp quá thấp. Thay vì đưa ra những dự án hay chủ trương để thay đổi nước Pháp thì người ta chú trọng đến cái thùng rác coi ổng bỏ cái gì trong đó để biết ổng ăn cái gì.  Trình độ quá thấp, tập trung vào những cái không liên quan gì đến chủ trương chính trị nên sau đó thì tôi nghĩ rằng người ta muốn bôi nhọ ông

Ông Phan văn Song, mục sư và cũng là tiến sĩ luật tại đại học Poitiers thì thất vọng về cá nhân, đạo đức của ông Dominique Strauss-Karl :

Thật tình tôi cảm thấy khó chịu và xấu hổ. Nếu mà cô đó có lả lơi, có dụ dỗ thì ông sẽ (phải) đuổi ra xa, đó là những cái mà tôi không hiểu. Còn ngày hôm nay không biết là ổng có rượt thiệt hay là một cái bẫy rồi người ta đổ thừa rồi ông không đủ bình tĩnh, ông trốn tránh chạy đi. Cái đó làm tôi thất vọng, thất vọng về cá nhân, con người. Ngày hôm qua, ổng là người sáng giá nhất để làm ông Tổng Thống tương lai của nước Pháp thì ngày hôm nay chỉ vì một cái nho nhỏ đó mà tiêu tùng và uổng, uổng là nước Pháp không sử dụng được tài nghệ của ổng vì ổng là người rất giỏi về kinh tế. Ổng lãnh đạo được nước Pháp, vì vậy tôi thất vọng rất nhiều.

Ngày hôm qua, ổng là người sáng giá nhất để làm ông Tổng Thống tương lai của nước Pháp thì ngày hôm nay chỉ vì một cái nho nhỏ đó mà tiêu tùng và uổng, uổng là nước Pháp không sử dụng được tài nghệ của ổng vì ổng là người rất giỏi về kinh tế. Ổng lãnh đạo được nước Pháp, vì vậy tôi thất vọng rất nhiều.
TS luật Phan văn Song
Chị Dung Nghi, thành viên của « Hội những người Việt ( trẻ) của nhóm Cộng Hòa » (Union des Vietnamiens Republicains - UVR) khi nghe tin này thì liên tưởng ngay đến trường hợp của Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Có thể đây là một cái bẫy chăng ? cô thận trọng cho biết :

Thì em có hai suy nghĩ : trước hết là ông này cũng có thể vì ông này cũng đã bị tội này 1 lần rồi , ổng cũng là đàn ông thôi há. Tuy nhiên là 1 politicien ( chính trị gia) nói trên vấn đề đạo đức thì không được đứng đắn cho lắm. Chuyên thứ nhì : em lại nhớ tới chuyện ông Cù Huy Hà Vũ. Cũng có thể ổng bị lâm vào 1 cái bẫy để mà hạ uy tín của ổng. Tuy nhiên chúng ta phải chờ thời gian tới xem coi chuyện ngã ngũ như thế nào trước khi mà mình kết án ổng.

Ngay sau đó, báo chí Pháp đã thăm dò phản ứng của một số người, bà Marie Le Pen, đảng trưởng đảng cực hữu Pháp Front National thì nói rằng « không ngạc nhiên gì khi nghe tin này » trong khi bà Anne Sinclaire, vợ ông Dominique Strauss-Karl, một cựu ký giả của đài truyền hình  thì cho biết « không tin một giây nào về chuyện này » Bà Martine Aubry , chủ tịch đảng Xã Hội – xuât hiện trên truyền hình với vẽ mặt buồn bã và « yêu cầu mọi đảng viên của đảng Xã hội hãy cùng nhau đoàn kết lại và cùng có trách nhiệm với nhau »

Hổ thẹn cho nước Pháp

Riêng trong vùng Val D’oise, nơi mà ông Dominique Strauss-Karl, còn được gọi là Dominique Strauss-Karl đã từng là chủ tịch hội đồng thành phố thì không một ai tin là ông có tội. Ngược lại nghị sĩ đảng Liên Minh vì Phong Trào Nhân Dân (UMP) ông Bernars Debré thì phát biểu trên đài truyền thanh Europe1 « thật hổ thẹn cho nước Pháp »
nghị sĩ đảng Liên Minh vì Phong Trào Nhân Dân (UMP) ông Bernars Debré thì phát biểu trên đài truyền thanh Europe1 « thật hổ thẹn cho nước Pháp »
Ý kiến thăm dò cho thấy cho những suy nghĩ trái luồng với nhau :  có thể đó là sự thật do quá khứ của ông Dominique Strauss-Karl, tuy nhiên cũng không bỏ qua nghi vấn là ông Dominique Strauss-Karl có thể bị gài bẫy vì tài năng cũng như tương lai của ông ta trong chính trường. Riêng Giáo sư Vũ Quốc Thúc, lúc đầu ông nghĩ rằng đó là một cái bẫy, nhưng nhìn kỹ lại mọi chi tiết của diễn biến, ông cũng nghĩ rằng phải có lửa thì mới có khói, ông phân tích :
Mới đầu tôi cũng có nghi ngờ phải chăng đó là một cái bẫy. Thế thì : Ai là kẻ gài bẫy ? Ngày xưa thì bảo phe Cộng sản, chứ bây giờ , thật sự hiện nay Trung Cộng nắm giữ 1 số đo-la rất lớn.

Trong thực tế, ta thấy quyền lợi về tài chánh của Trung cộng cũng không có ngược lại với đường lối của quỹ Tiền Tệ quốc tế, vậy thì dại gì mà gài bẫy như vậy để gây nên một cuộc khủng hoảng tài chánh thì tôi cho rằng giả thuyết gài bẫy nó không đúng với sự thật mà thực tế là tại ông này ổng hơi bê bối.

Đến lúc biết rõ tin tức thì thấy là tại sao ông lại ra đi vội vã như thế, và cảnh sát lại dám lên tận máy bay mời ổng xuống mà ổng phải đi theo thì phải có cái gì khá rõ ràng. Tôi lại không dám đặt vấn đề bảo là bịa đặt ra nữa.

Giáo sư Huy cho rằng có điều gì đó bất thường trong vụ việc này :
Nhưng mà mình là người làm chính trị, mình có chủ trương, tham vọng lâu dài thì phải biết kiềm chế những cảm xúc nhất thời của 1 con người bình thường.
Giáo sư Huy
Thật ra nếu một người như ông Strauss-Karl bị gài bẫy, nói thật ra người nào cũng có thể bị gài bẫy. Chính đàn ông nào thật sự mình đang tắm rửa ra có người đàn bà nào, tôi không biết người đó là ai, làm gì, nhưng mà cái phản ứng tự nhiên của con người là mình có những cái hành động…. Nhưng mà mình là người làm chính trị, mình có chủ trương, tham vọng lâu dài thì phải biết kiềm chế những cảm xúc nhất thời của 1 con người bình thường.

Và đồng thời có những hớ hênh mà 1 người dè dặt bình thường người ta cũng không thể làm, thí dụ như là vội vã ra đi để quên cái điện thoại, điện thoại là dụng cụ để làm việc mà ông ta bỏ quên như vậy tức là ông ta quá sợ sệt hay ông ta có hành động ông ta quá hối hận ông ta phải bỏ chạy. Tôi thấy cái này có cái gì không bình thường.


Ông Dominique Strauss-Karl, năm nay 62 tuổi  đã chứng minh tài năng của ông ta khi lãnh đạo Hội Tiền Tệ Quốc Tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng tài chính trong thời gian vừa qua và dù ông chưa lên tiếng chính thức nhưng mọi người đều nghĩ rằng ông là một gương mặt sáng chói cho cuộc chạy đua vào điện Elysé năm 2012 tới đây. Sự việc ông bị bắt về việc cưỡng bức tình dục, dù cho kết quả sau này chứng minh ông có vô tội hay không thì nó vẫn ảnh hưởng trầm trọng đến con đường chính trị của ông. Tiến sĩ Phan văn Song nhận định :

Cuộc đời kinh tế gia của ổng có thể còn, ổng có thể giữ được chức vụ của quỹ Tiền Tệ, những vai trò chính trị của ông sẽ không còn. Người ta sẽ không còn tin tưởng nữa. Bầu cử nước Pháp, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không bầu cho Strauss-Karl nữa.


Giáo sư Nguyễn văn Huy cũng đồng nhận định như trên :
Ngày này hình ảnh ông ta hoàn toàn bị bôi nhọ, tôi nghĩ rằng ông ta hoàn toàn không có một cơ hội nào để có một chỗ đứng mới trong chính trị Pháp trong tương lai.
Cuộc đời kinh tế gia của ổng có thể còn, ổng có thể giữ được chức vụ của quỹ Tiền Tệ, những vai trò chính trị của ông sẽ không còn. Người ta sẽ không còn tin tưởng nữa. Bầu cử nước Pháp, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không bầu cho Strauss-Karl nữa.
Tiến sĩ Phan văn Song
Nhưng chị Dung Nghi thì nghĩ rằng, biết đâu có thể ảnh hưởng sẽ ngược lại :
Nếu mà ở bên Mỹ là đời ổng xong rồi đó ! Trong khi bên Pháp thì có thể Tây nó pardonner ( tha lỗi) có nghĩa là nó nghĩ : Ôi, thì ông này cũng là người thôi, cũng là đàn ông mà. Em nghĩ dám có đứa nó còn bênh cho ổng nữa. Nếu mà là bên gauche (phe tả) em nghĩ có nghĩ đây là 1 thủ đoạn của bến droite (phe hữu), nó còn bênh mạnh cho ông nữa. Cũng có thể là đời chính trị của ông nó tàn rồi, nhưng cũng có thể nhờ cái đó mà cuộc đời chính trị của ông còn trội hơn nữa. Tuy nhiên, đối với em, một người chính trị mà như vậy thì em không bầu cho người đó !  


Theo Giáo sư Vũ Quốc Thúc, vụ việc này sẽ có ảnh hưởng trầm trọng đến thị trường chứng khoán, ông nói :
Trên thị trường chứng khoán, khi người ta mất tín nhiệm thì lãi suất sẽ lên nhiều lắm. Cái khu vực đồng euro này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, nhưng chưa biết ảnh hưởng như thế nào thôi.


Bên cạnh những thành công trên chính trường, đời tư ông Dominique Strauss-Karl đã là một đề tài gây xôn xao dư luận như việc ông có quan hệ với một bà Piroska Nagy, một kinh tế gia người Hungarie của IMF . Như chưa hết sóng gió cho ông Dominique Strauss-Karl, hôm qua, ngày 15 tháng 5 báo Paris Normandie lại đưa tin cô Tristane Banon, ký giả và cũng là nhà văn cũng bị ông Dominique Strauss-Karl cưỡng bức tình dục vào năm 2002.

Cơn chấn động chính trị của nước Pháp sẽ còn kéo dài. Người dân Pháp đang chờ đợi những  chi tiết mới chung quanh vụ việc này, tuy nhiên đa số ý kiến đều cho rằng dù tòa tuyên án có tội hay không , ông Dominique Strauss-Karl cũng đã đi đến đường cùng trong cuộc đời chính trị của ông.

Không có nhận xét nào: